Khóa Luận Dạy Học Dự Án Khám Phá Thế Giới Động Thực Vật Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 đến 6 Tuổi

5/5 - (1 bình chọn)

Khóa Luận Tốt Nghiệp Dạy Học Theo Dự Án Khám Phá Thế Giới Động – Thực Vật Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Thiết kế một số DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ 5 -6 tuổi.
Cách thức tổ chức DH khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi trên địa bàn Huyện Đức Trọng

67 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 73
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu Khóa Luận Dạy Học Dự Án Khám Phá Thế Giới Động Thực Vật Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 đến 6 Tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN KHÁM PHÁ THẾ GIỚI ĐỘNG – THỰC VẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI. SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐÀO NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG MÃ SINH VIÊN: 19140201017 LỚP: GDMN K44A NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON ĐÀ LẠT, THÁNG 10 NĂM 2021 TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN KHÁM PHÁ THẾ GIỚI ĐỘNG – THỰC VẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: BÙI THI TỐ TÂM SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐÀO NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG MÃ SINH VIÊN: 19140201017 LỚP: GDMN K44A NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON ĐÀ LẠT, THÁNG 10 NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, trích dẫn trong luận văn là đầy đủ, chính xác và trung thực. Những ý kiến khoa học được đề cập trong khóa luận chưa được ai công bố ở bất cứ nơi nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Lâm Đồng, ngày tháng năm 2022 Tác giả khóa luận LỜI CẢM ƠN Trên cơ sở lý luận, vốn kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập và nghiên cứu, được sự giảng dạy, hướng dẫn của các giảng viên, thầy cô giáo, sự cộng tác giúp đỡ của các đồng nghiệp, sinh viên, các tổ chức chính quyền địa phương… Khóa luận của em đã được hoàn thành. Với tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu trường CĐSP Đà Lạt, các giảng viên, các thầy cô giáo khoa GD Tiểu học - Mầm non của Trường CĐSP Đà Lạt đã quan tâm giảng dạy, hướng dẫn tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập, thực hiện khóa luận này. Thầy cô giáo bộ môn, bạn bè đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Ban giám hiệu, thầy cô giáo các trường mầm non ở huyện Đức Trọng đã hỗ trợ em trong quá trình khảo sát thông tin. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Th.s Bùi Thị Tố Tâm - người Cô, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ, quan tâm sát sao trong quá trình em nghiên cứu, hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, song do năng lực nghiên cứu và thời gian có hạn nên những thiếu sót trong khóa luận là điều khó tránh khỏi, kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đào Nguyễn Phương Hằng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT T T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chữ cái viết tắt GVMN CBQL DH DA PPDH TGTN GV MN HĐ NVL PH NVLTN Chữ viết đầy đủ Giáo viên mầm non Cán bộ quản lý Dạy học Dự án Phương pháp dạy học Thế giới tự nhiên Giáo Viên Mầm Non Hoạt động Nguyên vật liệu Phụ huynh Nguyên Vật liệu tự nhiên PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, việc ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án hoạt động khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ 5-6 tuổi cho trẻ mầm non trên thế giới phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là đối với một số quốc gia có nên giáo dục hiện đại như: Anh, Mỹ, Úc,… Trên thế giới có rất nhiều mô hình dạy học hiện đại như: Reggio Emilia, STEAM, High Scope… sử dụng như một phương tiện dạy học mang hiệu quả cao. Việc áp dụng DH theo DA đã có từ rất lâu trên thế giới và được áp dụng ở các bậc học. Ở Việt Nam đa số các trường mầm non vẫn dạy học theo phương pháp truyền thống. Trong chương trình GDMN 2009 và trong văn bản hợp nhất đã được Bộ giáo dục thông qua năm 2017 đã chủ trương thực hiện giáo dục cần đổi mới PPDH, ứng dụng những PPDH mới lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tối đa