Khảo Sát Thực Trạng, Sử Dụng Nhóm Thuốc Tim Mạch Ap Dụng 04 Phương Pháp Của Thông Tư 212013Byt Tại Bệnh Viện Da Khoa Dức Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Khảo Sát Thực Trạng, Phân Tích Sử Dụng Nhóm Thuốc Tim Mạch Ap Dụng 04 Phương Pháp Của Thông Tư 21/2013/Byt Tại Bệnh Viện Da Khoa Dức Giang dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm đề án ngành Dược Sỹ
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu Khảo Sát Thực Trạng, Sử Dụng Nhóm Thuốc Tim Mạch Ap Dụng 04 Phương Pháp Của Thông Tư 212013Byt Tại Bệnh Viện Da Khoa Dức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH SỬ DỤNG NHÓM THUỐC TIM MẠCH ÁP DỤNG 04 PHƯƠNG PHÁP CỦA THÔNG TƯ 21/2013/BYT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC ĐỖ KHÁNH LINH GVHD :Phạm Minh Hưng. Dấu 2 chấm liền luôn Sau GVHD. Cuối Phạm Minh Hưng không có dấu chấm HÀ NỘI 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH SỬ DỤNG NHÓM THUỐC TIM MẠCH ÁP DỤNG 04 PHƯƠNG PHÁP CỦA THÔNG TƯ 21/2013/BYT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC ĐỖ KHÁNH LINH GVHD dự kiến : Phạm Minh Hưng Nơi thực hiện đề tài: Bệnh viện đa khoa Đức Giang Thời gian thực hiện: Từ 02/01/2022 đến 08/6/2022 HÀ NỘI 2023 Lời cảm ơn Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Phạm Minh Hưng, bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Phenikaa, thầy là người đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cần bổ sung Ban Lãnh đạo BVĐK Đức Giang, khoa Dược, trưởng khoa dược (họ và tên) và ds lâm sàng (họ và tên) của bệnh viện Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng khoa học thông qua đề cương (không cần thiết) hội đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh khóa luậntốt nghiệp (dấu cách giữa các từ) chuyên ngành Dược học. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình cùng các anh chị em và bạn bè đã động viên, cổ vũ, chia sẻ với em, giúp đỡ em về mặt tinh thần trong suốt quátrình thực hiện đề tài nghiên Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên ĐỖ KHÁNH LINH cứu. Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 PHẦN 1. TỔNG QUAN.............................................................................................3 1.1 Khái niệm bệnh tim mạch..................................................................................3 1.2 Các nhóm thuốc điều trị các bệnh lý tim mạch ...............................................12 1.3 Tổng quan quản lý sử dụng thuốc hợp lý........................................................21 1.4 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc.................................................24 1.5 Giới thiệu chung về Bệnh viện đa khoa Đức Giang........................................32 PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................34 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................................................34 2.2 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................34 2.3 Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................35 PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.....................................................................37 3.1 Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2022 khi áp dụng phân tích 04 phương pháp theo Thông tư 21/2013/TT-BYT bằng thủ công và công cụ phân tích.............................................37 3.2 Phân tích tồn tại của phương pháp thủ công và đề xuất cải tiếnviệc phân tích sử dụng thuốc............................................................................................................53 3.3 Đánh giá hiệu quả của giải pháp đề xuất.........................................................54 3.4 Bàn luận...........................................................................................................55 PHẦN 4. 4.1 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................57 Kết luận............................................................................................................57 Qua thời gian thực hiện, đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra, cụ thể:.......57 4.2 Kiến nghị.........................