Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Thực Tiễn Thực Hiện Tại Tỉnh Sóc Trăng Và Kiến Nghị Hoàn Thiện

5/5 - (1 bình chọn)

Luận Văn Thạc Sĩ Thực Trạng Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện – Thực Tiễn Thực Hiện Tại Tỉnh Sóc Trăng Và Kiến Nghị Hoàn Thiện

64 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 16/12/2023
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Thực Tiễn Thực Hiện Tại Tỉnh Sóc Trăng Và Kiến Nghị Hoàn Thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH SÓC TRĂNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Tên bảng Trang Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Thống kê các trường hợp nhận trợ cấp theo hai chế độ từ năm 2016 - 2020 Số thu vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện giai đoạn 2016 2020 Đánh giá của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện về thực trạng công tác truyền thông bảo hiểm xã hội tự nguyện Đánh giá của người tham gia về công tác hỗ trợ, chăm sóc Đánh giá về địa điểm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Đánh giá về thủ tục, hồ sơ quy trình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Đánh giá của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện về mức độ đáp ứng của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ 2.2. Tên biểu đồ Trang Diễn biến số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Diễn biến các trường hợp nhận trợ cấp hai chế độ hưu trí và tử tuất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ 2.2. Sơ đồ 2.3. Tên các sơ đồ Trang Hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam Vị trí của bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng trong hệ thống cơ quan tổ chức quản lí bảo hiểm xã hội Tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng DANH MỤC CÁC HÌNH 2 Hình Hình 2.1. Tên các hình Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng 3 Trang 2.1. Thực trạng quy định pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện 2.1.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội Căn cứ quy định tại khoản 4 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: “Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014”. Điều này được hướng dẫn bởi khoản 1 điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ – CP và điều 2 Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 như sau: - Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm: + Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi1; + Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố2; + Người lao động giúp việc gia đình3; + Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; + Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã4; + Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình5; + Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội6. + Người tham gia khác7. 1 Điểm a khoản 1 điều Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016. Điểm b khoản 1 điều Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016. 3 Điểm c khoản 1 điều Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016. 4 Điểm d khoản 1 điều Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016. 5 Điểm e khoản 1 điều Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016. 6 Điểm g khoản 1 điều Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016. 7 Điểm h khoản 1 điều Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016. 2 1 Những đối tượng được quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các thông tư trên gọi là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ngoài ra tại khoản 2 điều 1 Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 còn quy định đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện là: Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với các quy định liệt kê rõ từng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội dễ dàng làm việc và giải thích cụ thể cho người tham gia. Đồng thời quy định về đối tượng người tham gia khác tại điểm h khoản 1 điều 2 Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 được xem là quy định mở, mang tính linh hoạt để cập nhập, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mặt khác, theo quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam mới được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Quy định này đã hạn chế đối với một số đối tượng là người nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có nhu cầu tham gia, hạn chế một số nguồn thu quỹ. Khoản 3 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “người tham gia bảo hiểm xã hội hưởng chế độ hưu trí và tử tuất”. Đây được xem là hai chế độ bảo hiểm dài hạn, điều kiện hưởng quyền lợi bảo hiểm quy định khắt khe về thời gian đóng bảo hiểm, đối tượng là người nước ngoài có thể lựa chọn những hình thức bảo hiểm thương mại khác. Vấn đề này cần được sớm hoàn thiện trong thời gian tới. Ngoài ra tại khoản 3 điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội”. Đây là quy định thể hiện chính sách liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động nếu bảo đảm điều kiện tham gia làm việc liên tục sẽ được hưởng lương hưu theo quy định. 2.1.2. Về mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện Có thể thấy rằng mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có vai trò quyết định đối với cân đối thu chi trong tổ chức và hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. 2 Việc xây dựng mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được căn cứ vào điều kiện thu nhập và mức sống của người lao động nhằm thu hút đối tượng tham gia. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ – CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Điều 9 Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 như sau: - Người lao động được quy định tại khoản 4 điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, hàng tháng hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Người lao động được lựa chọn các phương thức đóng đó là: a. Mức đóng hàng tháng Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ – CP ngày 29 tháng 12 năm 2015). Mức đóng hàng tháng được hướng dẫn tại Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016: Mdt = 22% x Mtnt (Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng; Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn). Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng) (CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng; m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.). Mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. 