Hoạt Động Cho Vay Hộ Mới Thoát Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

5/5 - (1 bình chọn)

Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Hộ Mới Thoát Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Điện Bàn Qua 3 Năm (2020-2023)

35 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 11/12/2023
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 11 trang tài liệu Hoạt Động Cho Vay Hộ Mới Thoát Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐIỆN BÀN QUA 3 NĂM (2020-2023) P CHƯƠNG 1: . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐIỆN BÀN 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Điện Bàn Chi nhánh NHCSXH huyện Điện Bàn được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tích Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Từ một tổ chức tín dụng đặc thù của Nhà nước gặp không ít khó khăn do thiếu thốn cả về nguồn vốn hoạt động, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên. Trong những ngày đầu, bằng sự nỗ lực vượt khó, đến nay, đơn vị có những bước tiến đáng tự hào cả về số lượng, chất lượng và quy mô tổ chức. Đặc biệt, kể từ năm 2009, cùng với sự kiện hợp nhất huyện Điện Bàn và Hà Tây, hai NHCSXH cùng tiến hành sáp nhập tạo thêm sức mạnh mới, đó là điều kiện thực hiện được mục tiêu tập trung huy động các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn; đồng thời tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách nhà nước. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Điện Bàn NHCSXH ra đời với mục đích tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi các NHTM, đồng thời thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, thực hiện tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo Quyết định Số 131/2002/QĐ - TTg, thì NHCSXH sẽ được thực hiện các nghiệp vụ sau đây: - Huy động vốn: +Tổ chức huy động vốn có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. + Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi do Thủ tướng quyết định. Tiền gửi của tổ chức tín dụng Nhà nước tại ngân hàng được trả lãi suất bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng kèm phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận. + Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, hội, các tổ chức phi Chính Phủ, các cá nhân trong và ngoài nước + Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác + Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước + Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam + Vay Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh; tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. - Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong và ngoài nước theo các hợp đồng uỷ thác. - Các chức năng khác: + Được mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trong và ngoài nước. + Được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quĩ + Được thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. + Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc NHNN 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lí tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Điện Bàn Theo sơ đồ 2.1, mô hình tổ chức của NHCSXH huyện Điện Bàn bao gồm: - Ban Đại diện Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch (là một đồng chí Phó Chủ tịch UBNDTP), Phó chủ tịch (là Giám đốc NHCSXH huyện Điện Bàn); các Uỷ viên là lãnh đạo các Sở, Ban Ngành, Hội đoàn thể của huyện. - Ban Giám đốc gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc. - Các phòng nghiệp vụ, gồm: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Tín dụng, Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ, Phòng Hành chính - Tổ chức. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐIỆN BÀN (2019-2021) 2.2.1.Thực trạng danh mục cho vay hộ mới thoát nghèo: Hiện tại, Ngân hàng chính sách huyện Điện Bàn cho vay đối với 5 danh mục cho vay hộ mới thoát nghèo: - Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: + Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm ... phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi. + Mua sắm các công cụ lao động nhỏ như: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun thuốc trừ sâu … + Các chi phí thanh toán cung ứng lao vụ như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật… + Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ … + Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản như: đào đắp ao hồ, mua sắm các phương tiện ngư lưới cụ… + Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện. - Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở: + Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của Chính phủ. + Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ mới thoát nghèo sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài. - Cho vay điện sinh hoạt: + Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới hộ vay như: cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng… + Cho vay góp vốn xây dựng thủy điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời; máy phát điện cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia. - Cho vay nước sạch: + Góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch đến từng hộ. + Những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì cho vay làm giếng khơi; giếng khoan; xây bể lọc nước, chứa nước … - Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập: Các chi phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập (sách, vở, bút mực...) của con em hộ mới thoát nghèo đang theo học tại các trường phổ thông. Tuy nhiên, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Điện Bàn chủ yếu chú trọng là cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ, còn đối với cho vay nhà ở và điện sinh hoạt hiện nay đã có riêng chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo về nhà ở. Còn đối với cho vay nước sạch hiện đã có chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và cho vay giải quyết nhu cầu thiết yếu học tập đã có chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 2.2.2. Thực trạng quy trình cho vay hộ mới thoát nghèo Quy trình cho vay hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH huyện Điện Bàn hiện nay được thực hiện theo đúng quy định của NHCSXH Việt Nam đã được mô tả ở Sơ đồ 1 . Theo đó, hộ mới thoát nghèo nếu muốn vay vốn thì bắt buộc phải đảm bảo những điều kiện theo quy định và phải tham gia tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn. Hiện nay quy trình cho vay hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng đang phối hợp với 4 tổ chức chính trị – xã hội (tổ chức Hội) phát huy sức mạnh tổng lực của hệ thống chính trị xã hội, chuyên môn nghiệp vụ và sức mạnh tiềm tàng từ nhân dân. Ban giảm nghèo xã/phường thực hiện lập danh sách hộ mới thoát nghèo theo quy định của ngành LĐTBXH. Về cơ bản, đã xác đúng đối tượng hộ mới thoát nghèo làm cơ sở lập được danh sách hộ mới thoát nghèo trên địa bàn thực hiện chính sách. Tuy nhiên, những tiêu cực, sai sót trong xác định hộ mới thoát nghèo vẫn xảy ra. Việc bình chọn thông qua biểu quyết của thôn/bản nên có hiện tượng hộ có đông họ hàng anh em nên gia đình này không đáng hộ mới thoát nghèo thì được nghèo, còn gia đình nghèo chưa chắc đã được xét hộ mới thoát nghèo vì hết chỉ tiêu. Hộ mới thoát nghèo muốn vay vốn sẽ vay tại các điểm giao dịch xã của Ngân hàng. Điều này đã tạo thuận lợi cho người dân được vay vốn dễ dàng. Đối tượng vay vốn được niêm yết công khai ngay tại trụ sở UBND xã, thông tin và các quy định, hướng dẫn cụ thể, minh bạch. Người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH trước sự chứng kiến của Hội đoàn thể, tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền xã đã tạo điều kiện để mọi người dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH. Nhờ đó đã hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn. Phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị – xã hội đã tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn. Phương thức cho vay là thực hiện ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Mô hình quản lý đã giảm được nhiều lao động trong biên chế bộ máy tác nghiệp vì đã tận dụng các cán bộ, hội viên các tổ chức chính trị – xã hội, cán bộ chính quyền, cán bộ xóa đói giảm nghèo các cấp và các tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Đồng thời, công tác giám sát được thực hiện ở các cấp. Trong nội bộ NHCSXH, ban kiểm soát ở các cấp thực hiện kiểm tra giám sát nội bộ. Người dân, các hội đoàn thể, và Chính quyền xã giám sát, kiểm tra các hoạt động tại xã. Hàng năm, NHCSXH tổ chức đoàn kiểm tra gồm các thành viên hội đồng quản trị kiểm tra tình hình thực hiện chính sách tín dụng. Nội dung giám sát, kiểm tra là thông tin về đối tượng và tình hình sử dụng vốn, trả lãi, trả nợ của đối tượng đối tượng được NHCSXH quản lý tốt trên hệ thống máy tính. Việc giám sát, kiểm tra vay vốn có đúng là hộ mới thoát nghèo không, sử dụng vốn đúng mục đích được thực hiện bởi tổ TK&VV có báo cho chính quyền xã và NHCSXH. Công tác kiểm tra, giám sát, thống kê lập báo cáo của NHCSXH rất tốt có thông tin đầy đủ, kịp thời và chi tiết đảm bảo cho vay đứng đối tượng. Tuy nhiên việc cập nhật theo dõi tại Chính quyền xã chủ yếu là thủ công. Chưa có cơ chế dùng chung thông tin của NHCSXH và Chính quyền Xã và Bộ LĐTBXH. Chỉ số về số đối tượng vay vốn thoát nghèo cũng khó cập nhật vì hàng năm phải thông qua rà soát hộ mới thoát nghèo mới phát hiện ra hộ vay vốn thoát nghèo. 2.2.3 Thực trạng đảm bảo nguồn vốn để cho vay hộ mới thoát nghèo. Nguồn vốn huy động được để thực hiện cho vay hộ mới thoát nghèo là do NHCSXH huyện Điện Bàn đã thực hiện: * Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức kinh tế để tìm kiếm những nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp * Ngân hàng đã sử dụng nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi khách hàng để cạnh tranh trong huy động vốn với các NHTM và các tổ chức kinh tế khác trên cùng địa bàn * Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền hình ảnh của NHCSXH trên các phương tiện thông tin đại chúng. * Lập phương án trình các ngành chức năng, UBND huyện và các quận, huyện để tăng nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách huyện và các quận, huyện. Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH huyện Điện Bàn ĐVT: Tỷ đồng STT Nguồn vốn Năm 2021/2020 Năm 2020/2019 Tỷ Số tiền trọng Năm 2019/2018 Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số trọng tiền 1 Nguồn vốn 3197 74% 3444 72,8% 3620 69,8% 22,7% 1097 23,2% 1306 25,2% 3,3% 196 4% 262 5% 100% 4737 100% 5188 100% Trung ương 2 Nguồn vốn nhận 982 ủy thác 3 Nguồn vốn huy 139 động Tổng cộng 4318 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH huyện điện bàn qua các năm 2019, 2020, 2021) Qua bảng trên ta có thể thấy Để thực hiện cho vay đối với hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Điện Bàn thì cần phải có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ dân. Trong những năm qua, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên, NHCSXH huyện Điện Bàn đã tranh thủ nguồn vốn trung ương chuyển về năm 2020 đạt 3620 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 69,8% trong tổng nguồn vốn) là nguồn vốn chủ yếu của NHCSXH, nguồn vốn ủy thác đầu tư tại địa phương năm 2020 đạt 1306 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 25,2% trong tổng nguồn vốn) và nguồn vốn huy động năm 2020 đạt 262 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 5% trong tổng nguồn vốn) chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm của thành viên thông qua Tổ TK&VV, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân cho vay hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Năm 2018, tổng nguồn vốn quản lý và huy động đã tăng lên 4318 tỷ đồng; tăng thêm 310 tỷ đồng (tăng 8,9%) so với năm 2017. Tính đến cuối năm 2020, tổng nguồn vốn huy động và quản lý là 5188 tỷ đồng. So với giai đoạn cuối năm 2018, tổng nguồn vốn đã tăng thêm 870 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trong gia đoạn này tương đối mạnh. Trong cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện thì chủ yếu là nguồn vốn nhận từ trung ương điều chuyển. Riêng năm 2020, nguồn vốn này là 3620 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 70,7%. Tiếp đến quan trọng thứ hai là nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư từ huyện, năm 2020 nguồn vốn này là 1306 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,5%. Nguồn vốn huy động từ địa phương chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ với 3.8% tương ứng với 262 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là huy động qua các thành viên của Tổ TK&VV với 162 tỷ đồng. 2.2.4 Về hoạt động cho vay trực tiếp: Bảng 2.2: Tình hình cho vay của chi nhánh NHCSXH huyện Điện Bàn (Đơn vị: Tỷ đồng) STT 1 Nguồn vốn Doanh số cho Số tiền Tỷ lệ 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 1838 2175 2383 18,3% 9,6% 1529 1752 1939 14,6% 10,7% 4300 4721 5165 9,8% 9,4% vay 2 Doanh số thu nợ 3 Tổng dư nợ (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH huyện Điện Bàn qua các năm 2018, 2019, 2020) Trong những năm qua, NHCSXH huyện Điện Bàn đã cố gắng phấn đấu mở rộng khả năng cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCSXH huyện các năm qua đều có xu hướng gia tăng. Tổng dư nợ tín dụng năm 2018 đạt mức 4300 tỷ đồng; so với năm trước tăng thêm 7,7%, tương ứng với 306 tỷ đồng. Trong năm 2018, mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái kinh tế nhưng nền kinh tế trong nước đã bớt khó khăn. Chính vì vậy, nguồn vốn dành cho NHCSXH cũng được tăng lên, tạo điều kiện triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi, gia tăng khả năng tiếp cận vốn cho các hộ vay vốn. Trong năm 2019, tín dụng ưu đãi tiếp tục được mở rộng nhằm tạo điều kiện vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gia tăng thu nhập và tìm cơ hội việc làm. Trong năm này, NHCSXH huyện triển khai cho vay với tổng dư nợ đạt 4721 tỷ đồng, tăng thêm 421 triệu đồng so với năm trước, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 9,8% và đạt 100% kế hoạch. Trong năm 2020, tính đến thời điểm cuối năm, tổng dư nợ tín dụng đạt 5165 tỷ đồng. So với năm trước, tổng dư nợ tín dụng đã tăng 444 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 9,4%. Bên cạnh đó, NHCSXH huyện Điện Bàn đã phấn đấu đa dạng hóa lĩnh vực cho vay ưu đãi nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng Cơ cấu dư nợ tín dụng của NHCSXH tương đối ổn định và tập trung chủ yếu vào các chương trình trọng điểm liên quan tới hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm tỷ trọng khá cao, nhưng vẫn có sự chuyển hướng theo hướng đa dạng hóa. Tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh đến 31/12/2020 là 7,1 tỷ đồng chiếm 0,14% trên tổng dư nợ, giảm 1,7 tỷ đồng so với năm 2019. 2.2.5 Cho vay ủy thác qua hội đoàn thể các cấp. Phối hợp xây dựng, phân bổ, triển khai kế hoạch cho vay trong năm. Thông qua Hội đoàn thể các cấp, công tác cho vay của NHCSXH huyện Điện Bàn đã được triển khai mạnh mẽ trên toàn địa bàn. Kết quả dư nợ cho vay uỷ thác bán phần qua các Hội đoàn thể như sau: Bảng 2.3: Dư nợ cho vay ủy thác qua các hội đoàn thể (Đơn vị: Tỷ đồng) Hội đoàn thể Dư nợ năm Dư nợ năm 2019 Dư nợ năm 2020 2018 Hội Phụ nữ 1889 2032 2210 Hội Nông dân 1011 1114 1256 Hội Cựu chiến binh 343 400 479 Đoàn Thanh niên 86 92 103 3329 3638 4048 Cộng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH huyện Điện Bàn qua các năm 2018, 2019, 2020) 2.2.6 Tình hình tài chính Bảng 2.4: Tình hình tài chính các năm của Chi nhánh NHCSXH huyện Điện Bàn (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Nguồn vốn Số tiền Tỷ lệ 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 1 Tổng Thu 320 335 352 4,7% 5,1% 2 Tổng Chi 246 249 253 1,2% 1,6% 3 Chênh lệch thu 74 86 99 16,2% 15,1% chi (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH huyện Điện Bàn qua các năm 2018, 2019, 2020)