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................60 PHỤ LỤC......................................................................................................................63 Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Chữ viết tắt CVD Chữ đủ Cardiovascular disease Chú giải Bệnh tim mạch DHP Dihydropyridin Dihydropyridin WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới BV Bệnh viện Bệnh viện HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị Hội đồng thuốc và điều trị ABC ABC analysis VEN Vital, Essential, non-Essential medicines Phân loại thuốc theo ngân sách Phân loại thuốc theo yếu tố ưu tiên điều trị DDD Define daily dose Liều xác định trong ngày DU 90% Drug utilization index 90% số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc Danh mục các bảng Bảng 1.1 Các mục tiêu tự nguyện toàn cầu về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm..............................................................................................................9 Bảng 1.2 Các chế phẩm Nitrat hữu cơ..........................................................................13 Bảng 1.3 Nhóm β-Blocker............................................................................................14 Bảng 1.4 Thuốc ức chế kênh Calci................................................................................15 Bảng 1.5 Thuốc trị loạn nhịp tim..................................................................................16 Bảng 1.6 Thuốc lợi tiểu.................................................................................................16 Bảng 1.7 Thuốc trị tăng huyết áp..................................................................................17 Bảng 1.8 Thuốc trị suy tim sung huyết.........................................................................18 Bảng 1.9 Thuốc trị tăng lipid máu.................................................................................20 Bảng 3.1 Sử dụng thuốc tim mạch trong bệnh viện qua phân tích ABC .....................37 Bảng 3.2 Bảng phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và ngoại theo chủng loại ABC........38 Bảng 3.3 Bảng phân tích sử dụng thuốc nội và ngoại theo giá trị tiêu thụ ABC..........39 Bảng 3.4 Bảng phân tích VEN......................................................................................40 Bảng 3.5 Bảng phân tích ma trận ABC/VEN................................................................42 Bảng 3.6 Bảng phân tích DDD theo DU 90%...............................................................43 Bảng 3.7 Bảy hoạt chất trong khoảng DU 90%............................................................46 Bảng 3.8 So sánh lượng tiêu thụ và chi phí thuốc (Từ ngày 01/08/2021 đến ngày 31/03/2022)...................................................................................................................47 Bảng 3.9 Bảng phân tích DDD theo DDD/1000 người/ ngày.......................................50 Bảng 3.10 Bảng phân tích DDD theo DDD/100 giường/ ngày.....................................51 Bảng 3.11 Các vấn đề bất cập của phân tích thủ công..................................................53 Bảng 3.12 Đánh giá chung hiệu quả của áp dụng đề xuất.............................................55 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 1.1 Các nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch.........................................................12 Hình 3.1 Bảng và biểu đồ phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo chủng loại ABC xuất từ công cụ..............................................................................................39 Hình 3.2 Bảng và biểu đồ phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo giá trị tiêu thụ ABC xuất từ công cụ........................................................................................40 Hình 3.3 Bảng và biểu đồ phân tích VEN xuất từ công cụ ma trận ABC/VEN...........41 Hình 3.4 Bảng và biểu đồ phân tích ma trận ABC/VEN