tính cực, chủ động của người học (Bộ giáo dục và đào tạo, 2017). Phương pháp dạy học dự án là phương pháp cho trẻ nghiên cứu sâu một đề tài cụ thể. Trong quá trình khám phá, trẻ được tự lên kế hoạch, tự thực hiện và điều hành các hoạt động trải nghiệm của chính mình, giáo viên chỉ có vai trò định hướng, hỗ trợ trẻ trong các hoạt động. Nhà giáo dục Louv đã viết rằng " Thiên nhiên tạo ra một cảm giác diệu kỳ và độc đáo cho trẻ mà không có mơi trường nào khác có thể có được. Những hiện tượng xuất hiện trong thiên nhiên hàng ngày khiến trẻ tò mò đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh " (Robert & Angel, 2016). Khi khám phá TGTN sẽ giúp trẻ hình thành tình yêu thương với mọi người xung quanh, thiên nhiên, giữ gìn sản phẩm mình làm ra, làm tăng cường sự chú ý làm giảm sự căng thẳng, phát triển tính kỷ luật tự giác cao hơn, tăng cường sự hợp tác với nhau và phát triển thể lực cho trẻ (Richard Louv 2006). Cho nên việc tổ chức hoạt động khám phá thế giới động - thực vật cho trẻ mầm non theo DA vừa giúp trẻ tăng thêm sự hứng thú đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm kĩ năng xã hội, thẩm mĩ theo mục tiêu chung của giáo dục mầm non hiện nay. Dạy học theo DA ở tỉnh Lâm Đồng rất được các ban lãnh đạo quan tâm, thường xuyên chỉ đạo giáo viên nghiên cứu và tiếp cận với hình thức dạy học theo DA cho học sinh kể từ cấp học mầm non. Hiện nay trong địa bàn tỉnh đã có nhiều trường triển khai hình thức dạy học theo DA và thu được một số kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Huyện Đức Trọng là một trong những huyện đang dần tiếp cận mô hình dạy học theo dự án. Tuy nhiên, chưa có một đánh giá nào về hiệu quả của việc thực nghiệm dạy học theo dự án tại các trường mầm non trong địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện Đức Trọng là địa phương có môi trường động – thực vật đa dạng và phong phú. Từ đó đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tổ chức được các hoạt động khám phá động - thực vật cho trẻ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên chưa biết và áp dụng được PPDH theo DA. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Dạy học theo dự án hoạt động khám phá thế giới động-thực vật cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi” nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động khám phá khoa học của trẻ ở trường mầm non. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế một số DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ 5 -6 tuổi. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cách thức tổ chức DH khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi trên địa bàn Huyện Đức Trọng 3.2. Khách thể nghiên cứu Việc DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở Huyện Đức Trọng. 3.3. Giả thuyết nghiên cứu Nếu thiết kế được một số dự án khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi sẽ là góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 4.2. Khảo sát thực trạng DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non Huyện Đức Trọng. 4.3. Xây dựng một số DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 5. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non ở huyện Đức Trọng. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 6.1.1. Mục đích Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và làm cơ sở lý luận cho việc DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 6.1.2. Đối tượng và cách tiến hành Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu trong nước và ngoài nước. Từ đó hệ thống hóa các thông tin thu thập được từ các tài liệu về lịch sử nghiên cứu của việc xây dựng và DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Để điều tra thực trạng việc tổ chức DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật tôi thực hiện phương pháp điều tra bảng hỏi, quan sát và phỏng vấn. 6.2.1. Phương phá điều tra bảng hỏi 6.2.1.1 Mục đích Dùng để thu thập các số liệu của việc tổ chức DH theo DA quá trình dạy và học của các trường mầm non tại một số trường mầm non ở huyện Đức Trọng. 6.2.1.2. Đối tượng Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên mầm non dạy lớp 5-6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Đức Trọng. 