Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Theo Hướng Bền Vững Tại Làng Chuồn, Xã Phú An, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế

5/5 - (1 bình chọn)

Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Tại Làng Chuồn, Xã Phú An, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế Đánh giá được tiềm năng phát triển từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch homestay ở Làng Chuồn, Phú An, Thừa Thiên Huế.

78 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 15/12/2023
Lượt xem: 61
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Theo Hướng Bền Vững Tại Làng Chuồn, Xã Phú An, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG DU LỊCH CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI LÀNG CHUỒN, XÃ PHÚ AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Tân Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Thanh Giao Huế – 2023 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG DU LỊCH * CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI LÀNG CHUỒN, XÃ PHÚ AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Tân Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Thanh Giao Huế – 2023 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể:...................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu............................................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................3 4.1. Phương pháp khảo sát thực địa............................................................................3 4.2. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................3 5. Bố cục của đề tài.....................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY....5 1.1. Khái niệm du lịch homestay................................................................................5 1.2. Đặc điểm ý nghĩa loại hình du lịch homestay......................................................6 1.2.1. Đặc điểm...........................................................................................................6 1.2.2. Ý nghĩa..............................................................................................................8 1.3. Điều kiện phát triển của du lịch homestay.........................................................10 1.3.1. Tài nguyên du lịch..........................................................................................10 1.3.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật...................................................................11 1.3.3. Nguồn nhân lực...............................................................................................12 1.3.4. Chính sách phát triển......................................................................................13 1.4. Một số địa điểm phát triển loại hình du lịch homestay hấp dẫn trên thế giới và Việt Nam...................................................................................................................14 1.4.1. Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn trên thế giới......................................14 1.4.2. Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn trên Việt Nam...................................15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI LÀNG CHUỒN, XÃ PHÚ AN, HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..........17 2.1 Khái quát về xã Phú An huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế........................17 i 2.2. Điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại làng Chuồn, Phú An..........18 2.2.1. Tài nguyên du lịch..........................................................................................18 2.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật.......................................................................30 2.2.3. Nguồn nhân lực du lịch...................................................................................31 2.2.4. Chính sách địa phương...................................................................................34 2.3 Thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay làng Chuồn, Phú An..............35 2.3.1 Số lượng khách du lịch....................................................................................35 2.3.2. Các hoạt động du lịch tại làng Chuồn.............................................................36 2.4 Đánh giá chung...................................................................................................44 2.4.1. Đánh giá từ chính quyền địa phương..............................................................44 2.4.2. Đánh giá từ người dân địa phương.................................................................45 2.4.3. Đánh giá từ du khách......................................................................................48 2.4.4. Những kết quả và hạn chế...............................................................................52 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI LÀNG CHUỒN.............................................55 3.1. Một số giải pháp.................................................................................................55 3.1.1. Về cơ sở hạ tầng..............................................................................................55 3.1.2. Về bảo vệ tài nguyên.......................................................................................55 3.1.3. Quảng bá du lịch.............................................................................................58 3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực...............................................................................58 3.2. Một số kiến nghị và đề xuất...............................................................................60 3.2.