Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Chọn Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Cần Thơ

5/5 - (1 bình chọn)

Luân Văn Thạc Sĩ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Chọn Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Kỹ Thuật Cần Thơ Của Học
Sinh Trung Học Phổ Thông- Xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.3- Kiểm định sự khác biệt trong ý định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.- Dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị cho việc thu hút học sinh trung học phổ thông của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ.

139 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 08/12/2023
Lượt xem: 77
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Chọn Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CẦN THƠ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CẦN THƠ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại Mã số: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH MINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông” là thành quả của chính tôi. Tôi đảm bảo kết quả nghiên cứu và số liệu thu thập được trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, ngày 19 tháng 09 năm 2018 Người thực hiện Nguyễn Thị Hoàng Yến MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1 1.1. Lý do thực hiện đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 4 1.6.1. Ý nghĩa về mặt học thuật .......................................................................... 4 1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .......................................................................... 4 1.7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 6 2.1. Các khái niệm nghiên cứu ............................................................................... 6 2.2. Các lý thuyết có liên quan ............................................................................... 7 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) .......................... 7 2.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) ........................... 8 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan ................................................................ 10 2.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................... 10 2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................... 11 2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất ................................. 14 2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 14 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 23 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 23 3.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 26 3.2.1. Điều chỉnh mô hình đề xuất và xây dựng thang đo dự kiến ................... 26 3.2.2. Mô hình điều chỉnh và thang đo ............................................................. 27 3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................ 32 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................ 32 3.4.1. Kích thước mẫu ...................................................................................... 32 3.4.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu ........................................... 33 3.4.3. Làm sạch và mã hoá dữ liệu ................................................................... 34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 40 4.1. Thống kê mô tả mẫu ...................................................................................... 40 4.1.1. Giới tính.................................................................................................. 40 4.1.2. Học lực ................................................................................................... 41 4.1.3. Lĩnh vực yêu thích .................................................................................. 42 4.1.4. Khu vực mà gia đình đang sinh sống ..................................................... 43 4.2. Thống kê mô tả biến ...................................................................................... 45 4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo ......................................................................... 49 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 53 4.4.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập ....................................................... 53 4.4.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ......................................................... 57 4.5. Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo............................................. 58 4.6. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................... 58 4.6.1. Phân tích tương quan Pearson ................................................................ 58 4.6.2. Phân tích hồi quy .................................................................................... 61 4.7. Kiểm định các giả thuyết ............................................................................... 66 4.8. Kiểm định sự khác biệt .................................................................................. 67 4.8.1. Sự khác biệt theo giới tính ...................................................................... 67 4.8.2. Sự khác biệt theo Học lực ...................................................................... 68 4.8.3. Sự khác biệt theo Lĩnh vực yêu thích ..................................................... 68 4.8.4. Sự khác biệt theo khu vực mà gia đình đang sinh sống ......................... 68 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 71 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 71 5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................... 72 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt THPT: Trung học phổ thông Tiếng Anh TRA: Theory of Reasoned Actions TPB: Theory of Planned Behavior SPSS: Statistical Package for the Social Sciences EFA: Exploratory Factor Analysis VIF: Variance Inflation Factor DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.............................. 29 Bảng 4.1: Bảng phân bố mẫu theo Giới tính .......................................................... 40 Bảng 4.2: Bảng phân bố mẫu theo Học lực ............................................................ 41 Bảng 4.3: Phân bố mẫu theo Lĩnh vực yêu thích ................................................... 42 Bảng 4.4: Phân bố mẫu theo Khu vực mà gia đình đang sinh sống ....................... 44 Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả biến .................................................................. 46 Bảng 4.6: Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ............................................ 50 Bảng 4.7: Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ....................................... 55 Bảng 4.8: Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ......................................... 57 Bảng 4.9: Kết quả phân tích tương quan Pearson .................................................. 59 Bảng 4.10: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình.................................. 62 Bảng 4.11: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................ 62 Bảng 4.12: Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy ............ 63 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình Thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein ........................ 8 Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định của Ajzen ................................................ 9 Hình 2.3: Mô hình quyết định dự thi vào đại học .................................................... 12 Hình 2.4: Mô hình quyết định dự thi vào trường đại học ......................................... 13 Hình 2.5: Mô hình quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT ................. 14 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 21 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 24 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................ 28 Hình 4.1: Phân bố mẫu theo Giới tính ...................................................................... 41 Hình 4.2: Phân bố mẫu theo Học lực ....................................................................... 42 Hình 4.3: Phân bố mẫu theo Lĩnh vực yêu thích ...................................................... 43 Hình 4.4: Phân bố mẫu theo Khu vực mà gia đình đang sinh sống ......................... 44 Hình 4.5: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ...................................................................... 