6.2.1.3. Cách tiến hành Chúng tôi sẽ thiết kế bảng hỏi dựa vào 2 nội dung: - Nhận thức của giáo viên về tổ chức DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. - Thực trạng thiết kế tổ chức DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non ở huyện Đức Trọng * Cách tiến hành điều tra bảng hỏi: - Bước 1: Thử nghiệm bảng hỏi và nhận đóng góp ý kiến từ các cán bộ quản lý, giáo viên về bảng hỏi. - Bước 2: Chỉnh sửa bảng hỏi sao cho phù hợp. - Bước 3: Tiến hành gửi link và khảo sát bảng hỏi online. 6.2.2. Phương pháp quan sát 6.2.2.1. Mục đích Phương pháp quan sát được sử dụng với mục tiêu làm rõ thông tin đã trả lời ở trong phiếu hỏi và thu thập thông tin thực tế. 6.2.2.2. Cách tiến hành Chúng tôi chọn ngẫu nhiên và tiến hành quan sát, đánh giá sự hiện diện các đồ dùng, học liệu cho DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật ở 2 lớp ở các trường khảo sát bảng hỏi. 6.2.3. Phương pháp phỏng vấn 6.2.3.1 Mục đích Bổ sung và làm rõ một số thông tin đã thu được từ bảng hỏi. 6.2.3.2. Nội dung Tương ứng với các phần nội dung trong bảng hỏinhưng yêu cầu mô tả và lý giải vấn đề cụ thể, rõ ràng hơn. 6.2.3.3. Cách tiến hành Chúng tôi rà soát và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý giáo dục trường Mầm non (1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó), 2 khối trưởng của khối Lá (những giáo viên đã đồng ý phỏng vấn qua điện thoại từ thông tin từ phiếu khảo sát) tại một số trường mầm non ở Huyện Đức Trọng. 6.3. Phương pháp xử lí số liệu. 6.3.1. Mục đích Dùng thống kê số liệu, kết quả điều tra, xây dựng bảng số liệu và biểu đồ. 6.3.2. Cách tiến hành - Xử lý số liệu định lượng: Chúng tôi sử dụng Exel để xử lý số liệu định lượng. - Xử lý số liệu định tính + Đọc và mã hóa số liệu + Thiết lập chủ đề + Nhập số liệu và cho ra kết quả 7. Kế hoạch nghiên cứu TT 1 2 3 4 5 6 Kế hoạch Nội dung nghiên cứu Dự kiến kết quả nghiên cứu 09/ 2021 Nghiên cứu, tìm hiểu, Tên đề tài được giảng xác định đề tài nghiên cứu. viên đồng ý. 10/2021 Xây dựng đề cương Đề cương được nghiệm nghiên cứu. thu. 11/2021 - Tìm kiếm tài liệu, viết - Hoàn thành chương 1. 12/2021 chương 1. - Các phiếu khảo sát. - Xây dựng phiếu khảo sát. 01/2022Tìm hiểu, đánh giá thực Đánh giá được thực 02/2022 trạng của việc DH theo DA trạng việc DH theo DA khám phá thế giới động – khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5- thực vật cho trẻ mẫu giáo 6 tuổi. 5-6 tuổi. 03/2022 Đề xuất DH theo DA Các biện pháp DH theo khám phá thế giới động – DA khám phá thế giới động thực vật cho trẻ mẫu giáo 5- – thực vật cho trẻ mẫu giáo 6 tuổi. 5-6 tuổi. 05/2022 Hoàn thành khóa luận Khóa luận được nghiệm thu 8. Cấu trúc của công trình Chương 1: Cơ sở lý luận về việc DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Chương 2: Thực trạng DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non Huyện Đức Trọng. Chương 3: Xây dựng một số dự án dạy học học khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 9. Đóng góp đề tài 9.1. Về lý luận: Đề tài làm rõ những vấn đề ý luận về khái niệm, cách tiếp cận về việc DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 9.2. Về thực tiễn: Đề tài phân tích thực trạng và DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tạ. Thông qua đó giúp cho giáo viên tổ chức kế hoạch cho trẻ mầm non đạt hiệu quả hơn. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN KHÁM PHÁ THẾ GIỚI ĐỘNG – THỰC VẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Hoạt động khám phá khoa học theo hướng dạy học theo dự án cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 -6 tuổi nói riêng là hoạt động trải nghiệm đặc biệt thôi thúc trẻ học tập, giúp trẻ phát triển toàn diện. Đây là một vấn đề đáp ứng cho nên giáo dục hiện đại luôn được đặt ra không chỉ ở Việt Nam mà cả những quốc gia có nên giáo dục hiên đại trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc…. Nội dung chính của Chương I là phần cơ sở lí luận về việc DH theo DA khám phá thế giới động- thực vật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Trong chương I, chúng tôi nghiên cứu lịch sử vấn đề DH theo DA khám phá thế giới động-thực vật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Sau đó là một số vấn đề liên quan đến đề tài như: Khái niệm, đặc điểm học tập của trẻ 