Khóa Luận Thực Hiện Quyền Và Nghĩa Vụ Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Thực Hiện Quyền Và Nghĩa Vụ Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2023 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là từ những quy định của pháp luật và thực trạng Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Từ đó, phân tích và đưa giải pháp để hoàn thiện pháp luật.
Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, chuyên đề được chia thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Lý luận chung quy định pháp luật về nuôi dạy con sau ly hôn
Chương 2: Thực trạng và những bất cập của pháp luật về quyền nuôi dạy con sau ly hôn
Chương 3: Những giải pháp để hoàn thiện pháp luật

43 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 15/12/2023
Lượt xem: 72
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 13 trang tài liệu Khóa Luận Thực Hiện Quyền Và Nghĩa Vụ Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2023, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT ----------------- MSSV: THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NUÔI CON SAU KHI LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2023 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT ---------------- MSSV: 1454060244 THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NUÔI CON SAU KHI LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2023 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn - thầy/cô… Thầy/cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp. Nhờ có sự hỗ trợ của thầy/cô… em mới có thể hoàn thành chuyên đề báo cáo tốt nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể giảng viên khoa Luật trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy cô đã dìu dắt chúng em trong 4 năm đại học, đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn và thực tiễn cho chúng em, nuôi dưỡng đam mê nghề luật đến cho các học viên. Sau cùng, do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này. Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng SINH VIÊN iii năm 2023 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Giảng viên hướng dẫn iv MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................................1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI DẠY CON SAU LY HÔN.................................................................................................................................3 1.1. Khái niệm về quyền nuôi dạy con sau ly hôn..............................................................3 1.2. Đặc điểm về quyền nuôi dạy con sau ly hôn.................................................................4 1.3. Phân loại quyền của người nuôi dạy con sau ly hôn....................................................5 1.3.1. Người trực tiếp nuôi dạy con sau ly hôn.......................................................................5 1.3.2. Người không trực tiếp nuôi dạy con.............................................................................6 1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi dạy con sau ly hôn...................................6 1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ về nuôi dạy con sau ly hôn..........................................6 1.4.2. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn...................................................................................................................9 1.4.3. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.......................................................12 1.4.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền nuôi dạy con sau ly hôn..............................16 1.4.5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền nuôi dạy con sau ly hôn........................18 Kết luận Chương I...............................................................................................................19 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN NUÔI DẠY CON SAU LY HÔN........................................................................................20 2.1. Thực trạng của pháp luật về quyền nuôi dạy con sau ly hôn......................................20 2.1.1. Những vướng mắc trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con................................20 2.1.2. Vướng mắc về cấp dưỡng cho con..............................................................................22 2.2. Những mặt hạn chế của pháp luật về quyền trực tiếp nuôi dạy con sau ly hôn.........26 Kết luận Chương II.............................................................................................................29 CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT..........................30 v 3.1. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con..................................................................30 3.2. Về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con...................................................................30 3.3. Về việc thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con......................................33 Tiểu kết Chương III.............................................................................................................34 KẾT LUẬN..........................................................................................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................36 vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Dù có trong thời kỳ hôn nhân hay đã ly hôn thì việc nuôi dưỡng và chăm nom con vẫn luôn là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, cha mẹ luôn có trách nhiệm nuôi dạy con thành người công dân tốt. Việc được trực tiếp nuôi con và quyền trông nom con sau ly hôn luôn là đề tài nóng Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển của xã hội thì quan niệm hôn nhân không chỉ của giới trẻ mà có nhiều người dân đủ mọi lứa có quan niệm trong đời sống hôn nhân có nhiều đổi thay. Vì thế dẫn theo các vụ ly hôn ngày càng tăng cao, dẫn đến các vụ việc tranh chấp quyền nuôi con ngày càng tăng cao và tính chất vụ việc ngày càng phức tạp hơn. Có thể dễ thấy gần đây có rất nhiều vụ việc sau khi ly hôn con cái bị người sống chung với cha ruột, mẹ ruột bạo hành thời gian dài gây phẫn nộ cho xã hội, như vậy có thể thấy luật pháp hôn nhân gia đình về vấn đề trực tiếp nuôi con và quyền trông nom con còn nhiều bất cập. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014” vì những lý do trên để nghiên cứu những bất cập trong những quy định hiện hiện hành để phân tích và đưa ra giải pháp cho vấn đề trên. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là từ những quy định của pháp luật và thực trạng Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Từ đó, phân tích và đưa giải pháp để hoàn thiện pháp luật. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1 Bài báo cáo tốt nghiệp của người viết sẽ tập trung vào nghiên cứu quy định về quyền được trực tiếp nuôi dưỡng con và quyền được thăm nom con sau khi ly hôn với đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng của các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, người viết sẽ đi sâu đến việc tìm hiểu các quy định của pháp luật, phân tích và đưa ra những bất cập đó dựa vào thực tế và các số liệu thống kê. Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: Ở bài báo cáo này, các dữ kiện và thông tin chọn lọc là các thông tin mới nhất trong khoảng thời gian gần đây từ năm 2018 đến nay. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng một số biện pháp nghiên cứu như: Lập luận, phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử. Các phương pháp này được sử dụng phối hợp và linh hoạt trong chuyên đề báo cáo tốt nghiệp để đạt được mục đích nghiên cứu. 1.5 Kết cấu của chuyên đề Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, chuyên đề được chia thành ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Lý luận chung quy định pháp luật về nuôi dạy con sau ly hôn Chương 2: Thực trạng và những bất cập của pháp luật về quyền nuôi dạy con sau ly hôn Chương 3: Những giải pháp để hoàn thiện pháp luật 2 NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI DẠY CON SAU LY HÔN 1.1. Khái niệm về quyền nuôi dạy con sau ly hôn Dưới góc độ pháp luật, cha, mẹ, con là những chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình. Pháp luật quy định cho họ những nghĩa vụ và quyền mà họ được hưởng và phải tuân theo khi tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình nói chung, quan hệ giữa cha, mẹ và con nói riêng. Sự kiện cha mẹ ly hôn không làm thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ và quyền đối với con, tuy nhiên phương thức các nghĩa vụ và quyền đối với con có nhiều sự thay đổi.1 Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó, cá nhân, tổ chức được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai ngăn cản, hạn chế2. Trong khi đó, thuật ngữ nghĩa vụ được dùng trong đời sống hằng ngày là sự xử sự mà một người phải thực hiện vì một hay nhiều người khác, nhưng sự thực hiện đó không đặt dưới sự đảm bảo của nhà nước bằng pháp luật. Pháp luật không buộc người đó phải thực hiện, họ thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn theo lương tâm của mình để làm tròn bổn phận làm người. Ở phương diện này, nghĩa vụ được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức. Khái niệm nghĩa vụ đặt trong mối quan hệ với quyền là hai khái niệm đi song song cùng nhau, có mối quan hệ qua lại, nói cách khác, quyền của cha mẹ đồng thời cũng là nghĩa vụ của họ đối với con. Đây là một trong những đặc điểm của quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Như vậy, có thể hiểu nội dung pháp luật về nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ đối với con sau khi ly hôn là những việc mà cha mẹ thực hiện đối với con theo thoả thuận giữa cha mẹ hoặc theo quyết định của Toà án ngay sau khi chấm dứt hôn nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người con trong mối quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. 