xuất từ công cụ.....................42 Hình 3.5 Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90%...........................................................45 Hình 3.6 Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất...........................................................45 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tim mạch (CVD) là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới với ước tính khoảng 17,7 triệu ca tử vong vào năm 2015, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Gánh nặng của bệnh CVD càng gia tăng vì nó được coi là căn bệnh tốn kém nhất thậm chí trước cả bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường với chi phí gián tiếp được tính là 237 tỷ đô la mỗi năm và dự kiến tăng lên 368 tỷ đô la vào năm 2035 [11]. Mặc dù tỷ lệ theo độ tuổi và tỷ lệ tử vong cấp tính do nhồi máu cơ tim đã giảm dần theo thời gian, phản ánh sự tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong vài thập kỷ qua, nguy cơ mắc bệnh tim vẫn ở mức cao với 50% nguy cơ được tính toán ở độ tuổi 45 nói chung [12]. Tỷ lệ mắc bệnh tăng đáng kể theo độ tuổi và có sự khác nhau theo giới tính vì nam giới ở độ tuổi trẻ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh thu hẹp dần ở nữ giới sau mãn kinh [11]. Với thực trạng và con số đáng báo động như vậy, việc lựa chọn thuốc tim mạch tại các cơ sở khám chữa bệnh đóng vai trò quan trọng để người bệnh được tiếp cận với thuốc chất lượng tốt, đồng thời đảm bảo hiệu quả điều trị, vừa tiết kiệm chi phí, vừa quản lý việc sử dụng thuốc tim mạch trong các cơ sở khám chữa bệnh sẽ là áp lực khá lớn đối với người làm công tác dược. Đồng thời cần có phương pháp đánh giá việc sử dụng thuốc một cách khoa học để góp phần đảm bảo cung ứng và sử dụng thuốc hợp lý. Thông tư 21/2013 / TT-BYT đã quy định phương pháp phân tích sử dụng thuốc và trên thực tế, gần đây đã có nhiều nghiên cứu liên quan sử dụng phương pháp phân tích ma trận ABC, VEN, ABC / VEN, DDD. khảo sát tình hình. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ lựa chọn một trong các phương pháp, công cụ thủ công và phân tích chung cho tất cả các nhóm thuốc nên hiệu quả hạn chế, tốn thời gian và yêu cầu về con người. Việc kết hợp các phương pháp của Thông tư 21/2013 / TT-BYT với nhau để phân tích sâu hơn các nhóm thuốc như tim mạch cũng như áp dụng các công cụ tiên tiến trong phân tích sẽ giúp ích cho Hội đồng thuốc và điều trị, người điều trị cũng như người quản lý xác định vấn đề sử dụng thuốc một cách nhanh chóng, làm cơ sở cho các can thiệp cảnh giác dược, thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc và có ý nghĩa lớn trong 2 việc cải thiện việc sử dụng thuốc. nâng cao chất lượng điều trị cũng như công tác quản lý kinh tế khám chữa bệnh tại bệnh viện. Với những ý nghĩa thiết thực đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát thực trạng, phân tích sử dụng nhóm thuốc tim mạch áp dụng 04 phương pháp của Thông tư 21/2013/BYT tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang giai đoạn…. .” Với các mục tiêu sau: 1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc nhóm tim mạch theo 04 phương pháp của Thông tư 21/2013/TT-BYT bằng phương pháp thủ công. 2. Phân tích các tồn tại và đề xuất cải tiến việc phân tích sử dụng thuốc. 3. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đề xuất cải tiến. GỘP MỤC TIÊU 2 VÀ 3 VÀO 1 PHẦN 1. TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm bệnh tim mạch Bệnh tim mạch (CVD) là nhóm các rối loạn về tim và mạch máu gồm bệnh tim mạch vành, bệnh mạch não, bệnh động mạch ngoại vi, thấp tim (huỷ hoại cơ tim và van tim do sốt viêm khớp bởi liên cầu), bệnh tim bẩm sinh, huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi. Cơn đau tim và đột quỵ thường là các biến cố tim mạch cấp, chủ yếu do tắc nghẽn dòng máu tới tim và não. Nguyên nhân hay gặp nhất là do lắng đọng chất béo trên thành trong mạch máu đến tim và não. Đột quỵ có thể do chảy máu vào não hoặc do cục máu đông. Nguyên do các cơn đau tim và đột quỵ thường là sự phối hợp các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, dinh dưỡng không lành mạnh, béo phì, không hoạt động thể chất, uống rượu, tăng huyết áp, đái tháo đường và tăng lipid máu. Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới với ước tính khoảng 17,7 triệu ca tử vong vào năm 2015, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Gánh nặng của bệnh CVD càng gia tăng vì nó được coi là căn bệnh tốn kém nhất thậm chí 3 trước cả bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường với chi phí gián tiếp được tính là 237 tỷ đô la mỗi năm và dự kiến tăng lên 368 tỷ đô la vào năm 2035 [11]. Mặc dù tỷ lệ được điều chỉnh theo tuổi và tỷ lệ tử vong cấp tính do nhồi máu cơ tim đã giảm dần theo thời gian, phản ánh sự tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong vài thập kỷ qua, nguy cơ mắc bệnh tim vẫn ở mức cao với 50% nguy cơ được tính toán ở độ tuổi 45 nói chung [12]. Tỷ lệ mắc bệnh tăng đáng kể theo độ tuổi và có sự khác nhau theo giới tính vì nam giới ở độ tuổi trẻ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh thu hẹp dần ở nữ giới sau mãn kinh [11]. 1.1.1 Một số bệnh lý tim mạch thường gặp [14] a) Suy tim Định nghĩa: Suy tim - đôi khi được gọi là suy tim sung huyết - xảy ra khi cơ tim không bơm máu tốt như bình thường. Suy tim là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng quả tim; dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu). Khi điều này xảy ra, máu thường chảy ngược và chất lỏng có thể tích tụ trong phổi, gây ra tình trạng khó thở. Một số tình trạng tim nhất định, chẳng hạn như động mạch trong tim bị hẹp (bệnh mạch vành) hoặc huyết áp cao, dần dần khiến tim quá yếu hoặc cứng để bơm máu. Suy tim có thể là mạn tính, tức là bệnh tiến triển chậm dần theo thời gian. Trong khi đó suy tim cấp tính diễn ra mạnh hơn với các triệu chứng rõ ràng và tăng lên nhanh chóng; chỉ có 1 khoảng “thời gian vàng” nhất định là 13.3 giờ từ lúc xuất hiện triệu chứng cho đến khi được cấp cứu trong bệnh viện. Nếu ngoài khoảng thời gian này, sự sống sẽ rất mong manh. Triệu chứng lâm sàng Các triệu chứng có thể bao gồm: + Phổi tắc nghẽn. Chất lỏng trong phổi có thể gây khó thở khi vận động hoặc khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm thẳng trên giường. Tắc nghẽn phổi cũng có thể gây ra ho khan, hoặc thở khò khè. + Máu đến thận ít hơn gây tích nước và giữ nước, dẫn đến sưng mắt cá chân, chân, bụng (gọi là phù nề) và tăng cân. 4 + Chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược. Máu ít đến các cơ quan khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. + Nhịp tim nhanh hoặc không đều. Tim đập nhanh hơn để bơm đủ máu cho cơ thể. Điều này có thể gây ra nhịp tim nhanh hoặc không đều. Suy tim cấp tính thường khởi phát đột ngột, trầm trọng mà không có dấu hiệu cảnh báo trước, xảy ra khi người bệnh mắc 1 số bệnh về tim mạch như viêm cơ tim do vi rút, vi khuẩn… hoặc 1 số nguyên nhân khác ngoài tim. Bệnh thường rất nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả đến sức khỏe và làm tăng gánh nặng về kinh phí chữa trị cho gia đình người bệnh. Nguyên nhân Tại các nước phương Tây, ba nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim là bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp và bệnh cơ tim giãn. Tại Việt Nam, nguyên nhân suy tim có thể khác do bệnh van tim sau thấp còn nhiều; đồng thời bệnh tim bẩm sinh không được phẫu thuật sớm cũng là 1 nguyên nhân suy tim ở trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên số bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp và bệnh động mạch vành cũng ngày càng tăng, chiếm đa số ở suy tim trên người lớn. Suy tim có thể liên quan đến bên trái (tâm thất trái), bên phải (tâm thất phải) hoặc cả hai bên tim. Trong đó, tâm thất trái là buồng bơm máu chính của tim. Bất kỳ tình trạng nào sau đây có thể làm tổn thương hoặc làm suy yếu tim và có thể dẫn đến suy tim: + Bệnh động mạch vành là dạng bệnh tim phổ biến nhất và là nguyên nhân phổ biến nhất của suy tim. Căn bệnh này là kết quả của sự tích tụ chất béo lắng đọng trong động mạch, làm giảm lưu lượng máu và có thể dẫn đến đau tim. + Nếu huyết áp cao, tim phải làm việc nhiều hơn mức bình