Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

22 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 191
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 7 trang tài liệu Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN Lớp: …………………………………….; Mã sv: …………… Khoa: …………………………………………………………. Khóa năm: 20… - 20… GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ……………………………… Hải Phòng - 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài...............................................................................1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2 4. Kết cấu của tiểu luận...............................................................................2 NỘI DUNG................................................................................................3 I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH3 1.1. Quan điểm phi mác-xít về vấn đề gia đình..........................................3 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình...................5 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VÀO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY....................11 2.1. Thực trạng vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay..................................11 2.2. Định hướng vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải quyết vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay............................................................16 KẾT LUẬN..............................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................20 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác-Lê nin là một bộ phận không thể tách rời và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội. Triết học Mác-Lê nin giúp chúng ta có thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh gia đình luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia - dân tộc. Chính vì vậy, gia đình và vấn đề gia đình đã và đang là nội dung được quan tâm nghiên cứu, trong đó, quan điểm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lê nin có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề gia đình, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của gia đình và vấn đề gia đình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vấn đề gia đình ở nước ta vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới lầm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng do tác động của đại dịch Covid-19. Sự cạnh tranh giữa các nước về kinh tế, thị trường, nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao ngày càng gay gắt. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn với mọi quốc gia. Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế và niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn, có mặt gay gắt hơn. Nền kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc phát triển văn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường còn có biểu hiện chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày càng đặt ra yêu cầu cao. Tình hình đó càng đòi hỏi phải tiếp tục “thực hiện các chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh” 1, nhằm phát huy nguồn lực con người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình và liên hệ thực tiễn Việt Nam” có ý nghĩa sâu sắc. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập I, tr.69 1 1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình; liên hệ thực tiễn vấn đề gia đình ở Việt Nam, đề xuất một số định hướng vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải quyết vấn đề gia đình ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình; Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, bất cập về vấn đề gia đình ở Việt Nam; Đề xuất một số định hướng vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải quyết vấn đề gia đình ở Việt Nam hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình; liên hệ thực tiễn ở Việt Nam từ khi tiến hành đổi mới đất nước (năm 1986) đến nay. 4. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 02 phần: I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình II. Thực trạng vấn đề gia đình và một số định hướng vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin vào giải quyết vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay 2 NỘI DUNG I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH 1.1. Quan điểm phi mác-xít về vấn đề gia đình Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là đơn vị kết cấu cơ bản nhất của xã hội, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định của xã hội, với đạo đức và cuộc sống của con người. Nho giáo cho rằng: “Gốc của thiên hạ ở nước; gốc của nước ở nhà; gốc của nhà ở mỗi người (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân)”2. Đi tìm cơ sở tự nhiên của con người, Nho giáo đã chỉ ra những quan hệ cơ bản rường cột gọi là tam cương gồm có: quan hệ quân - thần, quan hệ phu - thê, quan hệ phụ - tử; năm quan hệ cơ bản gọi là ngũ luân: bao gồm ba quan hệ trên cộng thêm quan hệ huynh - đệ, quan hệ bằng hữu. Như vậy, hơn nửa các mối quan hệ ấy thuộc phạm vi quan hệ gia đình. Thực hiện tốt những nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với các quan hệ xã hội ấy là đi trên con đường chính đạo. Trung - hiếu - nhân - nghĩa - lễ - trí - tín cũng từ ấy mà ra. Gia đình là nơi tu dưỡng, rèn luyện những đức căn bản của con người. Trong gia đình con người ứng xử, hành động tuân theo lễ. Qua lễ, con người mới có thể biết được như thế nào là có hiếu với cha mẹ, là kính với người trên, là từ đễ với anh em thân thích, là bạn hiền của bằng hữu, là nhân với người xung quanh, là tín thực với thân thuộc. Như vậy, gia đình là nơi rèn luyện đạo làm người. Mặt khác, Nho giáo cũng nhấn mạnh việc mọi nhà ổn định, xây dựng gia đình lành mạnh là cơ sở để củng cố đất nước. Nho giáo quan niệm, gia là cái nhà nhỏ, nước là cái nhà to; gia đình là xã hội thu nhỏ, là gốc của quốc gia. Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận. Kinh sách đạo Nho viết: “Một nhà nhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu. Một nhà lễ nhượng thì cả nước dấy lên lễ nhượng (Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân; nhất gia nhượng, nhất quốc hưng nhượng)”3. Vì thế, muốn trị quốc thì trước hết phải yên nhà. Gia đình là nơi tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi thử thách đối với người quân tử. Người quân tử muốn “trị quốc” thì trước hết phải “tu thân” và “tề gia”, tức là bậc quân tử trước hết phải làm cho nhà mình tề chỉnh thì dân chúng mới làm theo, do đó mà tề chỉnh được mọi nhà dân, trị yên được cả nước. Nho giáo là một học thuyết lấy căn cứ vào gia đình làm xuất phát điểm để hình dung thế giới, với mục tiêu xây dựng mô hình gia đình êm ấm để đạt được xã hội lý 2 3 Mạnh tử - Tập hạ, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.13. Đại học, Trung dung, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.20 3 tưởng. Gia đình trong quan niệm Nho giáo là gia đình phụ quyền, Nho giáo không bàn tới gia đình có phụ nữ làm chủ. Khác với triết học phương Đông, các nhà triết học phương Tây cổ, trung đại ít đề cập đến vấn đề gia đình, và cũng có những quan niệm khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn, Platon cho rằng, để khắc phục tình trạng phân chia giàu nghèo thì cần phải xóa bỏ gia đình và tư hữu. Ngược lại, Arixtốt lại đề cao vai trò của gia đình đối với nhà nước, xã hội và con người. Ông cho rằng, nhà nước chỉ xuất hiện khi có sự giao tiếp về lợi ích giữa nhiều gia đình và họ hàng về một cuộc sống đầy đủ và hoàn thiện. Gia đình và cá nhân là “thiên chức tự nhiên” của nhà nước, vì vậy con người về bản chất phải thuộc về nhà nước, vượt ra ngoài khuôn khổ nhà nước thì con người không phải là con người phát triển về đạo đức hoặc đó là động vật, hoặc đó là thượng đế 4. Ông cho rằng, nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình, chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình. Xôcrát cũng đề cao vai trò của gia đình khi ông so sánh việc quản lý nhà nước cũng như quản lý gia đình. Theo ông, “khi không biết cai quản một gia đình thì làm sao có thể cai quản được cả vạn hộ”5 Nhà triết học cổ điển Đức Hê-ghen cũng gắn vai trò của gia đình với nhà nước. Ông cho rằng, gia đình và xã hội công dân chịu sự chỉ đạo của nhà nước, chỉ có nhà nước là sự thực hiện tự do. Nhờ nó, gia đình và xã hội công dân được bảo tồn, đời sống xã hội cũng như mâu thuẫn giai cấp mới được điều hòa. Nhìn chung, các nhà triết học phương Tây ít chú ý đến vấn đề gia đình, hoặc chỉ đề cập đến gia đình và vai trò của nó khi bàn đến nhà nước, hôn nhân và chế độ sở hữu. Từ thế kỷ XVIII cho đến thế kỷ XX, khi các phong trào nữ quyền, các học thuyết triết học nữ quyền xuất hiện và lan rộng, quan niệm về bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình được quan tâm thì vấn đề vai trò của gia đình cũng được đề cập đến nhiều hơn. Các nhà nữ quyền đã dùng cách tiếp cận giới là phương pháp then chốt để nghiên cứu gia đình. Gia đình được coi là thiết chế trung tâm của sự áp bức giới và là cội nguồn của các hình thức áp bức khác đối với phụ nữ trong xã hội. Khác với phương pháp tiếp cận truyền thống coi gia đình là một thiết chế phổ biến, một yếu tố tự Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng cho các trường cao đẳng và đại học), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.74. 5 Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.108-109. 4 4 nhiên mang tính sinh học, một đơn vị thống nhất và cùng có chung một lợi ích trong đó sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, chăm sóc các thành viên là “thiên chức” của người phụ nữ, các nhà nữ quyền đã đi sâu phân tích những mối quan hệ bên trong gia đình và những trải nghiệm của phụ nữ trong phạm vi gia đình. Do vậy, gia đình có vai trò to lớn ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới và vai trò của người phụ nữ. Theo chủ nghĩa nữ quyền, gia đình phục vụ lợi ích của chế độ gia trưởng, lợi ích của đàn ông. Người đầu tiên đưa ra quan điểm gia đình phục vụ lợi ích của chế độ gia trưởng là nhà triết học và xã hội học người Pháp Simone de Beauvoir. Theo ông, thiết chế gia đình, đơn vị cơ sở của xã hội là một thiết chế có tính gia trưởng nhất, và gia đình cũng có một vị trí quan trọng trong việc xã hội hóa thế hệ tiếp theo về các giá trị gia trưởng. Đối với các nhà nữ quyền, gia đình không phải là một nguyên khối thống nhất. Mỗi thành viên gia đình có những trải nghiệm khác nhau về cuộc sống gia đình do vị trí, vai trò khác nhau của họ trong gia đình. Những thành viên đó với những hoạt động và quyền lợi khác nhau trong quá trình tương tác sẽ tiến tới xung đột, mâu thuẫn với nhau. Gia đình cũng không phải là một yếu tố tự nhiên mang tính chất sinh học có tính phổ biến mà là kết quả của quan hệ xã hội và hoàn toàn có thể thay đổi. Như vậy, xem xét gia đình với những quan điểm khác nhau, từ các góc độ khác nhau, mục đích khác nhau… trong lịch sử cho thấy vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng. 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và vai trò của gia đình là sự kế thừa có bổ sung những tư tưởng trước đó, vì vậy cái nhìn về vai trò của gia đình ở đây trở nên khách quan, toàn diện hơn, phản ánh chân thực về sự vận động, biến đổi cũng như vai trò của gia đình trong xã hội. 1.2.1. Về khái niệm gia đình Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác đã đưa ra quan niệm về gia đình: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình… Sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái - biểu hiện ra là một quan hệ song trùng; một mặt là quan hệ tự nhiên, 5

