Phân Tích Về Chuỗi Cung Ứng Của Toyota Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

tiểu luận Phân Tích Về Chuỗi Cung Ứng Của Toyota Việt Nam rất thích hợp cho các bạn sinh viên đầng tìm kiếm bài thu hoạch về ngành quản trị kinh doanh

22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 11/12/2023
Lượt xem: 51
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 7 trang tài liệu Phân Tích Về Chuỗi Cung Ứng Của Toyota Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH Ô TÔ VÀ TOYOTA VIỆT NAM..................2 1.1. Tổng quan thị trường ngành ô tô Việt Nam......................................................................2 1.2. Tổng quan Toyota Việt Nam............................................................................................3 Phần 2: GIỚI THIỆU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TOYOTA VIỆT NAM.............................4 2.1. 2.2. Mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa của Toyota Việt Nam...........................4 Yếu tố cạnh tranh ưu tiên nhất trong chiến lược OSCM của Toyota...................................7 2.3. Đánh giá hiệu quả mô hình SCOR của Toyota Việt Nam...............................................8 2.4. Quản lý chuỗi cung ứng nội địa của Toyota Việt Nam...................................................11 2.4.1. Hoạch định...............................................................................................................11 2.4.2. Nguồn cung..............................................................................................................12 2.4.3. Phân phối.................................................................................................................13 2.4.4. Trả hàng...................................................................................................................13 2.4.5. Công nghệ................................................................................................................13 2.5. Phân tích chuyên sâu.......................................................................................................14 2.5.1. Sản xuất...................................................................................................................15 2.5.2. Phân phối.................................................................................................................18 PHẦN 3: KẾT LUẬN...................................................................................................................20 3.1. Nhận xét chung về tính hiệu quả của toàn bộ hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của Toyota........................................................................................................................................20 3.2. Vai trò của Quản lý chuỗi cung ứng đối với Toyota Việt Nam trong bối cảnh biến động ngày nay.....................................................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................21 TÓM TẮT Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi nhuận nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội. Bắt kịp với xu thế đó Việt Nam đang tiến hành xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay đã đặt các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam nói riêng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn. Do đó việc tối ưu hóa sản xuất kinh doanh là ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp sản xuất ô tô cần hướng đến, trong số các phương pháp tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Từ những thực trạng đó, tác giả chọn Toyota Việt Nam làm doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích quản trị chuỗi cung ứng của công ty trong ngành sản xuất ô tô nhằm tổng kết những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt nam. 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH Ô TÔ VÀ TOYOTA VIỆT NAM 1.1. Tổng quan thị trường ngành ô tô Việt Nam Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 4 năm trở lại đây. Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trị đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Ngành công nghiệp ô tô là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, trong những năm qua, ngành công nghiệp ô tô luôn được coi là ngành công nghiệp ưu tiên phát triển và đã có những đóng góp có ý nghĩa cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đã tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động tại doanh nghiệp, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 2018 đến nay như sau: 339151 323892 299800 287586 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số lượng ô tô sản xuất lắp ráp nội địa năm 2018 - 2021 Năm 2020 và 2021 có số lượng sản xuất ô tô giảm rõ rệt, nhưng đây là mức tăng trưởng tương đối ổn định trong bối cảnh thị trường ô tô trong nước nhiều tháng bị "đóng băng" bởi dịch Covid-19. Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe trong nước đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD/năm và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp. 2 Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp và doanh số bán hàng của một số thương hiệu ô tô lớn tại Việt Nam tronng giai đoạn năm 2018 – 2020 như sau: 1.2. Tổng quan Toyota Việt Nam Công ty ôtô Toyota Việt Nam được thành lập ngày 5 tháng 9 năm 1995 là liên doanh giữa:  Công ty Toyota Nhật Bản (TMC)  Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)  Công ty Kuo (Châu Á). Tháng 8/1996: Xây dựng nhà máy tạm thời cho hoạt động sản xuất thử tại Mê Linh. Tháng 10/1996, xưởng bắt đầu hoạt động sản xuất và bán 2 loại xe là Hiace và Corolla. Năm 1997: khai trương chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu sản xuất tại nhà máy chính ở Mê Linh và khai trương trung tâm đào tạo tại Mê Linh. Tiếp đó là khai trương Tổng kho phụ tùng Mê Linh. Sau đó dần phát triển trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Toyota là nhà tiên phong trong sản xuất ôtô ở Việt Nam. Với việc đưa dây chuyền sản xuất chi tiết thân xe vào hoạt động từ tháng 3 năm 2003, Toyota là công ty đầu tiên trong các liên doanh ôtô Việt Nam áp dụng tất cả 4 quy trình sản xuất tiêu chuẩn cho một nhà máy sản xuất ôtô bao gồm dập, hàn, sơn và lắp ráp. Qua việc nâng cao năng lực sản xuất tại Việt Nam, Toyota thể hiện sự tin tưởng vào khả năng sản xuất những chiếc xe có chất lượng tốt nhất với 3 mục tiêu:  Sản xuất: Với “Hệ thống sản xuất Toyota “chuẩn, Toyota Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho tất cả các sản phẩm của mình.  Cam kết bảo vệ môi trường: Toyota Việt Nam là công ty tiên phong trong bảo vệ môi trường.  Nội địa hóa: Luôn thúc đẩy sản xuất trong nước và công nghiệp nội địa. 3 4 Phần 2: GIỚI THIỆU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TOYOTA VIỆT NAM 2.1. Mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa của Toyota Việt Nam Nhà Hậu cần Nhà máy cung cấp nội bộ Thân xe Hậu cần Đại lý Sơn Lắp ráp Kiểm tra bên ngoài Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng nội địa của Toyota Việt Nam Toyota luôn có một hệ thống các nhà cung ứng trong phạm vị 100 km xung quanh nhà máy của mình. Nhà cung ứng luôn được cung cấp một mức sản xuất tối thiểu để cung cấp cho nhà máy Toyota nguyên liệu đầu vào với giá thành và chất lượng tối ưu nhất. Toyota đảm nhiệm toàn bộ việc nhận hàng và vận chuyển các sản phẩm linh kiện từ nhà cung cấp tới các nhà máy lắp ráp sản xuất thông qua công ty chuyên cung cấp dịch vụ hậu cần. Toyota tổ chức các nhà cung cấp thành các nhóm dựa trên khoảng cách địa lý. Các chặng đường vận chuyển bằng xe tải được thiết kế để các bộ phận được thu gom từ nhiều nhà cung cấp chung và chuyển tới một kho trung chuyển của vùng. Để tăng tính hiệu quả, một chiếc xe tải sẽ cùng một lúc nhận các bộ phận không chỉ từ các nhà cung cấp chung mà còn từ mỗi nhà cung cấp được chỉ định riêng cho các nhà máy khác nhau của Toyota. Vì vậy, Toyota luôn hướng tới việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với một nhà cung cấp lớn, điều này có thể tăng nguy cơ khi nhà cung cấp này không đáp ứng được nhu cầu, nhưng nó lại gia tăng sự tin tưởng và cam kết hợp tác một cách linh hoạt hơn khi so sánh với quan hệ giữa người mua và người bán thông thường. Cốt lõi tạo ra sự thành công của Toyota trong suốt những năm hoạt động mà ngay các đối thủ cũng không hiểu đó chính là họ sử dụng Mô hình Sản Xuất Toyota (Toyota Production System). Mô hình này ứng dụng “chiến thuật kéo” khi đưa nhu cầu của khách hàng làm trọng tâm cho sản xuất và sử dụng dây chuyền hình chữ U để tối ưu hóa nhân lực và thời gian sắp xếp. 5 Sau khi được sản xuất thì các bộ phận và linh kiện được chuyển đến nhà máy lắp ráp theo nhiều phương thức khác nhau. Xe được sản xuất ở nhà máy lắp ráp từ các bộ phận, linh kiện. Nhà máy được chia thành các phân xưởng khác nhau. Đầu tiên, xe được tạo khung và vỏ ở xưởng thân xe. Các phần của thân xe được dập ở xưởng dập bằng áp suất. Công ty sử dụng robot ở xưởng thân xe để hàn các bộ phận lại với nhau. Sau đó, xe sẽ được chuyển đến xưởng sơn để sơn bên ngoài và được đưa xuống dây chuyền cuối cùng để lắp ráp. Ở đây, hầu hết các phần được cung cấp bởi các nhà cung ứng đã được cài đặt để để tạo nên một chiếc xe hoàn chỉnh. Mỗi phần được gắn với một dây chuyền chuẩn hóa để các bộ phận có thể được di chuyển từ kho hàng đến dây chuyền địa chỉ dựa trên một nhãn mã vạch được nhà cung cấp gắn vào công-te-nơ chứa các bộ phận đó. Sau khi được lắp ráp xong, xe còn phải trải qua vài bước kiểm tra nữa, nếu đạt tiêu chuẩn thì mới được giao cho đại lý Sản phẩm xuất xưởng sẽ được Toyota thuê vận chuyển theo hai hình thức: đường sắt và đường ô tô. Ngay ở ngoài nhà máy lắp ráp của Toyota có một sân lớn dùng để sắp xếp sản phẩm theo thứ tự ưu tiên giao hàng gọi là sân điều phối. Sân này có ba chức năng là để lắp đặt phụ tùng, thực hiện các chức năng kiểm tra, đảm bảo chất lượng và sắp xếp sản phẩm để giao hàng. 6