thường để lưu thông máu khắp cơ thể. Theo thời gian, hoạt động gắng sức thêm này có thể làm cho cơ tim quá cứng hoặc quá yếu để bơm máu đúng cách. + Van tim bị lỗi. Các van của tim giữ cho máu chảy theo hướng thích hợp. Van bị tổn thương - do khuyết tật tim, bệnh mạch vành hoặc nhiễm trùng tim - buộc tim phải làm việc nhiều hơn, có thể yếu đi theo thời gian. 5 + Tổn thương cơ tim. Tổn thương cơ tim có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm một số bệnh, nhiễm trùng, sử dụng rượu nặng và tác dụng độc hại của thuốc, chẳng hạn như cocaine hoặc một số loại thuốc dùng cho hóa trị liệu. Yếu tố di truyền cũng có thể đóng một vai trò nào đó. + Viêm cơ tim thường do vi-rút gây ra, bao gồm vi-rút COVID-19, và có thể dẫn đến suy tim trái. + Dị tật tim bẩm sinh. Nếu tim và các buồng hoặc van của nó không được hình thành chính xác, các bộ phận khỏe mạnh của tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, điều này có thể dẫn đến suy tim. b) Tăng huyết áp Định nghĩa Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Triệu chứng lâm sàng Hầu hết những người bị huyết áp cao không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm. Một số người bị huyết áp cao có thể bị đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng này không đặc hiệu và thường không xảy ra cho đến khi huyết áp cao đã đến giai đoạn nặng hoặc đe dọa tính mạng. Nguyên nhân Có hai loại huyết áp cao: + Tăng huyết áp nguyên phát: Đối với hầu hết người lớn, không có nguyên nhân xác định nào gây ra huyết áp cao. Đây là loại huyết áp cao, được gọi là tăng huyết áp nguyên phát (cơ bản), có xu hướng phát triển dần dần trong nhiều năm. + Tăng huyết áp thứ phát: Một số người bị huyết áp cao do một bệnh lý có từ trước. Đây là loại huyết áp cao, được gọi là tăng huyết áp thứ phát, có xu hướng xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với tăng huyết áp nguyên phát. Các tình trạng và thuốc khác nhau có thể dẫn đến tăng huyết áp thứ phát (ví dụ: 6 bệnh thận, khối u tuyến thượng thận, các vấn đề về tuyến giáp, khuyết tật bẩm sinh liên quan tới mạch máu,…) c) Đau thắt ngực Định nghĩa: Đau thắt ngực cùng với các cơn khó chịu ở ngực thường xảy ra khi 1 vùng cơ tim bị thiếu máu, không nhận được đủ ôxy và năng lượng. Đôi khi nó được gọi là đau ngực do thiếu máu cục bộ. Nhưng đau thắt ngực không phải là một bệnh. Đó là một triệu chứng của một vấn đề về tim tiềm ẩn, thường là bệnh tim mạch vành (CHD), còn được gọi là bệnh động mạch vành (CAD). Phân loại đau thắt ngực Có nhiều loại đau thắt ngực khác nhau: + Đau thắt ngực ổn định. Đau thắt ngực ổn định là dạng đau thắt ngực phổ biến nhất, xảy ra khi 1 vùng cơ tim bị thiếu máu do lòng động mạch đang bị chít hẹp dần . Nó thường xảy ra khi hoạt động (gắng sức) và hết khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giảm đau thắt ngực. Đau ngực thường kéo dài trong một thời gian ngắn, có thể là năm phút hoặc ít hơn. + Đau thắt ngực không ổn định hoàn toàn không theo 1 khuôn mẫu nào và không thể dự báo trước, lúc này, mảng xơ vữa có xu hướng vỡ ra, nguy cơ hình thành cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng động mạch là rất cao. Nó có thể xảy ra thường xuyên và nặng nề hơn so với cơn đau thắt ngực ổn định. Thường xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, ít có sự gắng sức. Cơn đau đến 1 cách bất ngờ, đột ngột và dữ dội. Thời gian đau có thể kéo dài hơn đau thắt ngực ổn định (khoảng dưới 30 phút). Cơn đau không thuyên giảm khi nghỉ, không đáp ứng với thuốc giãn mạch. + Đau thắt ngực biến thể (đau thắt ngực Prinzmetal). Đau thắt ngực biến thể, còn được gọi là đau thắt ngực Prinzmetal, không phải do bệnh mạch vành. Nguyên nhân là do co thắt động mạch tim làm giảm lưu lượng máu tạm thời. Đau ngực dữ dội là triệu chứng chính của chứng đau thắt ngực biến thể. Nó 7 thường xảy ra theo chu kỳ, thường là khi nghỉ ngơi và qua đêm. Cơn đau có thể được giảm bớt bằng thuốc điều trị đau thắt ngực. + Đau thắt ngực vi mạch. Với loại này, cơn đau tức ngực nhưng không do tắc động mạch vành. Thay vào đó, điều này xảy ra bởi vì các động mạch vành nhỏ không hoạt động theo