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.............................................60 3.2.2. Kiến nghị đối với UBND xã Phú An..............................................................61 3.2.3. Kiến nghị đối với các công ty du lịch.............................................................61 KẾT LUẬN...............................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................64 Phụ lục 1...................................................................................................................65 Phụ lục 2...................................................................................................................68 Phụ lục 3...................................................................................................................70 ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp Lao động trong ngành du lịch xã Phú An giai đoạn (2019 – 2021) Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh du lịch làng Chuồn (2019 – 2021) Bảng 2.3. Nhu cầu đào tạo của các hộ kinh doanh homestay Bảng 2.4. Phỏng vấn các hộ không kinh doanh homestay……….….…... …..48 Bảng 2.5. Phỏng vấn khách du lịch về dịch vụ homestay tại làng Chuồn…...49 Bảng 2.6. Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nhân văn Bảng 2.7. Đánh giá của khách du lịch về vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ iii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang ở trong thời kỳ phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại cùng với đó sự vươn lên của nghành du lịch trên toàn cầu. Khi mà đời sống vật chất được đảm bảo, đầy đủ tiện nghi thì nhu cầu khám phá những văn hóa mới tại vùng đất mới có thể gần hoặc xa nơi ở của họ. Du lịch trở thành một xu hướng phổ biến trong mỗi cuộc sống của con người, khiến cho nghành du lịch trở thành nghành công nghiệp quan trọng của tất cả các nước. Tại Việt Nam nghành du lịch đang là nghành kinh tế mũi nhọn của đất nước khi ở đây có đủ điều kiện tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa để khai thác và phát triển góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế của cả nước. Với những tài nguyên thiên nhiên có được thì loại hình dịch vụ homestay với đặc trưng cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với các gia đình tại điểm du lịch đó giúp cho du khách trải nghiệm được hiểu hết những giá trị vô cùng to lớn ở vùng đất đó mang lại.Homestay đề cao yếu tố những trải nghiệm văn hóa ở địa phương, chi phí thấp được giới trẻ đón nhận và là sự lựa chọn hàng đầu cùng với đó sự chia sẻ hợp lý giữa các bên tham gia đã góp phần nâng cao ý thức bảo tồn của cộng đồng. Việt Nam đang là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ về loại hình homestay, đây là loại hình đánh giá sẽ phát triển lớn hơn nữa khi loại hình phù hợp với nhiều địa đểm du lịch ở trên đất nước Việt Nam. Có thể kể đến một số Mộc Châu (Sơn La) , Đà Lạt (Lâm Đồng), Phố Cổ Hội An (Quảng Nam), Huế, Đà Nẵng. Thừa Thiên Huế là một thành phố có đầy đủ các yếu tố để khẳng định là một trung tâm du lịch lớn của miềng trung nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong những năm gần đây Làng Chuồn là một vùng có lịch sử truyền thống lâu đời, người dân hiếu khách thân thiên và có phong cảnh vô cùng hữu tình đậm chất Huế. 1 Do đó em đã lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch homestay theo hướng bền vững Tại làng Chuồn xã Phú An – Huyện Phú Vang- Tỉnh Thừa Thiên Huế” cho bài chuyên đề tốt nghiệp của em, đề tài của em có thể góp phần xây dựng chính quê hương phát triển hơn nữa từ những giá trị vốn có và những giá trị về mặt tinh thần giúp cho du khách thỏa mãn nhu cầu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được tiềm năng phát triển từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch homestay ở Làng Chuồn, Phú An, Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay - Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay ở Làng Chuồn, Phú An, Thừa Thiên Huế. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch homestay tại Làng Chuồn Phú An. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiềm năng du lịch homestay ở làng Chuồn Đối tượng khảo sát: - Chính quyền địa phương - Khách du lịch - Người dân 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Làng Chuồn, Phú An, Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp từ năm 2019-2021 Số liệu sơ cấp: Khảo sát từ tháng 1 đến tháng 4/2022 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp khảo sát thực địa Trong quá trình đi khảo sát thực địa tại làng Chuồn Phú An đã giúp em tiếp cận được vấn đề một cách trực tiếp chân thật, kiểm tra đánh giá một cách khách quan nhất để có được góc nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động khi nghiên cứu bao gồm: + Quan sát + Mô tả + Điều tra + Ghi chép + Quay phim chụp ảnh tại các điểm nghiên cứu + Gặp gỡ trực tiếp với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại. Trong quá trình thực địa tại làng Chuồn Phú An em đã thu được rất nhiều nguồn thông tin bổ ích phục vụ cho việc viết khóa luận. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các nguồn thông tin, tài liệu sẵn có từ các sở, ban ngành liên quan như: Tài liệu thống kê của Sở văn hóa, thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Tổng cục thống kê, giáo trình và các đề tài nghiên cứu từ trước, từ cộng đồng địa phương, từ các tổ chức kinh doanh du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các huyện, các bài viết trên sách báo internet..... Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và các kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát nhất về chủ đề của khóa luận. - Thu thập số liệu sơ cấp: + Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với 50 khách du lịch homestay tại Làng Chuồn với mục đích nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng 3 của khách du lịch đến làng Chuồn, và những nhận xét, đánh giá của khách tham gia hoạt động du lịch homestay tại Làng Chuồn. + Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn với 10 người dân địa phương đang kinh doanh homestay và 10 người dân địa phương chưa kinh doanh dịch vụ homestay để tìm hiểu về phương thức tổ chức kinh doanh, tình hình kinh doanh và những nguyện vọng của người dân. + Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn với 5 đại diện chính quyền địa phương để đánh giá về tài nguyên phát triển du lịch homestay và thực trạng phát triển du lịch homestay trên địa bàn xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. + Khảo sát từ tháng 1 đến tháng 4/2022 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì Khóa luận gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI LÀNG CHUỒN, XÃ PHÚ AN, HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI LÀNG CHUỒN 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY 1.1. Khái niệm du lịch homestay Thuật ngữ “Homestay” xuất hiện lần tiên trong lĩnh vực giáo dục. “Homestay” chỉ người từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà của cư dân bản địa nơi mình đến tìm hiểu học tập những nét văn hóa đặc sắc và cách sống của vùng đất mới. Từ những năm 1970 khách du lịch tham quan làng bản tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách muốn tham quan hệ động thực vật sinh thái, núi non mà thường gọi là du lịch sinh thái. Thường thì những chuyến du lịch này còn mang tính tự nhiên hoang dã, hệ sinh thái đa dạng phong phú, địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớt, đi lại rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan, những lúc như vậy khách cần phải có sự giúp đỡ như chỉ đường để khỏi bị lạc,cần nơi lưu trú qua đêm, và đồ ăn, có được sự hỗ trợ giúp đỡ của cư dân địa phương, cung ứng dịch vụ, lúc đó, khách du lịch có được sự hỗ trợ của người dân bản xứ, đây là tiền đề cho việc phát triển du lịch homestay hiện nay. Ngày nay du lịch homestay đã được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy nó đã trở thành một lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp xanh du lịch. Bên cạnh đó chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa chính trị, kinh tế xã hội, sinh thái trong khuôn viên của cư dân bản địa, (làng, bản)trở thành các tác nhân cung ứng dịch vụ cho khách và thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Người dân bản xứ cũng đã có một nguồn thu lớn từ việc cung ứng và dịch vụ cho khách du lịch loại hình du lịch homestay ngày càng phổ biến và có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ với khách du lịch mà còn cho cả cư dân địa phương và chính quyền địa phương. 5 “Homestay là một thuật ngữ trong du lịch cộng đồng để chỉ hình thức du lịch cư trú tại nhà của nhà dân địa phương. Du lịch homestay thường được hình thành ở những vùng mà không đủ điều kiện để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ hay hàng quán ăn phục nhu cầu của khách du lịch”.