Tiểu Luận Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Tiểu Luận Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm, vị trí vai trò như thế nào đối với Nam Bộ và cả nước?
Phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế Thành phố? Liên hệ diễn biến tình hình phát triển kinh tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương trong giai đoạn chống dịch Covid-19 vừa qua với phương châm “03 tại chỗ”, “01 cung đường, 02 điểm đến” đạt được kết quả gì?
Bạn đang xem trước 3 trang tài liệu Tiểu Luận Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Vũ Hải Đăng Lớp: H886 Quận 3 Số báo danh: Đơn vị công tác: Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh BÀI THU HOẠCH Môn: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỌC LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CÂU HỎI: Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm, vị trí vai trò như thế nào đối với Nam Bộ và cả nước? Phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế Thành phố? Liên hệ diễn biến tình hình phát triển kinh tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương trong giai đoạn chống dịch Covid-19 vừa qua với phương châm “03 tại chỗ”, “01 cung đường, 02 điểm đến” đạt được kết quả gì? BÀI LÀM MỞ ĐẦU Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích hơn 2.095 km 2, được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường - xã, thị trấn; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh xưa nay gắn bó máu thịt với lịch sử và vận mệnh của đất nước, là thành quả chung của cả nước, nơi hội tụ công sức, tài năng và tâm huyết của cả dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã yêu thương, tin cậy và dày công vun đắp cho Thành phố. Trong dòng chảy lịch sử vĩ đại của dân tộc, thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Với truyền thống năng động sáng tạo, bám sát thực tiễn, gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân, dựa vào nhân dân, nhờ lòng dân và sức dân, với bản lĩnh, trí tuệ và nhạy bén nắm bắt cơ hội, đẩy lùi khó khăn, vượt qua thách thức, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế-xã hội của Nam Bộ và của cả nước. 1 NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC 1. Những điều kiện thuận lợi của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; gần các vùng giàu nguyên liệu năng lượng, nằm trên cửa ngõ hàng hải quốc tế, địa hình bằng phẳng, gần vùng khai thác dầu khí lớn nhất cả nước cả nước, và kể các vùng giàu có tài nguyên sinh vật thủy sản, lâm sản. Nguồn nhân lực đa dạng và phong phú, tập trung đội ngũ lao động có chất xám cao (chiếm trên 40% cả nước). Về cơ sở hạ tầng, so với cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế sớm được xây dựng và hoàn chỉnh. Hạ tầng đô thị như cấp thoát nước, xử lý chất thải, giao thông đô thị, cấp nước công nghiệp, cung cấp điện,... từng bước phát triển và hiện đại hóa. Hệ thống thông tin liên lạc cũng đã có bước phát triển cao. Thành phố có tiềm năng rất lớn về huy động các loại nguồn vốn: vốn đầu tư từ nước ngoài, vốn từ kiều bào ở nước ngoài gửi về, vốn huy động từ trong dân qua ngân hàng, vốn từ Trung ương đầu tư lại cho thành phố... 2. Đặc điểm, vị trí, vai trò kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đối với Nam Bộ và cả nước a) Đặc điểm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có sự phát triển toàn diện, có tính phong phú và đa dạng trên từng loại ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là nền kinh tế “mở”, gắn kết chặt chẽ với khu vực và quốc tế. Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ từ rất sớm. Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phát triển liên tục với nhịp độ ngày càng cao, thời kì sau luôn cao hơn thời kì trước. Trong nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực thương mại, xuất – nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế những vùng xung quanh phát triển theo. 2 b) Vị trí, vai trò kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đối với Nam Bộ và cả nước Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất Nam Bộ và cả nước. Nghị quyết 01-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 14/4/1982 khẳng định: “Thành phố Hồ Chí Minh là trung kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chính trị quan trọng sau Thủ đô Hà Nội”1. Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng thành phố đến năm 2010 đã nhấn mạnh: “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước…”2. So với Nghị quyết 01-NQ/TW 20 năm về trước, NQ 20-NQ/TW đã xác định vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh rõ hơn, cao hơn – đó là “thành phố lớn nhất nước”, là trung tâm lớn không chỉ về kinh tế mà còn cả văn hóa, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tiếp tục khẳng định: “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”3. Thực tế cho thấy, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, các nguồn lực xã hội được phát huy; quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng; vị trí, vai trò của Thành phố đối với vùng và cả nước ngày càng được khẳng định, đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Thời kỳ 2001-2005, kinh tế thành phố tăng bình quân 11%/năm, sang giai đoạn 2006-2010 tăng 11,2%/năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước 4. Tỷ trọng giá trị GDP các ngành dịch vụ của thành phố so với cả nước năm 2002 là 24,1%, năm 2005 – Bộ Chính trị (1982), Nghị quyết 01-NQ/TW ngày 14/4/1982 về thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.1 Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Hà Nội, tr.2 3 Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Hà Nội, tr.1 1 2 3
Tài liệu liên quan
Phân Tích Tính Đa Dạng Của Các Nước Đang Phát Triển.Vận Dụng Tại Việt Nam
Tiểu luận phân tích tính đa dạng của các nước đang phát triển.vận dụng tại việt nam. Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày sự hiểu biết của mình về…
Tiểu luận Phân Tích Mở Rộng,Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Đối Ngoại
Tiểu Luận :Giải Pháp Tiếp Tục Mở Rộng, Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Đối Ngoại, Tích Cực, Chủ Động Hội Nhập vấn đề “Nhiệm vụ mở rộng, nâng cao…
Tiêu Luận Tình Huống Về Quyền Tác Giả Có Yếu Tố Nước Ngoài
Tiêu Luận Tình Huống Về Quyền Tác Giả Có Yếu Tố Nước Ngoài Sưu tầm một tình huống/vụ việc có thật hoặc xây dựng một tình huống/vụ việc giả định…
Khóa Luận Vai Trò Của Một Số Chủ Thể Tham Gia Thị Trường Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Việt Nam
Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Của Một Số Chủ Thể Tham Gia Thị Trường Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Việt Nam Trên cơ sở…
Solutions To Develop Sales By E Commerce In Vietnam
Giải Pháp Phát Triển Bán Hàng Bằng Thương Mại Điện Tử Tại Việt Nam Solutions To Develop Sales By E-Commerce In Vietnam During the writing of this graduation thesis, I…
Phát Triển Khách Hàng Của Công Ty Vận Tải Airseaglobal Việt Nam
Báo Cáo Thực Tập Phát Triển Khách Hàng Của Công Ty Cổ Phần Airseaglobal Việt Nam dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm ngành kinh tế
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…