Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Du Lịch Của Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Tiểu Luận Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Du Lịch Của Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La Phần 1: Khái Quát Chung Về Huyện Mộc Châu Sơn La Phần 2: thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp Kết hợp kinh tế du lịch ở huyện mộc châu sơn la
Bạn đang xem trước 7 trang tài liệu Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Du Lịch Của Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
……………………………………………………….. TRƯỜNG …………………….. TIỂU LUẬN TÊN ĐỀ TÀI: “Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn la” Người hướng dẫn: Người thực hiện Lớp ........................, tháng 5 - 2023 i ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1.1.Vị trí địa lý, ranh giới và đơn vị hành chính.........................................................2 1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu thuỷ văn...................................................................2 1.3.Tài nguyên du lịch................................................................................................2 1.4. Ngành dịch vụ - du lịch........................................................................................3 1.5.Tình hình phát triển không gian và xây dựng kết cấu hạ tầng..............................3 PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.....................5 KẾT HỢP KINH TẾ DU LỊCH Ở HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA.........................5 PHẦN 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI DU LỊCH Ở HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA........................................11 3.1. Vị trí địa lí..........................................................................................................11 3.2.Tài nguyên du lịch..............................................................................................11 3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị............................................................13 PHẦN 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP..........................15 GẮN VỚI KINH TẾ DU LỊCH Ở HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA.......................15 4.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp du lịch nhằm phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu..................................................................................................................15 4.2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu..................16 4.2.1. Đối với chính quyền địa phương.....................................................................16 4.2.2. Đối với người dân địa phương........................................................................17 4.2.3. Đối với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch....................17 KẾT LUẬN...............................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................19 iii MỞ ĐẦU Để khai thác tiềm năng phát triển du lịch, những năm qua huyện Mộc Châu và Vân Hồ đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư vào địa bàn, hiện nay đã có 30 nhà đầu tư đến khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, riêng huyện Mộc Châu chấp thuận tổng mức đầu tư trên 860 tỷ đồng và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án bao gồm: Tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn; Khu du lich sinh thái nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân, đơn vị trên địa bàn hai huyện còn xây dựng và hình thành nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, dã ngoại trải nghiệm, du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp nhằm phục vụ du khách. Theo thống kê, khách du lịch đến với Cao Nguyên Mộc Châu ngày càng tăng, năm 2015 khách du lịch ước đạt 750.000 lượt, tổng doanh thu xã hội ước đạt 500 tỷ đồng. Năm 2017, lượng khách du lịch tăng nhanh ước đạt gần 1.200.000 lượt, doanh thu đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, số lượng khách ước đạt 678.000 lượng gần bằng năm 2015. Tuy nhiên, dù được đánh giá có tiềm năng vô cùng to lớn nhưng theo nghiên cứu tổng thể thực trạng phát triển cũng như năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tại 2 huyện cho thấy du lịch nơi đây đang còn rất nhiều hạn chế như các hình thức du lịch còn tự phát; hệ thống sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thiếu đồng bộ; nhân lực của ngành du lịch còn có yếu kém; chưa thực sự đầu tư quảng bá hình ảnh du lịch; chưa kết nối được các mô hình du lịch… Những hạn chế đó đã và đang gây khó khăn và thách thức cho phát triển du lịch của Sơn La nói chung và ngành du lịch Mộc Châu. 1 PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA 1.1.Vị trí địa