65 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do thực hiện đề tài Cùng với tăng trưởng kinh tế, hệ thống giáo dục Việt Nam cũng trải qua những thay đổi lớn lao. Sự hình thành khu vực tư trong Giáo dục đại học đã tạo ra một xu hướng mới, đó là sự cạnh tranh giữa các trường. Áp lực cạnh tranh buộc các trường công và tư phải tìm kiếm những chiến lược nhằm thu hút sinh viên trong phân khúc của mình. Việt Nam có nhiều cơ sở giáo dục cho các em học sinh sau khi kết thúc trung học. Đây là một thuận lợi cho các em học sinh đưa ra lựa chọn những trường, ngành nghề mà mình yêu thích để theo học. Ngoài sự lựa chọn bậc Đại học thì các học sinh có thể chọn bậc Cao đẳng hay trung cấp. Các bậc Cao đẳng đã chuyển sang hướng giáo dục nghề nghiệp, đào tạo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và chương trình đào tạo bắt buộc phải gắn với doanh nghiệp. Hướng đi này giúp cho các trường Cao đẳng có sự khác biệt so với các trường Đại học, đây là điểm thu hút học sinh có mong muốn được thực hành các lý thuyết đã học trong lớp. Tại Cần Thơ có 89 cơ sở giáo dục nghề trong đó có 10 trường Cao đẳng (Số liệu thống kê Bộ lao động – Thương binh và xã hội, 2018) đào tạo các ngành nghề có sự trùng lặp nhau vì thế tính cạnh tranh của môi trường giáo dục Cao đẳng ngày càng thể hiện rõ nét về các mặt như chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng của đội ngũ giảng viên,... Sự cạnh tranh giữa các trường Cao đẳng trong việc thu hút sinh viên đòi hỏi các trường cần hiểu được những gì ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên là yếu tố quyết định sự thành công trong cạnh tranh nhằm thu hút người học. Ngày nay, người học thường gặp khó khăn khi đưa ra quyết định chọn trường như: trường nào phù hợp với khả năng, sở thích của mình; không biết chính xác mình muốn gì nên có nhiều bậc cha mẹ làm thay cho con cái. Bên cạnh đó lại có thêm ý kiến của những người khác mang tính chất tham khảo hoặc xu hướng chung của bạn bè tìm đến các trường có danh tiếng. Hoặc người học chỉ chọn trường dựa vào cảm 2 tính, không có sự tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cần thiết về trường thi tuyển để rồi đưa đến tình trạng thái độ không tốt trong việc học, bỏ học giữa chừng, tốt nghiệp không có việc làm, không tâm huyết với nghề nghiệp khiến cho người học càng ngày càng lúng túng khi chọn trường. Cụ thể năm 2017 có khoảng 237.000 người có trình độ đại học cao đẳng thất nghiệp, tăng gần 54.000 người so với cùng kỳ năm 2016. (Số liệu thống kê Bộ lao động – Thương binh và xã hội, 2018) Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đã chuyển sang hướng đào tạo nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Dưới áp lực cạnh tranh tuyển sinh gay gắt, tình hình tuyển sinh khá khó khăn, số lượng tuyển sinh ngày càng giảm (Báo cáo tổng kết kết quả đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ qua 3 năm 2015-2017). Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề chọn trường của học sinh nhưng đa số đều là nghiên cứu cho trường đại học, chưa có nghiên cứu cho các trường cao đẳng, đặc biệt là cao đẳng theo hướng nghề. Thêm vào đó các nghiên cứu này được thực hiện tại Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang. Tại Cần Thơ – trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục lớn, có tên tuổi và bề dày kinh nghiệm giảng dạy, vẫn chưa có nghiên cứu được thực hiện, đặc biệt là tại trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút đủ số lượng thí sinh đăng ký vào trường Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, tìm ra các phương án giải quyết cho tình trạng tuyển sinh ngày càng suy giảm ở thời điểm hiện tại là một yêu cầu rất cần thiết. Chính vì những lý do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông. 3 - Kiểm định sự khác biệt trong ý định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông. - Dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị cho việc thu hút học sinh trung học phổ thông của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh trung học phổ thông? - Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định chọn trường của học sinh trung học phổ thông? - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ làm gì trong việc thu hút học sinh trung học phổ thông?
 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông. - Đối tượng khảo sát là những học sinh lớp 12 đang theo học các trường trung học phổ thông. - Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn Thành phố Cần Thơ. - Thời gian nghiên cứu: được thực hiện từ tháng 03/2018 – tháng 09/2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp - kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu được thực hiện theo bốn giai đoạn: (1): nghiên cứu định tính với cán bộ tuyển sinh, (2): nghiên cứu định tính với học sinh THPT, (3) nghiên cứu định lượng sơ bộ và (4): nghiên cứu định lượng chính thức. 4 - Nghiên cứu định tính với cán bộ tuyển sinh: được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo cho các khái niệm nghiên cứu. - Nghiên cứu định tính với học sinh THPT: được thực hiện thông qua thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu nhận thức của họ về vấn đề nghiên cứu, điều chỉnh thang đo, từ đó hoàn thành thang đo dự kiến. - Nghiên cứu định lượng sơ bộ: phỏng vấn các đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết để cấu trúc lại mô hình nghiên cứu và hoàn chỉnh thang đo dự kiến. Từ đó; xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định lượng chính thức: phỏng vấn các đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 1.6. Ý nghĩa của đề tài 1.6.1. Ý nghĩa về mặt học thuật Kết quả nghiên cứu góp phần chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định chọn trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông, bên cạnh đó, nghiên cứu có thể được sử dụng như nguồn tham khảo cho những cơ sở giáo dục quan tâm đến vấn đề này, hay mở ra hướng mới cho những nghiên cứu tiếp theo. 1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu là một trong những căn cứ để Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ nhận ra nhân tố nào ảnh hưởng đến học sinh khi ý định chọn trường để theo học, để từ đó thực hiện các giải pháp để thu hút học sinh đăng ký hơn, Các kết quả của nghiên cứu là nguồn tham khảo cho các trường cao đẳng đưa ra biện pháp cải thiện vấn đề tuyển sinh. 1.7. Kết cấu của luận văn Cấu trúc của luận văn được chia thành 05 chương, bao gồm: Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5 Nội dung chương 1 trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, gồm có cơ sở đặt ra vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này đưa ra khung lý thuyết liên quan đến ý định chọn trường. Sau đó, một số mô hình nghiên cứu trước đây được dẫn chứng và giải thích để làm cơ sở biện luận các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Chương 3 trình bày quá trình thiết kế phương pháp nghiên cứu bao gồm quy trình nghiên cứu, cách thức nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nội dung chương 4 trình bày và phân tích các kết quả nghiên cứu bao gồm kiểm định thang đo cho các biến, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính và kiểm định sự khác biệt, các giả thuyết nghiên cứu. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Chương 5 trình bày kết luận và hàm ý quản trị để trường tuyển sinh hiệu quả. Chương này cũng nêu ra hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm nghiên cứu Ý định là một động từ, chỉ việc có ý kiến dứt khoát về việc làm cụ thể nào đó, là kết quả lựa chọn một trong các khả năng, sau khi đã có sự cân nhắc. (Hoàng Phê, 2018) Trường cao đẳng là một loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Đây là trường đào tạo trình độ sau trung học nhưng thấp hơn bậc đại học, gọi là bậc cao đẳng, hệ cao đẳng, hay giáo dục cao đẳng. Các trường cao đẳng tuyển những người có bằng trung học phổ thông hoặc tương đương, và có chương trình đào tạo dài khoảng ba năm. Sinh viên học xong cao đẳng có thể tham gia thi tuyển để được chọn vào học “liên thông” lên bậc đại học ở một số trường đại học. (Luật Giáo dục, 2005) Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác. (Luật Giáo dục, 2005) Chọn trường: là một quá trình phức tạp, đa giai đoạn trong đó một cá nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục giáo dục chính quy sau khi học trung học, tiếp theo sau đó bởi một ý định theo học một trường đại học cụ thể, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tố chức hướng nghiệp tiên tiến. (Hossler và các cộng sự, 1987) Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trường và tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước. (Hossler và các cộng sự, 1989) Tư vấn hướng nghiệp là sự giúp đỡ về nghề nghiệp, định hướng học cao hơn sau khi học xong THPT giúp học sinh hiểu rõ nghề nghiệp và chọn được ngành học