5-6 tuổi, ý nghĩa, hình thức, nội dung và các loại vật liệu cho hoạt động DH theo DA khám phá thế giới động - thực vật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới Dạy học theo DA không phải là mới đối với nền giáo dục trên thế giới, nó bắt đầu từ thế kỷ XVI có nguồn gốc từ Châu Âu (ở Pháp, Ý). Đến thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lí luận cho PPDH này (Nguyễn Tuấn Vĩnh, 2018). J. Dewey (1997) cho rằng “học bằng làm” đã châm ngòi cho một công cuộc đổi mới giáo dục, thay đổi cách giáo dục truyền thống thụ động mà chuyển dạy học dựa vào cảm hứng học tập, thúc đẩy sự trải nghiệm, từ đó phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của người học. Đây là yếu tố thiết yếu của dạy học theo dự án. Năm 1918, W.H.Kilpatrick (1918) đã cho ra đời ấn phẩm mang tên “The project method”, trong tác phẩm của mình tác giả đã cố gắng làm rõ khái niệm về “DA học tập” và chứng minh tầm quan trọng của PPDH theo DA. Khi nghiên cứu về PPDH theo DA thì không thể thiếu Lilian G. Katz (1932) là một trong những tác giả tiêu biểu và có nhiều đóng góp trong quá trình nghiên cứu PPDH theo DA cho đối tượng trẻ mầm non. Với các tác phẩm như: Young investigators: The Project Approach in the early years (Lilian G. Katz & Judy Harris Helm, 2001), Engaging Children's Minds: The Project Approach (Lilian G. Katz & Sylvia C. Chard, 2000)... J.H.Helm và S.C.Chard là một trong những cộng tác viên với Kats trong một số công trình nghiên cứu và phát triển PPDH theo DA dành cho lứa tuổi mầm non. Helm và Chard còn tiếp tục các công trình nghiên cứu của mình với các đối tượng với các trẻ có nhu cầu đặc biệt và điều này chứng minh về sự “sức mạnh” của PPDH theo DA thông qua tác phẩm: The Power of Projects meeting contemporary challengesinearly childhood classrooms – strategies and solutions (Judy Harris Helm & Sallee Beneke, 2002). Tiêu biểu cho các mô hình, PPDH hiện đại sử dụng dự án làm một phương tiện dạy học hiệu quả là PP giáo dục Reggio Emilia do Loris Malaguzzi đã xây dựng nên phần lý thuyết. Với lịch sử được hình thành từ vùng quê nghèo đổ nát sau chiến tranh của Ý, có thể nói PPDH dành cho “trẻ em nghèo”, PPDH của những bà mẹ không có điều kiện chăm sóc và giáo dục con cái. Phương pháp này giúp trẻ phát triển tự nhiên các mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên xung quanh của chúng là trung tâm của triết lý. PP giáo dục Reggio Emilia trong GDMN nhấn mạnh các DA hợp tác. Những đứa trẻ sẽ cùng nhau thực hiện một điều mới mẻ gì đó và trình bày những gì chúng đã học cho cha mẹ, GV và cho nhau (Maryne Valentine, 2006). PPDH theo DA là mô hình dạy học rộng lớn được thực hiện ở nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài tập trung nghiên cứu và cách thức tiếp cận một phần đặc điểm và qui trình thực hiện theo Reggio Emilia vào một phần của chương trình giáo dục mầm non. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam Những năm gần đây phương pháp DH theo DA dần được tiếp cận trong chương trình dạy học ở Việt Nam. Một số nơi dần áp dụng PPDH này tại một số trường từ cấp bậc mầm non. Tuy nhiên, PPDH này vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu, giáo dục đầu tư nghiên cứu thích đáng. Trong quyển “Lí luận dạy học hiện đại (Cơ sở đổi mới mục tiêu - nội dung và PPDH)” của tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, tác phẩm “Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” của tác giả Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) & Đỗ Hương Trà…Các tác giả nghiên cứu chung về các phương pháp DH tích cực đang được áp dụng hiện nay trên thế giới và phương pháp DH theo DA được giới thiệu là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả chứ không đi chuyên sâu vào PPDH theo DA dành cho trẻ mầm non. Theo tác giả Lưu Thị Thu Thủy đã có những nghiên cứu tổng quát về PPDH theo DA và tác giả cho rằng PPDH này đã xuất hiện khá lâu ở Mỹ và cũng có thể nói đây là một PPDH “cũ người nhưng mới ta”. Tuy nhiên, việc áp dụng PPDH theo DA tại Việt Nam đặc biệt tại các tỉnh nhỏ vẫn chưa được nhiều GV biết đến và áp dụng thành công. Với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú như Việt Nam, GVMN có thể tổ chức các hoạt đông trãi nghiệm đó ngay tại trường học, các