cách chúng cần, vì vậy tim không nhận được máu cần thiết. Cơn đau ngực thường kéo dài hơn 10 phút. Loại này phổ biến hơn ở phụ nữ. Nguyên nhân: Đau thắt ngực là do giảm lượng máu đến cơ tim. Máu vận chuyển oxy mà cơ tim cần để tồn tại. Khi cơ tim không nhận đủ oxy, nó sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm lưu lượng máu đến cơ tim là bệnh động mạch vành. Các động mạch tim (vành) có thể bị thu hẹp bởi chất béo lắng đọng được gọi là mảng bám. Đây được gọi là chứng xơ vữa động mạch. Nếu các mảng trong mạch máu bị vỡ hoặc hình thành cục máu đông, nó có thể nhanh chóng làm tắc nghẽn hoặc giảm dòng chảy qua động mạch bị hẹp. Điều này có thể làm giảm đột ngột và nghiêm trọng lưu lượng máu đến cơ tim. Trong thời gian nhu cầu oxy thấp - chẳng hạn như khi nghỉ ngơi - cơ tim vẫn có thể hoạt động với lượng máu lưu thông giảm mà không gây ra các triệu chứng đau thắt ngực. Nhưng khi nhu cầu về oxy tăng lên, chẳng hạn như khi tập thể dục, có thể dẫn đến đau thắt ngực. Dấu hiệu của đau thắt ngực Đau và khó chịu là dấu hiệu nhận biết chính của bệnh. Đau thắt ngực khiến người bệnh cảm giác như bị đè nén, nóng rát hoặc tức ngực rất khó chịu. Cơn đau thường bắt đầu sau xương ức, sau đó lan tỏa sang vai, mặt trong của cánh tay, cổ, hàm, ra sau lưng lưng. Ở 1 số bệnh nhân, cơn đau thắt ngực còn đi kèm với chứng khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, khó thở, mệt mỏi, đổ mồ hôi, choáng váng hoặc yếu chân tay. Các triệu chứng này có thể khác nhau ở từng đối tượng, chẳng hạn như phụ nữ thường cảm thấy khó chịu ở cổ, hàm, bụng. Người lớn tuổi hoặc tiền sử đái tháo đường lại bị khó thở, chóng mặt nhiều hơn là đau thắt ngực. 1.1.2 Các hoạt động phòng chống bệnh tim mạch a) Trên thế giới 8 Ước tính có khoảng 17,5 triệu người chết vì CVD trong năm 2012, chiếm 46% tổng số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm [15]. Trong số những ca tử vong này, ước tính có khoảng 7,4 triệu là do bệnh động mạch vành, 6,7 triệu do đột quỵ và phần còn lại (3,4 triệu), do suy tim và rối loạn nhịp tim. Ở hầu hết các quốc gia, số người chết tuyệt đối do bệnh tim mạch đang tăng lên do tuổi thọ tăng và liên quan đến già hóa dân số và tử vong của những người trên 70 tuổi [15]. Nếu tính đến già hóa dân số, tỷ lệ tử vong do tim mạch trên toàn cầu đã giảm 16% từ năm 2000 đến năm 2012 [15]. Xu hướng được thúc đẩy bởi việc giảm sử dụng thuốc lá, cải thiện huyết áp ở cấp độ dân số và những tiến bộ trong điều trị CVD. Sự sụt giảm ở các nước thu nhập cao nhiều hơn ở các nước thu nhập thấp và trung bình [16]. Có rất ít dữ liệu về xu hướng CVD từ các nước thu nhập thấp và một số nước thu nhập trung bình vì thiếu hệ thống đăng ký và thông tin không đầy đủ về nguyên nhân tử vong. Thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động là bốn yếu tố nguy cơ hành vi dẫn đến CVD toàn cầu.Để ngăn ngừa CVD, cần có các chính sách để giảm mức độ phơi nhiễm của quần thể với các yếu tố nguy cơ cũng như để phòng ngừa cho từng cá nhân thông qua phát hiện và điều trị sớm những người đã có nguy cơ tim mạch cao do phơi nhiễm nhiều năm. Để đáp ứng các cam kết đưa ra tại cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc năm 2011 về các bệnh không lây nhiễm, các quốc gia đã nhất trí về một loạt các mục tiêu tự nguyện toàn cầu để giải quyết cả hai yêu cầu (Bảng 1.1) [17]. Bảng 1.1 Các mục tiêu tự nguyện toàn cầu về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm [17] Các mục tiêu tự nguyện toàn cầu về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm Giảm tương đối 25% nguy cơ tử vong sớm do CVD, ung thư, tiểu đường hoặc CRD Giảm tương đối ít nhất 10% việc uống rượu Giảm tương đối 10% tỷ lệ không vận động thể chất đầy đủ Giảm tương đối 30% lượng muối/natri tiêu thụ trung bình của dân số Giảm tương đối 30% tỷ lệ sử dụng thuốc lá 9
Tài liệu liên quan
Thực Trạng Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tại Công Ty Dược Phẩm Ngọc Quý Và Một Số Giải Pháp
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm Ngọc Quý Và Một Số Giải Pháp chương 1: Những Quy…
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…