Tài liệu liên quan

Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tnhh Sx Tm Dv Xnk Chiếu Sáng Việt Nam

Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tnhh Sx Tm Dv Xnk Chiếu Sáng Việt Nam với mong muốn đưa…
36 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Về Giải Quyết Vấn Đề Chất Lượng Tại Coca Cola

Tiểu Luận Về Giải Quyết Vấn Đề Chất Lượng Tại Coca Cola I. Tóm tắt nội dung tài liệu II. Thực trạng giải quyết vấn đề chất lượng tại coca-cola…
9 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 16/12/2023
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0

Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Nhân Sự Công Ty Cổ Phần Gcw

Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Gcw dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm đề tài về Ngành Quản Trị Kinh Doanh chương 1. tổng quan…
16 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 33
Lượt tải: 0

Đặc Điểm Của Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Cơ Cấu Tổ Chức

Tiểu luận môn: Quản trị kinh doanh Đặc Điểm Của Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Cơ Cấu Tổ Chức, Tổ chức được định nghĩa là một tập hợp gồm hai…
9 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 65
Lượt tải: 0

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua hình thức trực tuyến của người tiêu dùng tại tp. Hcm

Luận văn thạc sỹ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua hình thức trực tuyến của người tiêu dùng tại tp.…
96 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 87
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Chuỗi Giá Trị Bên Ngoài Tổ Chức Vinamilk

Tiểu Luận Chuỗi Giá Trị Bên Ngoài Tổ Chức Vinamilk dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm bài thu hoạch cho ngành quản trị kinh doanh
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 238
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0