trang trại hoặc cánh đồng bên cạnh trường học mà không phải tốn kém các chi phí đi lại (Lưu Thị Thu Thủy, 2015). Trong quyển “Dạy học theo dự án ở trường mầm non” của nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Vĩnh (chủ biên), Tạ Kim Nhung, Lê Thị Nhung, Trần Viết Nhi. Các tác giả đã nghiên cứu về phương pháp DH theo DA lấy trẻ làm trung tâm cho lứa tuổi mầm non. Kế hoach đề ra một trong những mục tiêu như: “Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Qua đó nhóm tác giả đã đưa ra những vấn đề cơ bản về DH theo DA và khả năng hình thức ứng dụng dạy học này trong trường mầm non. Quy trình tổ chức, giáo án dạy học với những ví dụ minh họa cụ thể trong việc đổi mới hình thức giáo dục DA theo DA ở trường mầm non. Tác giả Nguyễn Tuấn Vĩnh (2018) đã đưa ra khái niệm về PPDH theo DA và cũng có đánh giá rất cao về PPDH này. Và tác giả cho rằng việc ứng dụng PPDH này vào các trường mầm non sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển giáo dục đang cần đổi mới theo xu hướng chung xã hội hiện nay. Tuy nhiên tác giả chưa định hướng cụ thể cách tiếp cận PPDH này vào chương trình giáo dục. Tại một số thành phố lớn như Thành phố HCM, Hà Nộ hình thức dạy học theo DA tại trường Mầm non đã và đang được áp dụng. Hình thức dạy học tho dự án cũng đạt kết quả khả quan như: thu hút phần lớn sự hứng thú, tích cực và chủ động của trẻ. Đề tài trên cũng chưa nêu được những điều kiện và tiêu chí thực hiện hay hướng dẫn GVMN cách thức thực hiện PPDH theo DA tại Hà Nội hay tại các cơ sở giáo dục tại Việt Nam nói chung. Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi thấy phương pháp DH theo DA vẫn chưa được áp dụng phổ biến mà chủ yếu chỉ được nghiên cứu ở mức độ cá nhân, tập thể nhỏ. Song đó dấu hiệu đáng mừng vì phương pháp DH theo DA được một số nhà giáo dục hiện nay đánh giá cao, thử nghiệm và áp dụng thành công. Hiện nay, các tài liệu có được chủ yếu được chuyển dịch từ các tài liệu nước ngoài do những tác giả có nhu cầu viết bài nghiên cứu dịch ra. Để có thể áp dụng được PPDH này một cách rộng rãi và phổ biến cần có nhiều tác giả và sự đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng nhằm đề ra qui trình thực hiện, tiêu chí đánh giá kết quả DH theo DA. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Các khái niệm chính 1.2.1.1 Khái niệm DH – DH cho trẻ MN Tác giả Trương Xuân Huệ (2014) “Dạy là hoạt động của GV không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra mà còn hơn nữa là hoạt động giúp đỡ, chỉ đạo và hướng dẫn học sinh. Học, theo nghĩa rộng nhất, được hiểu là quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội sức mạnh bản chất người đã được đối tượng hóa trong các sản phẩm của hoạt động con người”. Khái niệm dạy học là “quá trình tổ chức có định hướng hoạt động của học sinh” cho thấy vai trò chủ động của giáo viên là tổ chức, vai trò chủ động của học sinh là hoạt động, họ là hai chủ thể bình đẳng trong quá trình dạy học. Đặc biệt là học sinh không chỉ hoạt động để tiếp thu và ứng dụng cái giáo viên truyền thụ cho, mà còn hoạt động suốt đời để tiếp nhận giáo dục, tức duy trì và phát triển năng lực học tập[2]. Khái niệm dạy học trong trường mầm non nói riêng và khái niệm dạy học nói chung là một bộ phận của quá trình sư phạm trong trường mầm non. Đó là quá trình tương tác giữa GV và trẻ trong môi trường được tổ chức nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. 1.2.1.2. Khái niệm dạy học theo DA Dạy học dự án là một hình thức, phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tham vấn, tạo môi trường, tạo tình huống có vấn đề, còn người học tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng thông qua các dự án gắn nội dung học tập với các vấn đề có thật trong thực tiễn trong cuộc sống. Từ đó tạo ra sản phẩm để báo cáo, trình bày. Có thể nói, dạy học theo dự án là một mô hình học tập hiện đại mà học sinh được làm trung tâm của buổi học. Các giáo viên sẽ hướng dẫn thực hiện nhằm giúp phát triển kiến thức cùng các kỹ năng của trẻ thông qua các nhiệm vụ học tập. Trẻ được khuyến khích tìm tòi và thực hành kiến thức được học để tạo ra các sản phẩm của chính mình. Đây là một chương trình học xây dựng dựa trên những câu hỏi quan trọng và được lồng ghép các nội dung chuẩn. 