3 Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020 mức đóng hằng tháng thấp nhất là 154.000 đồng/tháng; từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016 mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.060.000 đồng/tháng, từ tháng 5 năm 2016 trở đi mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.324.000 đồng/tháng cho tới khi Chính phủ quy định mức lương cơ sở mới. Ví dụ 22: Bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 5/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của bà P sẽ là 22% x 4.000.000 đồng/tháng = 880.000 đồng/tháng8. b. Mức đóng ba tháng một lần hoặc sáu tháng một lần hoặc 12 tháng một lần Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ – CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần (khoản 2 điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ – CP). Khoản 2 điều 9 Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 hướng dẫn như sau: Ví dụ: Bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 5/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của bà P sẽ là 22% x 4.000.000 đồng/tháng = 880.000 đồng/tháng. Đến tháng 9/2016 bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng nhưng theo phương thức đóng 6 tháng một lần. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 6 tháng của bà P sẽ là 6 tháng x 880.000 đồng/tháng = 5.280.000 đồng. c. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội 8 Khoản 1 điều 9 Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016. 4 Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. (khoản 4 điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ – CP). Mức đóng này được hướng dẫn tại khoản 3 điều 9 Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 như sau: Trong đó: - T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng). - Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng). - r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng). - n: Số năm đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5. - i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12). Ví dụ 24: Ông S đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 9/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng một lần cho 2 năm về sau. Giả định lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2015 là 0,628%/tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 2 năm (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018) của ông S sẽ là: = 14.753.539 đồng. Ngoài ra còn có quy định liên quan đến mức đóng một lần cho những năm còn thiếu, trường hợp ham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay được quy định khá chi tiết và đầy đủ 2.1.3. Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện 5 Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thu nhập thực tế của người lao động, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định hai chế độ hưu trí và tử tuất là phù hợp. * Chế độ hưu trí Khi người lao động hết độ tuổi lao động hoặc không còn tham gia vào quan hệ lao động, Luật bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện và mức trợ cấp cho người tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội theo chế độ hưu trí. Đây là chế độ bảo hiểm xã hội mà mọi người lao động dù thuộc thành phần kinh tế và điều kiện nào cũng đều có nhu cầu và mong muốn thực hiện. Người lao động khi còn khỏe mạnh, còn khả năng lao động , có thu nhập luôn cố gắng dành một phần thu nhập để khi gặp rủi ro bất trắc trong đời sống hoặc khi tuổi già sẽ giảm bớt gánh nặng cho người thân, cộng đồng và Nhà nước, đồng thời khoản trợ cấp khi về hưu cũng chính là động lực cơ bản để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Luật bảo hiểm xã hội quy định: Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động quy định tại khoản 4 điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện quy định có hai chế độ tượng tự như bảo hiểm xã hội bắt buộc là chế độ hưu trí hàng tháng và chế độ hưu trí một lần Chế độ hưu trí hàng tháng Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng Người lao động được hưởng lương hưu khi có điều kiện được quy định tại điều 219 Bộ luật lao động năm 2019: Người lao động quy định tại các điểm a,b,c,d, h và i khoản 1 điều 2 của Bộ luật lao động năm 2019, trường hợp quy định tại khoản 3 điều 219 Bộ luật lao động năm 2019, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp - Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 và được hướng dẫn bởi Nghị định 135/2020/NĐ – CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường: “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm 6 tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 20359”. Tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định tại khỏan 3 điều 169 Bộ luật lao động được hướng dẫn: “Người lao động có từ đủ năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên10”. Người lao động nghỉ hưu ở tuổi cao hơn trong điều kiện lao động bình thường của người lao động được quy định tại khoản 4 diều 169 Bộ luật lao động năm 2019. - Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên theo quy định tại điều 73 Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, trong trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Mức hưởng lương hưu hàng tháng Vấn đề này được quy định tại điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ – CP: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lưu hương hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập đóng bảo hiểm xã hội. Tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 điều 3 Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH như sau: 9 Khoản 1 điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ – CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 quy định về độ tuổi nghỉ 10 Khoản 1 điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ – CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 quy định về độ tuổi nghỉ hưu. hưu. 7 Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng tính là một năm. Ví dụ: Ông A hưởng lương hưu từ tháng 10/2016, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 3 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông A được tính như sau: - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A: + Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông A là 28 năm 3 tháng, số tháng lẻ 3 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông A là 28,5 năm. + 15 năm đầu tính bằng 45%; + Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%; Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A là: 45% + 27% = 72%. - Mức lương hưu hằng tháng của ông A là: 72% x 5.000.000 đồng/tháng = 3.600.000 đồng/tháng. Trợ cấp một lần nghỉ hưu Điều kiện hưởng trợ cấp một lần trước khi nghỉ hưu Khoản 1 điều 75 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần”. Quy định này bảo đảm quyền lợi cho người lao động tương xứng với thâm niên đóng góp của họ vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu Theo khoản 2 điều 75 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: “Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.” Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần 8 Bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại điều 77 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ – CP; điều 6 Thông tư số 01/2016/TT – BLĐTBXH: - Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội, Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động. - Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người tham gia bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm (12 tháng) được tính bằng 22% của tổng các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần được Điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐCP. - Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Ví dụ: Bà H có 10 năm 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 4.500.000 đồng/tháng. Tháng 8/2016 bà có đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bà H như sau: - Từ tháng 01/2003 đến tháng 8/2009: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (6 năm 8 tháng). - Từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2013: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (4 năm). Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà H được tính tròn là 11 năm. Do vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bà H được tính như sau: 9 1,5 tháng/năm x 11 năm x 4.500.000 đồng/tháng = 74.250.000 đồng * Chế độ tử tuất Chế độ tử tuất trong bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện với mục đích hỗ trợ tài chính cho gia đình người lao động khi họ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chết. Chế độ này được đông đảo người lao động trong xã hội quan tâm bởi lẽ, khi người loa động mà mất đi thì những người thân của họ cần được trợ cấp để bảo đảm và ổn định cuộc sống. Bảo hiểm xã hội với bản chất là bảo hiểm thu nhập cho người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động nên phải bảo đảm trách nhiệm nhằm trợ giúp nhân thân của người lao động. Đối tượng tham gia chế độ tử tuất và đối tượng hưởng trợ cấp tử tuất là hai chủ thể khác nhau. Đối tượng tham gia chế độ này là tất cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, còn đối tượng hưởng trợ cấp là gia đình của họ. Chế độ tử tuất gồm hai loại trợ cấp là: trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Trợ cấp mai táng Trợ cấp mai táng là khoản trợ cấp cho người lo mai táng khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết. Người được hưởng trợ cấp mai táng là người lo mai táng cho người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội từ 60 tháng trở lên, người đang hưởng lương hưu11. Với quy định về điều kiện hưởng trợ cấp này, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải tham gia ít nhất là 60 tháng thì người lo mai táng mới được hưởng trợ cấp này. Quy định này là cần thiết với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tránh lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội. Trợ cấp tuất Trợ cấp tuất là khoản trợ cấp cho nhân thân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi người lao động chết. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần và trợ cấp tuất hàng tháng. - Mức trợ cấp cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số 11 Khoản 1 điều 80 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 10 năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội12. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu13. - Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau thì thân nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội trong các trường hợp: Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên14. 2.1.4. Qũy bảo hiễm xã hội tự nguyện Qũy bảo hiểm xã hội tự nguyện là quỹ tiền tệ tập trung được sử dụng để bù đắp hoặc thay thế thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố, rủi ro nhằm bảo đảm cuộc sống cho bản thân và cho gia đình người lao động góp phần bảo đảm an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước. Việc lập quỹ bảo hiểm xã hội tự 12 Khoản 2 điều 81 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Khoản 3 điều 81 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 14 Khoản 3 điều 8 Nghị định 134/2015/NĐ – CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội tự nguyện. 13 11 nguyện phải bảo đảm nguyên tắc tổng quỹ đầu vào phải cân đối với tổng quỹ đầu ra, hay là cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng bội chi quá lớn dẫn đến quỹ có thể bị phá vỡ. Việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện phải dựa trên nguyên tắc quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch; quỹ phải được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập. Điều 84 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội: “1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. 3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. 4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014”. Chi các khoản trợ cấp cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm chế độ hưu trí, chế độ tử tuất và đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật là những khoản chi chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi tiến hành chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, tránh hiện tượng gian lận, trục lợi làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Căn cứ điều 90 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 chi phí quản lí bảo hiểm xã hội để thực hiện những nhiệm vụ đó là: Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về 12

Tài liệu liên quan

Tiểu Luận Quy Định Của Luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam

Tiểu Luận Đề Tài : Chế Độ Tử Tuất Theo Quy Định Của Luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam. dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài…
12 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 16/12/2023
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 238
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0