1 Hà Thị Mai Hiên (2003), Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo Đại học Huế, tr. 260 2 Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb từ điển Bách khoa, Nxb. Tư pháp, tr. 648 Nghĩa vụ và quyền giữa cha, mẹ và con được pháp luật hôn nhân gia đình, luật dân sự điều chỉnh. Trong đó, luật hôn nhân và gia đình có nhiều thay đổi cụ thể, mang tính đặc thù hơn về quyền giữa cha, mẹ và con. Đặc biệt, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định các quyền của cha mẹ và con đồng thời là nghĩa vụ của họ. Nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ đối với con sau khi ly hôn là một nội dung quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình, bởi lẽ quy định này là sự dung hòa giữa thực trạng phát triển xã hội và truyền thống phát triển đạo đức của dân tộc, mang ý nghĩa về cả mặt xã hội và pháp lý. 1.2. Đặc điểm về quyền nuôi dạy con sau ly hôn Trên nguyên tắc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của trẻ em sau khi ly hôn, pháp luật đã quy định cụ thể nội dung về quyền nuôi dạy con sau khi ly hôn. Theo đó quyền nuôi dạy con sau ly hôn mang một số đặc điểm sau: Thứ nhất, cha và mẹ đều bình đẳng với nhau trong việc chăm sóc, nuôi dạy con. Như đã trình bày, ly hôn không làm mất đi các quyền nuôi dạy con của cha mẹ mà chỉ được thể hiện dưới hình thức khác. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong vấn đề nuôi dạy con sau ly hôn và không bên nào có quyền ngăn cấm bên còn lại thực hiện các quyền và nghĩa vụ này. Nói cách khác, cha mẹ đều cần chăm sóc con cái, thực hiện cấp dưỡng, nuôi dưỡng cho con. Thứ hai, việc xác định ai là người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng nuôi con phải xuất phát từ lợi ích của trẻ em. Thực tiễn ghi nhận rằng trong phần lớn trường hợp, người sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần sau khi ly hôn là các trẻ em, nhất là trẻ em chưa thành niên hoặc tật nguyền và không có khả năng lao động. Vì vậy, việc giải quyết yêu cầu ly hôn và các vấn đề phát sinh sau khi ly hôn phải được thực hiện dựa trên tư tưởng chủ đạo, theo đó, quyền và lợi ích chính đáng của con chung được ưu tiên bảo vệ. 4 1.3. Phân loại quyền của người nuôi dạy con sau ly hôn Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ phải chăm sóc cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không thể tự nuôi mình3. Tuy nhiên lúc này do không cùng chung sống dưới một mái nhà nên pháp luật đã đưa ra những quy định liên quan đến nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong trường hợp trực tiếp nuôi con và không trực tiếp nuôi con. 1.3.1. Người trực tiếp nuôi dạy con sau ly hôn Đối với người trực tiếp nuôi dạy con, pháp luật hôn nhân và gia đình cho phép họ có quyền trong việc nuôi dạy con (Điều 71, 72, 83 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014), đồng thời có quyền đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn (Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014). Việc được pháp luật cho người trực tiếp nuôi dạy con cái được hưởng các quyền này nhằm đảm bảo đối tượng yếu thế - trẻ em sẽ được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất. Việc lựa chọn ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc đầu tiên vào sự thỏa thuận của các bên đương sự, tiếp đến là quyết định của Tòa án và nguyện vọng của con cái trong trường hợp con trên 07 tuổi 4. Dù được lựa chọn theo cách thức nào thì quyền lợi về mọi mặt của con trẻ cũng cần phải được đảm bảo tối đa. Cha/mẹ khi đảm nhận nuôi dưỡng con cái cần chăm sóc và tạo điều kiện học tập cho con. Đây cũng là nghĩa vụ và quyền quan trọng nhất của người trực tiếp nuôi con. Nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho trẻ em, người trực tiếp nuôi con được trao quyền yêu cầu phía còn lại thực hiện các nghĩa vụ của mình: ví dụ như cấp dưỡng, thăm nom con cái. Khi cha mẹ ly hôn, người chịu tổn thương nhiều nhất chính là con trẻ. Vì vậy việc yêu cầu cha mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện quyền và nghĩa vụ về cấp dưỡng, thăm nom là cần thiết để người trực tiếp nuôi con không chịu quá nhiều áp lực về cả mặt kinh tế và tình cảm trong quá trình nuôi dạy con, cũng như để con trẻ được cảm nhận tình cảm của cả bố và mẹ. 3 Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014, khoản 1 Điều 81 