Tài liệu liên quan

Tiểu Luận Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Tiểu Luận Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm, vị trí vai trò như thế nào…
10 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 77
Lượt tải: 0

Phân Tích Tính Đa Dạng Của Các Nước Đang Phát Triển.Vận Dụng Tại Việt Nam

Tiểu luận phân tích tính đa dạng của các nước đang phát triển.vận dụng tại việt nam. Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày sự hiểu biết của mình về…
10 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 15/12/2023
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0

Tiểu luận Phân Tích Mở Rộng,Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Đối Ngoại

Tiểu Luận :Giải Pháp Tiếp Tục Mở Rộng, Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Đối Ngoại, Tích Cực, Chủ Động Hội Nhập vấn đề “Nhiệm vụ mở rộng, nâng cao…
16 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 55
Lượt tải: 0

Tiêu Luận Tình Huống Về Quyền Tác Giả Có Yếu Tố Nước Ngoài

Tiêu Luận Tình Huống Về Quyền Tác Giả Có Yếu Tố Nước Ngoài Sưu tầm một tình huống/vụ việc có thật hoặc xây dựng một tình huống/vụ việc giả định…
8 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 44
Lượt tải: 0

Khóa Luận Vai Trò Của Một Số Chủ Thể Tham Gia Thị Trường Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Việt Nam

Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Của Một Số Chủ Thể Tham Gia Thị Trường Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Việt Nam Trên cơ sở…
9 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 69
Lượt tải: 0

Solutions To Develop Sales By E Commerce In Vietnam

Giải Pháp Phát Triển Bán Hàng Bằng Thương Mại Điện Tử Tại Việt Nam Solutions To Develop Sales By E-Commerce In Vietnam During the writing of this graduation thesis, I…
77 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 09/12/2023
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 238
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0