Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Thương Mại Quốc Tế
Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại Quốc Tế Luật thương mại quốc tế là hệ thống được xây dựng bởi tất cả các nguyên tắc cơ bản và các quy phạm pháp luật được sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Thương Mại Quốc Tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA LUẬT HỌC BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Họ và tên sinh viên: Mã số sinh viên: Số điện thoại: Giảng viên giảng dạy: NĂM HỌC 2022 – 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là bài thu hoạch cho tôi thực hiện trong thời gian qua. Những số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, hoàn toàn. Không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà trường về sự cam đoan này. Sinh viên MỤC LỤC PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC.....................................................................1 1. Luật tổ chức thương mại thế giới................................................................................1 1.1. Khái quát về luật Thương mại quốc tế...................................................................1 1.2. Toàn cảnh hiệp định GATT...................................................................................1 1.3. Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO.......................................................................2 1.4. Tranh chấp WTO....................................................................................................7 2. Luật kinh doanh quốc tế..............................................................................................8 2.1. Khái quát về luật Kinh doanh quốc tế.................................................................8 2.2. Hợp đồng thương mại quốc tế..............................................................................9 2.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa..............................................................................10 2.4. Thanh toán quốc tế..............................................................................................11 2.5. Giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế........................................................12 PHẦN 2: KẾT QUẢ MÔN HỌC.........................................................................................13 1. Tổng quát nội dung môn học:....................................................................................13 2. Đề xuất kiến nghị, giải pháp......................................................................................13 KÊT LUẬN............................................................................................................................15 PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Luật tổ chức thương mại thế giới. 1.1. Khái quát về luật Thương mại quốc tế Luật thương mại quốc tế là hệ thống được xây dựng bởi tất cả các nguyên tắc cơ bản và các quy phạm pháp luật được sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế. Một số thiết chế TMQT khu vực như: Asean - EEC - APEC - TPP - AFTA - Liên minh hải quan Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch – GATT 1994 Hiệp định chống bán phá giá ADA Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM Hiệp định tự vệ thương mại Quy tắc chung về giải quyết tranh chấp của WTO – DSU Các chủ thể của luật TMQT gồm: cá nhân, pháp nhân, quốc gia. Luật TMQT giữa các quốc gia gồm: - Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch – GATT 1994 Hiệp định chống bán phá giá ADA Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM Hiệp định tự vệ thương mại Quy tắc chung về giải quyết tranh chấp của WTO – DSU Luật TMQT điều chỉnh giữa các thương nhân gồm: - Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế - CISG - Điều kiện thương mại quốc tế INCOTERMS 2010 - Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 - Luật thương mại Việt Nam 2005 - Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, 2015 - Luật trọng tài thương mại Việt Nam 2010 1.2. Toàn cảnh hiệp định GATT Các nguyên tắc và quy định của GATT: - Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Theo Điều I:1 Hiệp định GATT 1994, Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO, được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên khác. Với sự tồn tại của nguyên tắc này, các quốc gia sẽ được bảo đảm rằng các quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ thương mại ưu đãi hơn, đồng nghĩa với các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vù tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự “đối xử ưu đãi nhất”. Theo tinh thần không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau, nếu một nước thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ nước thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ưu đãi nào khác thì cũng phải dành mức thuế quan hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm tương tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện. - Quy định liên quan tới việc cắt giảm thuế - Điều I:1 Hiệp định GATT 1994 Theo Điều I:1 Hiệp định GATT 1994. Theo đó, hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay dán tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự. Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định liên quan đến bán hàng, chào bán mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa. - Quy định về không phân biệt đối xử (NT): nhằm ngăn chặn việc áp dụng các loại thuế nội địa hoặc các quy định khác đang được sử dụng như là sự thay thế cho bảo hộ thuế quan hay nói cách khác là loại trừ sự phân biệt đối xử với các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp từ các quốc gia thành viên. Đảm bảo sự bình đẳng về cạnh tranh giữa hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu với hàng hóa dịch vụ trong nước.1 1.3. Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). 1 Điều III của GATT 1994
Tài liệu liên quan
Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự – Thẩm Quyền Của Tòa Án
Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự - Thẩm Quyền Của Tòa Án Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự…
Đề tài công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng công chứng nguyễn thị mai
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành luật công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng…
bài thu hoạch nghề công chứng về biện pháp đảm bao công chứng
Bài Thu Hoạch Đào Tạo Nghề Công Chứng về biện pháp đảm bao công chứng dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành pháp…
Đề Tài Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM với nội dung về đề tài hợp đồng mua bán hàng hóa theo…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
Tiểu luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam
Tiểu luận môn: Luật sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại việt nam – thực trạng và giải pháp chương…
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Bài Thu Hoạch Môn Học Giáo Dục Đại Học Thế Giới Và Việt Nam Chuyên Ngành Nghiệp Vụ Sư Phạm
Bài thu hoạch Môn học: giáo dục đại học thế giới và việt nam Chuyên ngành: nghiệp vụ sư phạm
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Nguồn Gốc Ra Đời Của Nhà Nước Và Pháp Luật Theo Học Thuyết Chủ Nghĩa Mác- Lênin
Tiểu Luận Nguồn Gốc Ra Đời Của Nhà Nước Và Pháp Luật Theo Học Thuyết Chủ Nghĩa Mác- Lênin dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm về bài…
Khóa Luận Dạy Học Dự Án Khám Phá Thế Giới Động Thực Vật Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 đến 6 Tuổi
Khóa Luận Tốt Nghiệp Dạy Học Theo Dự Án Khám Phá Thế Giới Động – Thực Vật Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Thiết kế một số DA…