1.2.1.3. Khái niệm DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật DH theo DA khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm” trong đó giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tham vấn, tạo môi trường, tạo tình huống và vấn đề cho trẻ khám phá, giúp trẻ phát huy tính chủ động, tích cực, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ đúng đắn về thế giới động – thực vật, cây cối, con vật. 1.2.2 Hoạt động học tập trẻ 5 - 6 tuổi 1.2.2.1. Đặc điểm học Tổng hợp từ các nguồn tài liệu của các giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thị Như Mai (2014); Mai Thị Nguyệt Nga (2007); Hoàng Thị Phương (2005). Chúng tôi đưa ra khả năng nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi như sau: Đặc điểm hoạt động học của trẻ mầm non có những đặc điểm riêng, mang tính chất đặc trưng theo từng lứa tuổi. Có thể thấy giai đoạn trẻ 5-6 tuổi có những nhu cầu nhận thức và hoạt động khám phá khác với các lứa tuổi còn lại, tuy nhiên nó vẫn mang một số đặc điểm chung giống nhau. Đó chính là các cơ sở giúp GV có thể tổ chức tốt quá trình khám phá thế giới động – thực vật. Trẻ có nhu cầu rất cao trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Nó xuất hiện ở trẻ ngay khi sinh và phát triển mạnh vào cuối tuổi nhà trẻ và ở lứa tuổi mẫu giáo. Biểu hiện rõ nhất qua các câu hỏi được đặt ra liên tục cho người lớn: Đây là cái gì? Tại sao? Làm như thế nào?... (Hoàng Thị Phượng, 2011). Trẻ 5-6 tuổi còn có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, tư duy, nhận thức, thể chất của trẻ 5-6 tuổi đã phát triển đa dạng và phong phú hơn, mang một số đặc điểm riêng như sau: Trẻ 5-6 tuổi đã tích luỹ được vốn kiến thức rất phong phú, kỹ năng nhận xét, so sánh cũng đã phát triển hơn so với mẫu giáo nhỡ. Do vậy. Số lượng đối tượng cho trẻ nhận xét và so sánh có thể nhiều hơn so với hai lứa tuổi trước. Câu hỏi của GV cần mang tính khái quát cao hơn. Trẻ không chỉ nhận xét, trả lời câu hỏi của cô mà còn tự đưa câu hỏi cho bạn bè, đưa ra những thắc mắc của mình. Hoạt động nhóm và hoạt động chủ yếu của lứa tuổi này Chú ý của trẻ mẫu giáo lớn cũng tập trung hơn và bền vững hơn. Ghi nhớ cũng có tính chủ động hơn. Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng tổng hợp và khái quát hóa những dấu hiệu đơn giản tiêu biểu bên ngoài. Trẻ biết so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số đối tượng, biết phân nhóm các đối tượng theo một hoặ một vài dấu hiệu rõ nét. Trẻ đã phát triển mạnh mẽ kiểu tư duy trực quan hình ảnh và cuối độ tuổi tư duy trực quan sơ đồ xuất hiện. Nó cho phép trẻ đi sâu vào các mối quan hệ phức tạp của sự vật, hiện tượng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ở trình độ cao hơn và phức tạp hơn. Khi DH theo DA khám phá thế giới động - thực vật GV nên dạy trẻ các vốn từ vựng về khoa học, thế giới xung quanh, cho trẻ thời gian khám phá và trao đổi với bạn bè. GV lắng nghe trẻ và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi khi trẻ hoạt động. Tình cảm của trẻ mầm non rất mãnh liệt. Trẻ thường bộc lộ tình cảm với mọi người, biểu lộ cảm xúc yêu mến các con vật, cây cối và hiện tượng tự nhiên. Trẻ trân trọng những sản phẩm của chính mình và các bạn 1.2.2.2. Ý nghĩa hoạt động học của trẻ mẫu giáo Mầm non là bậc học đầu tiên theo hệ thống giáo dục của nước ta và là nền móng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ.Toàn bộ kiến thức, kỹ năng mà các bé học được ở cấp bậc mầm non sẽ góp phần xây dựng con người và tính cách của trẻ sau này. Những năm đầu đời trẻ em rất cần được quan tâm kỹ lưỡng vì đây là giai đoạn hình thành nên nhân cách cũng như là năng lực của các con. Ở độ tuổi này, các bé có khả năng bẩm sinh tiếp thu và hình thành nhận thức thế giới xung quanh rất nhanh chóng nhưng nó cũng dễ dàng bị tác động hoặc hạn chế bởi các yếu tố như thể trạng, nhận thức, tình cảm, mối quan hệ xã hội,… Nếu được quan tâm chăm sóc ngay từ nhỏ, trẻ sẽ có một nền móng vững chắc để phát triển nhanh và toàn tiện hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với trẻ, nên việc dạy học cho trẻ mầm non ngày càng hoàn thiện và nâng cao hệ thống giáo dục này, mở rộng và tiếp cận và nâng cao điều kiện học tập. Tất cả nhằm mục đích để đảm bảo mọi