4 Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014, khoản 2 Điều 81 5 1.3.2. Người không trực tiếp nuôi dạy con Tương tự như trường hợp người trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp nuôi con cũng có quyền đối với con cái và quyền đối với người trực tiếp nuôi con. Do không cùng chung sống với con cái nên lúc này cha mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền thăm nom và cấp dưỡng cho con cái. Tình cảm của cha mẹ đối với con cái sẽ được thể hiện thông qua quyền thăm nom và cấp dưỡng, đảm bảo con nhận được sự quan tâm, chăm sóc cả về vật chất và tinh thần đến từ cha mẹ dù không chung sống cùng nhau. Quyền của người không trực tiếp nuôi dạy con đối với người trực tiếp nuôi con được thể hiện qua quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó, trong trường hợp cha mẹ có thỏa thuận hoặc cho rằng người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để nuôi dạy con thì người còn lại được yêu cầu Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. 1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi dạy con sau ly hôn. 1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ về nuôi dạy con sau ly hôn Thứ nhất, đối với người trực tiếp nuôi con. Là người cùng chung sống với con nên các nghĩa vụ và quyền của người trực tiếp nuôi con trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nói chung không thay đổi so với trước khi ly hôn như: quyền đại diện cho con (Điều 73), bồi thường thiệt hại do con gây ra (Điều 74); quyền quản lý tài sản riêng của con (Điều 76); quyền định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự (Điều 77). Đồng thời, người trực tiếp nuôi con sẽ thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con theo quy định tại Điều 71, Điều 72 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Từ những quy định pháp luật, có thể khái quát nghĩa vụ và quyền của người trực tiếp nuôi con như sau: Về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc 6 không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhân thân, cha mẹ còn có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của con. Sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ không thay đổi, cả người cha và người mẹ vẫn có quyền định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Theo Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi người con dưới 15 tuổi muốn định đoạt tài sản riêng của mình cần có sự đồng ý của cả người cha và người mẹ, cha mẹ có quyền định đoạt tài sản của con vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. Thứ hai, đối với người không trực tiếp nuôi con. Hậu quả của ly hôn dẫn đến việc con chỉ được sống cùng với người trực tiếp nuôi con nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chủ yếu do người trực tiếp nuôi con thực hiện; người không trực tiếp nuôi con do không có điều kiện ở cùng con nên mặc dù đây là nghĩa vụ và quyền của họ nhưng việc thực hiện chắc chắn sẽ không tiến hành thường xuyên được. Do đó quyền nuôi dưỡng lúc này chuyển hóa thành quan hệ cấp dưỡng và thăm nom. Về quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Về nguyên tắc, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con vẫn được pháp luật đặt ra đối với người không trực tiếp nuôi con. Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ không thay đổi so với trước khi ly hôn như: quyền đại diện cho con 7

Tài liệu liên quan

Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự – Thẩm Quyền Của Tòa Án

Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự - Thẩm Quyền Của Tòa Án Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự…
11 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 19/12/2023
Lượt xem: 65
Lượt tải: 0

Đề tài công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng công chứng nguyễn thị mai

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành luật công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng…
35 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 106
Lượt tải: 0

bài thu hoạch nghề công chứng về biện pháp đảm bao công chứng

Bài Thu Hoạch Đào Tạo Nghề Công Chứng về biện pháp đảm bao công chứng dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành pháp…
14 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0

Đề Tài Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM với nội dung về đề tài hợp đồng mua bán hàng hóa theo…
47 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 118
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0

Tiểu luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam

Tiểu luận môn: Luật sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại việt nam – thực trạng và giải pháp chương…
13 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 238
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0