Tài liệu liên quan

Tiệu Luận Hiểu Biết Chung Về Các Quân, Binh Chủng Trong Quân Đội

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG TRONG…
12 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 106
Lượt tải: 0

tiểu luận Phản Bác Quan Điểm Sai Trái Sau Việt Nam Đánh Pháp, Mỹ, Nhật Là Đã Đánh Đuổi Ba Nền Văn Minh

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ BÀI: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề dân tộc,…
7 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 86
Lượt tải: 0

Tiệu Luận Vai Trò Của Nhận Thức Đối Với Thực Tiễn Liên Hệ Bản Thân

Tiệu Luận Vai Trò Của Nhận Thức Đối Với Thực Tiễn Liên Hệ Bản Thân Thực tiễn và vai trò của nhận thức đối với thực tiễn. Liên hệ bản…
10 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 97
Lượt tải: 0

Bài Thu Hoạch Triết Học Phương Tây Bạn Hương Nhủ

Bài Thu Hoạch Triết Học Phương Tây Bạn Hương Nhủ dành cho các bạn đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành triết học phương tây
26 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 61
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Lí Luận Mác Lênin Về Vấn Đề Việc Làm, Thất Nghiệp, Lạm Phát Và Sự Vận Dụng Nội Dung Trên Của Sinh Viên

Tiểu Luận Lí Luận Mác – Lênin Về Vấn Đề Việc Làm, Thất Nghiệp, Lạm Phát Và Sự Vận Dụng Nội Dung Trên Của Sinh Viên dành cho các bạn…
13 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 08/12/2023
Lượt xem: 88
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 293
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 293
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 208
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 191
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 191
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 167
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 156
Lượt tải: 0