Tài liệu liên quan

Một Số Biện Pháp Xây Dựng Trò Chơi Học Tập Phục Vụ Dạy Học Nội Dung Trái Đất Và Bầu Trời Môn Tự Nhiên Xã Hội Lớp 3

Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Biện Pháp Xây Dựng Trò Chơi Học Tập Phục Vụ Dạy Học Nội Dung Trái Đất Và Bầu Trời Môn Tự Nhiên Xã Hội…
27 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 65
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Thực Trạng Thị Trường Đào Tạo Tiếng Anh Trực Tuyến Tại Thành Phố Đà Nẵng

Tiểu Luận Thực Trạng Thị Trường Đào Tạo Tiếng Anh Trực Tuyến Tại Thành Phố Đà Nẵng Ngày nay, việc học tiếng anh trực tuyến 1-1 với giáo viên nước…
12 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 49
Lượt tải: 0

Thực Trạng Về Ý Thức Và Hành Vi Giữ Gìn Vệ Sinh Của Sinh Viên Hiện Nay

Bài Tiểu Luận Thực Trạng Về Ý Thức Và Hành Vi Giữ Gìn Vệ Sinh Của Sinh Viên Hiện Nay Từ tầm quan trọng và thực tiễn trên, em xin…
13 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 47
Lượt tải: 0

Công Tác Giảng Dạy Tiếng Nhật Tại Công Ty Giáo Dục Great Ocean

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Công Tác Giảng Dạy Tiếng Nhật Tại Công Ty Tnhh Dịch Vụ Tư Vấn Giáo Dục Great Ocean Ngoài phần mở đầu và kết…
28 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 39
Lượt tải: 0

Giải Pháp Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 4, Trường Tiểu Học Phú Mỹ

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 4, Trường Tiểu Học Phú Mỹ Tìm…
33 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 68
Lượt tải: 0

Bài Thu Hoạch Môn Học Giáo Dục Đại Học Thế Giới Và Việt Nam Chuyên Ngành Nghiệp Vụ Sư Phạm

Bài thu hoạch Môn học: giáo dục đại học thế giới và việt nam Chuyên ngành: nghiệp vụ sư phạm
6 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 103
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 238
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0