[8] Hiện nay đề cập đến du lịch homestay, có nhiều khía cạnh khác nhau như: “du lịch dựa vào cộng đồng”, “du lịch ở nhà dân”, “du lịch nghỉ tại gia”. Ở một số nước mà có du lịch homestay tương đối phát triể như Thái Lan, du lịch homestay được hiểu là “Homestay ở nước ngoài được hiểu như một loại hình du lịch, du khách sẽ sống trong căn nhà của người bản địa, có thể là ăn chung, ở chung và sinh hoạt như những thành viên trong một gia đình. Du khách ngoài việc tận hưởng kỳ nghỉ của mình còn được “chủ nhà” nhiệt tình chào đón vào các buổi sinh hoạt đời thường như ăn cơm, trò chuyện, trao đổi và giao lưu về văn hóa giữa các quốc gia với nhau hay náo nhiệt hơn là tiệc ẩm thực ngoài trời cùng với gia chủ và khách cư trú khác tại homestay. [8] Theo ông Haji Sahariman Hamdan – chủ tịch Hiệp hội homestay Malaysia: “Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung với người dân bản xứ như những thành viên trong gia đình để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của họ để biết được văn hóa của người dân ở đó”.[7] Bên cạnh đó ở Việt Nam loại hình du lịch này đang ngày càng được quan tâm hơn và cũng có một số nhà nghiên cứu đề xuất khái niệm về du lịch homestay. Theo tác giả Vũ Thanh Minh (HDV chuyên tổ chức tour kiểu homestay) “ Homestay là hình thức du lịch bền vững quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật, rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch và cư dân bản địa. Du lịch homestay đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam”. [6] 6 1.2. Đặc điểm ý nghĩa loại hình du lịch homestay 1.2.1 Đặc điểm Du lịch homestay là loại hình mà khách du lịch được ăn cùng, ngủ cùng, cùng sinh hoạt với người dân địa phương. Khách du lịch theo dạng homestay sẽ được phân bố tới nhà dân bản địa, được ăn, ngủ, nghỉ và tham gia hoạt động của gia đình cũng như các hoạt động cộng đồng của địa phương. Với homestay, khách du lịch sẽ được tự do tìm hiểu, khám phá những nét tự nhiên những nét đẹp còn nguyên bản hoang sơ của thiên nhiên, tìm hiểu những nét đặc sắc của văn hóa bản địa, cùng sống cùng sinh hoạt với người dân bản địa, tham gia các hoạt động của gia đình. Mỗi khách sẽ như một người thân của cư dân ở đó, đây là cách tiếp cận ngắn nhất với văn hóa bản địa. Từ đó các thành viên sẽ có ý thức hơn trong việc bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm, hiểu thêm về cuộc sống. Các điểm tổ chức du lịch homestay thường là những nơi có tài nguyên thiên nhiên hoang dã đang cần bảo tồn, các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa dân tộc, những nơi không có đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du khách theo hướng dịch vụ cao cấp. Homestay cũng là một hình thức kinh doanh mà người dân bản địa là người cung cấp những sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Khi trải nghiệm du lịch homestay, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương với các những dịch vụ được cung ứng từ chính người dân ở đây, dịch vụ ăn - ngủ - nghỉ. Người dân cũng sẽ là những hướng dẫn viên tại điểm, hướng dẫn du khách một cách tường tận chi tiết về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như đời sống văn hóa của cư dân địa phương. Loại hình du lịch homestay có mức chi phí rẻ hơn so với các loại hình dịch vụ khác. Chúng ta chỉ cần bỏ một số tiền nho nhỏ thay vì sử dụng những 7 dịch vụ với chi phí đắt đỏ như ở khách sạn ăn nhà hàng sang trọngđồng thời được trải nghiệm với một không gian hoàn toàn khác biệt mà những dịch vụ kia không thể mang lại. Phát triển du lịch homestay đang có sức hút rất lớn với khách du lịch. 1.2.2. Ý nghĩa 1.2.2.1. Góp phần đa dạng hóa loại hình du lịch Đa dạng hóa du lịch không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một trong những yếu tố sống còn trong lĩnh vực du lịch. Tại nhiều đất nước có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc sắc nhưng lượng du khách lại chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân của nó không phải nằm ở tài nguyên du lịch không hấp dẫn hoặc cơ sở vật chất kỹ thuật không đáp ứng được mà nguyên nhân sâu xa nằm ở việc khách du lịch không được tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tìm hiểu khám phá điểm du lịch đó. Các loại tài nguyên rât đơn điệu rất dễ gây nhàm chán, vậy chúng ta phải làm như thế nào? Đó là một phép toán không hề đơn giản với địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Du lịch homestay ra đời và phát triển đã tạo ra một sự mới lạ góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, góp phần tạo lên sự mới lạ cho du khách, khiến khác du lịch cảm thấy mình như thành viên của cộng đồng chứ không còn là những người khách lạ. Giúp khách tìm hiểu sâu sắc, tường tận hơn về tài nguyên du lịch (cả thiên nhiên và văn hóa) vì họ có điều kiện được trải nghiệm trực tiếp cùng sống, cùng sinh hoạt với người dân địa phương. 1.2.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch Việc tiên quyết đầu tiên ở bất kì khu bảo tồn hay du lịch nào đó là vấn đề môi trường vì nó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của khu du lịch, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài trong tương lai. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch môi trường và hoạt động có tác động đan xen lẫn nhau. Du lịch cần hướng tới sự phát triển bền vững với sự tham gia 8 đóng góp của tất cả các bên liên quan: các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Đối với khách du lịch tham gia loại hình du lịch homestay thì việc cùng ăn ở sinh hoạt cùng người dân địa phương giúp họ thấy và cảm nhận được những giá trị sâu sắc của tài nguyên du lịch. Khách du lịch ở đây không còn là khách mà còn là những người trực tiếp bảo tồn môi trường tự nhiên xã hội nơi đến. Đó là cách hiệu quả nhất để họ hiểu rõ hơn vùng đất mà họ đến. Những điều đó sẽ giúp khách biết trân trọng và bảo tồn các giá trị tài nguyên. Đối với cộng đồng địa phương du lịch homestay gắn liền với sự phát triển của địa phương, cộng đồng cùng nhau tham gia hoạt động du lịch, vừa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nền văn hóa địa phương nhưng luôn chú ý tới việc bảo vệ môi trường tự nhiên tài nguyên sinh thái, giữ gìn nền văn hóa địa phương không bị mai một theo thời gian và đồng hóa với các văn hóa du nhập. Cộng đồng địa phương sẽ chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, họ còn là những người hiểu rõ nhất về những tài nguyên tại nơi mình sinh sống. 1.2.2.3. Mang lại lợi ích cho người dân địa phương Du lịch homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ăn ngủ nghỉ cùng người dân bản địa. Đối với một điểm mà được khai thác du lịch như vậy chắc chắn rằng các cư dân địa phương sẽ có được một nguồn lợi kinh tế không chỉ vậy chính quyền địa phương ở nơi họ quản lý khai thác phát triển thì họ sẽ được thu lợi nhuận từ nguồn thuế từ hoạt động kinh doanh của loại hình du lịch homestay và chính quyền địa phương sẽ là những người tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch và đảm bảo rằng du khách sẽ được an toàn. Du lịch homestay không những tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân địa phương và còn đem lại lợi nhuận cho những người dân khác bằng những dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, cộng đồng địa phương cũng được hưởng một nguồn lợi từ những dự án bảo vệ môi 9 trường, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hơn hết là phục vụ cuộc sống của cộng đồng, làm thay đổi bộ mặt của xã hội cũng như địa phương.. khi khách có hoạt động du lịch phát triển thì nhu cầu ăn ở mua sắm sẽ tăng cao người dân ở địa phương nếu biết nắm lấy cơ hội có thể mở những dịch vụ lưu trú ăn uống và để đáp ứng nhu cầu cho khách, hơn thế nữa đối với các địa phương có những làng nghề truyền thống thì số lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ nhanh chóng, sẽ tạo ra một nguồn thu đều đặn trong việc xóa đói giảm nghèo đẩy lùi những tệ nạn xã hội nhất là ở biên giới hải đảo vùng xâu vùng xa. 1.2.2.4. Tăng cường sự giao lưu văn hóa và nhận thức cho cộng đồng địa phương Homestay ở Việt Nam được khởi nguồn từ những vị khác Tây Balo. Tại những điểm du lịch homestay, các gia đình vẫn thường giữ nguyên bản ngôi nhà của mình chỉ bổ sung thêm và thêm một số trang thiết bị thiết yếu để du khách có thể sinh sống cùng họ để có thể hiểu được nét văn hóa của địa phương nơi họ cư trú. Chủ nhà trong quá trình đón tiếp họ cũng nên học hỏi những nét văn hóa đẹp tinh túy của họ. Trong quá trình giao lưu học hỏi cả khách và người dân địa phương sẽ được hiểu biết thêm làm tăng sự phong phú truyền thống. Ngoài ra du lịch homestay cũng giúp người dân bản địa bảo tồn đuộc những nét truyền thống của họ như phong tục tập quán lễ hội, lối sống, cấu trúc ngôi nhà, môi trường sống mỗi người dân ở đây sẽ như là một người hướng dẫn viên tại điểm giới thiệu với du khách những nét đặc sắc nơi mình sinh sống và tăng thêm niềm tự hào dân tộc, về quê hương từ đó tăng lên những nỗ lực bảo tồn. 1.3. Điều kiện phát triển của du lịch homestay 1.3.1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của điểm du lịch. Việc khai thác tài nguyên du lịch và phát triển các loại hình du 10

Tài liệu liên quan

Khóa Luận Nghiên Cứu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Đối Với Du Lịch Việt Nam

Khóa Luận Tốt Nghiệpthực Trạng Nghiên Cứu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Đối Với Du Lịch Việt Nam, Nghiên cứu thị trường khách Nhật Bản nhằm thực hiện…
42 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 15/12/2023
Lượt xem: 68
Lượt tải: 0

Hoàn Thiện Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Dlg Hotel Đà Nẵng

Chuyên Đề Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Dlg Hotel Đà Nẵng Mục tiêu chung: Trên cơ sở cơ sở lý luận và…
49 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 83
Lượt tải: 0

Khóa Luận Đánh Giá Triển Vọng Của Ngành Hàng Không Việt Nam

Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Và Đánh Giá Triển Vọng Của Ngành Hàng Không Việt Nam Năm 2020 và 2021 là những năm mà nền kinh tế thế giới…
21 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 51
Lượt tải: 0

Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Lưu Trú Tại Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa Tại Crystal Bay

Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Lưu Trú Tại Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa Tại Crystal Bay với nội dung này phù hợp cho các bạn sinh viên…
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 08/12/2023
Lượt xem: 52
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 238
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0