Bài Giảng Sáng Tạo Trong Môi Trường Doanh Nghiệp
Bài Giảng Sáng Tạo Trong Môi Trường Doanh Nghiệp danh cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài thu hoạch về ngành quản trị kinh doanh
Bạn đang xem trước 3 trang tài liệu Bài Giảng Sáng Tạo Trong Môi Trường Doanh Nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.sáng tạo trong môi trường doanh nghiệp 1.1 Khái niệm về sáng tạo Theo từ điển triết học, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, tổ chức, quân sự… Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần (Phan Dũng). Cái chính yếu của sáng tạo là sự mới mẻ của nó, và bởi thế chúng ta không có tiêu chuẩn qua đó có thể xét đoán nó (Carl Roger). Nhà tâm lý học Nga L.X. Vưgốtxki khẳng định: “Sự sáng tạo thật ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài”. Trong đời sống hàng ngày, xoay quanh chúng ta, sáng tạo là một điều kiện cần thiết của sự tồn tại và tất cả cái gì vượt qua khuôn khổ cũ và chứa đựng dù chỉ một nét của cái mới, thì nguồn gốc của nó đều do quá trình sáng tạo của con người. 1.2 Các cấp độ sáng tạo Sáng tạo có thể được biểu đạt ở các cấp độ khác nhau. Có thể chia sáng tạo thành 5 cấp độ sau: - Sáng tạo biểu đạt: là sự thể hiện ra bên ngoài những mối quan hệ, liên tưởng trong cuộc sống thường ngày, trong những sản phẩm lao động. Sáng tạo ở cấp độ này thể hiện trong giao tiếp như sự biểu đạt ý tưởng một cách hóm hỉnh, trong cải biến các quan hệ lao động, trong cuộc sống, các chi tiết mới trong sản phẩm… - Sáng chế: là việc tạo ra những vật dụng, dụng cụ mới chưa từng có trong tự nhiên và trong cuộc sống của con người dựa trên những kiến thức phát hiện được bằng con đường khoa học cũng như những kinh nghiệm thu nhận được trong cuộc sống. - Phát minh: là sự phát hiện ra các quy luật của sự vật hiện tượng có sẵn trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Những quy luật này đang tác động, đang tồn tại nhưng con người, loài người chưa phát hiện ra trước đó. - Sáng tạo ở mức cải biến: là những thay đổi mang lại do tạo ra được những chuyển hóa, những đột phá trong khoa học, công nghệ, những thay đổi trong xã hội nhờ những phát minh, sáng chế trong nhiều lĩnh vực hay những thay đổi trong cách nhìn nhận, cách xử lý tình huống một cách tổng thể có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghệ nhằm cải biến thực tiễn. - Sáng tạo có thể tạo ra các lĩnh vực, ngành nghề mới. 1.3 Khái niệm tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo là kiểu tư duy đặc biệt, là một quá trình độc đáo, không chỉ là thao tác với những thông tin đã biết theo con đường logic hay lấy ra từ trí nhớ. “Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi… theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “nhìn” theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn…” Tư duy sáng tạo được hiểu là: Khả năng giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra cái mới, bằng cách thức mới nhưng đạt được kết quả một cách hiệu quả, hoặc Khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả dựa trên sự phân tích lựa chọn các giải pháp tốt nhất có thể có. Cách giải quyết này thường là mới, mang tính sáng tạo và hướng đến xu thế tối ưu. Theo quan điểm của chúng tôi, tư duy sáng tạo là “cách nhìn nhận vấn đề, sự việc, con người… theo những cách thức khác với cách nhìn nhận thông thường – đó là những cách nhìn mới mẻ – bằng việc sử dụng kiến thức của mình và thay đổi bối cảnh mà chúng ta nghĩ về những kiến thức đó. Nói cách khác, đó là việc “nhìn những điều mọi người đều nhìn thấy và nghĩ ra một điều gì đó khác biệt”. Tư duy sáng tạo phát triển từ tư duy phản biện – một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Cơ sở của tư duy sáng tạo là phép phân kỳ trong hoạt động tư duy, đó là hoạt động suy nghĩ để cá nhân tìm ra nhiều phương pháp, nhiều cách giải quyết khác nhau để đạt được kết quả mà vấn đề đặt ra. Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của loại hình tư duy này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật… hoặc trong các phát minh, sáng chế. Như vậy, học kỹ năng tư duy sáng tạo là học các cách thức, các kỹ thuật để có những cách tiếp cận, nhìn nhận và giải quyết vấn đề đề một cách linh hoạt, mới mẻ và hữu ích. Đó là kiểu tư duy ra khỏi “chiếc hộp”, ra khỏi “lối mòn”. 1.4 các rào cản của tư duy sáng tạo Những rào cản đối với tư duy sáng tạo là những yếu tố gây trở ngại cho hoạt động tư duy tìm kiếm những giải pháp, những hướng đi mới để giải quyết vấn đề đặt ra. Đó là sự thiếu hụt tính mạo hiểm và tính cởi mở trong tư duy cũng như không có câu hỏi hay chiến lược kích thích, gợi ý để thoát khỏi thông tin cũ, ý tưởng cũ đang thống trị để tạo ra con đường mới dẫn đến sản phẩm mới. Sau đây là những rào cản phổ biến: Rào cản về văn hóa Văn hóa là một khái niệm rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới chân – thiện – mỹ trong mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với tự nhiên và môi trường xã hội. Văn hóa còn được hiểu là những qui luật chủ quan được một cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Mỗi con người sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh khác nhau nên thấm đẫm một không gian văn hóa khác nhau. Nếu cộng đồng là gia tộc thì có văn hóa gia tộc, nếu cộng đồng là doanh nghiệp thì có văn hóa doanh nghiệp, nếu cộng đồng là vùng miền thì có văn hóa vùng miền… Một số nền văn hóa chỉ chấp nhận một câu trả lời đúng. Các thành viên không được khuyến khích tưởng tượng hay mơ ước về các cơ hội. Giải quyết vấn đề được tiến hành rất chặt chẽ theo từng bước, theo trật tự và theo truyền thống. Đối với nhiều nền văn hóa khác, sự mềm dẻo, tự do, bầu không khí sáng tạo và cởi mở có mặt trong tổ chức, cộng đồng. Ở giai đoạn tuổi thơ, trẻ em được khuyến khích tư duy sáng tạo. Nếu trẻ được khuyến khích mạo hiểm, hài hước với những ý tưởng mới và tưởng tượng các cơ hội bất thường, thói quen này sẽ
Tài liệu liên quan
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tnhh Sx Tm Dv Xnk Chiếu Sáng Việt Nam
Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tnhh Sx Tm Dv Xnk Chiếu Sáng Việt Nam với mong muốn đưa…
Tiểu Luận Về Giải Quyết Vấn Đề Chất Lượng Tại Coca Cola
Tiểu Luận Về Giải Quyết Vấn Đề Chất Lượng Tại Coca Cola I. Tóm tắt nội dung tài liệu II. Thực trạng giải quyết vấn đề chất lượng tại coca-cola…
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Nhân Sự Công Ty Cổ Phần Gcw
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Gcw dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm đề tài về Ngành Quản Trị Kinh Doanh chương 1. tổng quan…
Đặc Điểm Của Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Cơ Cấu Tổ Chức
Tiểu luận môn: Quản trị kinh doanh Đặc Điểm Của Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Cơ Cấu Tổ Chức, Tổ chức được định nghĩa là một tập hợp gồm hai…
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua hình thức trực tuyến của người tiêu dùng tại tp. Hcm
Luận văn thạc sỹ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua hình thức trực tuyến của người tiêu dùng tại tp.…
Tiểu Luận Chuỗi Giá Trị Bên Ngoài Tổ Chức Vinamilk
Tiểu Luận Chuỗi Giá Trị Bên Ngoài Tổ Chức Vinamilk dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm bài thu hoạch cho ngành quản trị kinh doanh
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…