Tài liệu liên quan

Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Khóa Luận Tốt Nghiệp Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Thịnh Vượng, Chi Nhánh Thủ Đô – Thực Trạng Và Giải Pháp - Phân tích đánh…
46 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 19/12/2023
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Techcombank Hà Nội

Khóa Luận Tốt Nghiệp Phương Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Hội Sở Techcombank Hà Nội  Phân tích tình hình huy động vốn…
45 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 57
Lượt tải: 0

Khóa Luận Phát Triển Thanh Toán Quốc Tế Tại Bắc Á Bank

Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Bắc Á Bank Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, thực trạng…
43 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 39
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Thực Trạng Vai Trò Của Giám Đốc Tài Chính Dn Trong Thời Gian Qua

Tiểu Luận Môn Hãy Đánh Giá Thực Trạng Vai Trò Của Giám Đốc Tài Chính Dn (Cfo) Trong Thời Gian Qua Và Từ Đó Đề Xuất Các Giải Pháp Nhằm…
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 11/12/2023
Lượt xem: 44
Lượt tải: 0

Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Phương Đông OCB Chi Nhánh Trung Việt Đà Nẵng

Đề Tài Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông Chi Nhánh Trung Việt Đà Nẵng Luận văn gồm có 3…
64 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 09/12/2023
Lượt xem: 36
Lượt tải: 0

Thực trạng quy mô mạng lưới khách hàng của công ty chứng khoán VPS

báo cáo tài chính Thực trạng quy mô mạng lưới khách hàng của công ty chứng khoán VPS Đánh giá thực trạng khách hàng qua hoạt động môi giới chứng…
14 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 09/12/2023
Lượt xem: 54
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 238
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0