lý, ranh giới và đơn vị hành chính Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, diện tích tự nhiên là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có Quốc lộ 6, 43 đi qua, có chung đường biên giới với Việt Nam - Lào dài 40,6 km. Toàn huyện có 15 xã, thị trấn gồm 2 thị trấn (thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu) và 13 xã. 1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu thuỷ văn Mộc Châu có đặc điểm đặc trưng địa hình vùng miền núi Tây Bắc, chia cắt phức tạp, nằm trên hệ thống núi đá vôi, có cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, độ cao trung bình khoảng 1.050 m so với mặt nước biển. Mộc Châu có cả bốn mùa rõ rệt, với đặc điểm nổi bật là vùng khí hậu cao nguyên ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trung bình/năm khoảng 18-200C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.500 - 1.600 mm và độ ẩm không khí trung bình 85%. 1.3.Tài nguyên du lịch Cao nguyên Mộc Châu diện tích rộng lớn với điều kiện khí hậu mát mẻ, có vị trí thuận lợi cách Hà Nội 180 km, cách Sơn La 120 km, đủ gần để khách đến, đủ xa để khách ở lại; Hệ sinh thái đa dạng, trong đó đặt biệt là vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), khí hậu ôn hòa, với các điểm danh thắng Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa... Phong tục tập quán với lễ hội của người Mông, nét văn hóa người Mường và nếp sống của đồng bào Thái rất hấp dẫn du khách, nhất là ngày Hội văn hóa các dân tộc được tổ chức từ ngày 30/8 đến ngày 02/9 hàng năm, lễ hội Hết Chá, Cầu Mưa được tổ chức vào tháng 3 hàng năm; Ngày hội hái quả tổ chức vào tháng 5 hàng năm... 2 Có các di tích lịch sử văn hoá: Chùa Vặt Hồng; Văn bia trung đoàn Tây Tiến; Di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Mộc Châu; di tích lịch sử văn hóa nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ công nhân Nông Trường Mộc Châu; di tích lịch sử Văn bia Trung đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam - Lào; Di tích lịch sử bia căm thù Khu 64; Di tích lịch sử bia căm thù Km 70; Di tích lịch sử đồn Mộc Lỵ... 1.4. Ngành dịch vụ - du lịch Hoạt động du lịch đang phát triển nhanh, năm 2014 lượng khách đến Mộc Châu ước đạt trên 750.000 lượt người (trong đó có khoảng 717.500 lượt khách trong nước, 32.500 lượt khách quốc tế), khách du lịch đến Mộc Châu thường lưu lại 2 ngày, 1 đêm vào các dịp nghỉ cuối tuần; đối với khách nước ngoài thường lưu lại từ 3 ngày trở lên, chủ yếu tại các bản du lịch cộng đồng; lượng khách nghỉ lại chiếm trên 70%; chi tiêu bình quân 1 khách du lịch khoảng 900.000 đồng; doanh thu đạt trên 626 tỷ đồng. Khách du lịch thường mua sắm các sản phẩm của địa phương như: Chè, sữa; Cải mèo, Đào, Mận, Măng khô, Khoai sọ mán, Mứt mận, Mật ong; Rượu mận, Rượu ngô, Rượu Mộc Sa; Thịt trâu, bò, lợn gác bếp; đồ thổ cẩm: váy Mông, váy Thái, khăn Piêu, ếp sôi... Về hạ tầng du lịch đến nay có 104 cơ sở lưu trú, trong đó có 2 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao và nhiều nhà khách với 100 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 884 phòng, 1.775 giường và 10 doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 1.5.Tình hình phát triển không gian và xây dựng kết cấu hạ tầng *Phát triển không gian đô thị Huyện Mộc Châu có 02 thị trấn là thị trấn Nông trường Mộc Châu và thị trấn Mộc Châu. Trong đó: Thị trấn nông trường Mộc Châu có diện tích 97,93 km2, dân số 25.849 người, mật độ dân cư 264 người/km2, gồm 37 bản, tiểu khu; Thị trấn Mộc Châu: Có diện tích 11,13 km2, dân số 10.682 người, mật độ dân cư 960 người/km2, gồm 15 bản, tiểu khu. * Xây dựng kết cấu hạ tầng: 3 Hệ thống đường bộ: Với tổng chiều dài đường bộ là 733,6 km, trong đó đường Quốc lộ là 113,7 km, đường tỉnh dài 37,3 km, đường huyện là 79,6 km và còn lại là đường giao thông nông thôn (đường xã, đường bản, tiểu khu) với 503 km. Các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện cơ bản được đầu tư nhựa hoám, tuy nhiên còn 3 xã chưa có đường đi được 4 mùa; các tuyến đường xã, bản chủ yếu là đường đất. Đường thủy: Tổng chiều dài khoảng 28 km, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến trên 500 tấn qua lại được. Cấp, thoát nước đô thị: Việc cấp, thoát nước 2 thị trấn đang được triển khai bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc, dự án đang được triển khai với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Hạ tầng điện: Đến nay tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có điện, tuy nhiên, đến nay còn 16 bản chưa có điện lưới quốc gia. 4
Tài liệu liên quan
Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Kết Hợp Kinh Tế Du Lịch Ở Lào
Tiểu Luận Môn Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Gắn Với Kinh Tế Du Lịch Ở Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Phần 1: Tổng Quan Về Nước Lào…
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…