Bài Thu Hoạch Triết Học Phương Tây Bạn Hương Nhủ

5/5 - (1 bình chọn)

Bài Thu Hoạch Triết Học Phương Tây Bạn Hương Nhủ dành cho các bạn đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành triết học phương tây

26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 62
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 8 trang tài liệu Bài Thu Hoạch Triết Học Phương Tây Bạn Hương Nhủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÀI THU HOẠCH TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY BẠN HƯƠNG NHỦ 2 . VÌ SAO TRIẾT HỌC TÂY ÂU RA ĐỜI Ở HY LẠP CỔ ĐẠI? Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây bởi vì Hy Lạp cổ đại hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi, hơn hẳn những nơi khác cho sự ra đời của triết học. Cụ thể: Về tự nhiên Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa, bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Êgiê, Hy Lạp được chia làm ba khu vực: Bắc, Nam và Trung bộ, Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen, Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển, các đảo trên biển Êgiê là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi, vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công, thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng, nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ. Về kinh tế Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi để mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế. Thế kỷ VIII – VI trước công nguyên là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII trước công nguyên là lực đẩy quan trọng cho Hy Lạp trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Về chính trị - xã hội Từ điều kiện kinh tế, xã hội Hy Lạp cổ đại đã phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ, lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc, đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ, mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm, trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất. Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp 3 cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu; tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen. Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối, chính vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ. Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nỗi dậy của tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II trước công nguyên, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã, tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa. Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên, chính vì thế tầm nhìn của người Hy Lạp cổ đại cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận, trong thời đại này, Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại. Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị, về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen, về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Talét, Pitago, Hê-ra-clit sớm phát hiện ra. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại, Engels đã nhận xét: “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”1. Tất cả những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, văn học, nghệ thuật nói trên là những điều kiện cho ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp nói riêng, triết học Tây Âu nói chung. 2. TRÌNH BÀY LỊCH SỬ TIẾN TRÌNH TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo Trình Triết Học Mác – Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.153 1 4 Lịch sử triết học phương Tây đã trải qua các giai đoạn sau: 1. Thời kỳ triết học Hy Lạp cổ đại (thế kỷ VI trước công nguyên- thế kỷ VI) Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này, "Từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này" 2. * Các nhà triết học tiêu biểu Các nhà triết học tiêu biểu thời kỳ này là: Hê-ra-clít (520-460 Trước Công nguyên, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng); Đê-mô-crít (khoảng 460-370 Trước Công nguyên, thuyết nguyên tử duy vật); Platôn (427-347 Trước Công nguyên, duy tâm khách quan); A-rít-xtốt (384-322 Trước Công nguyên, dao động giữa duy tâm và duy vật). * Một số nét chính về quan điểm triết học Triết học Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức nhân loại từ phương thức sản xuất thứ nhất đến phương thức sản xuất thứ hai ở phương Tây vì vậy ở đó đã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ…Ph. Ăngghen nhận xét: “Chính vì trong các hình thức muôn vẻ của triết học Hi Lạp đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”. Triết học Hy Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới, mặc dù vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức. Triết học Hy Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai, cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng trong một khối duy nhất thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng, với ý nghĩa đó, những tư tưởng biện chứng của triết học Hi Lạp cổ đại đã làm thành hình thức đầu tiên của phép biện chứng. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. Tập 20, tr.491. 5 2. Triết học Tây Âu thời Trung cổ (thế kỷ VI – thế kỷ XV) * Hoàn cảnh ra đời Sự tan rã của chế độ nô lệ và sự ra đời của chế độ phong kiến. Xã hội Tây Âu vào thế kỷ II đến thế kỷ V là xã hội đánh dấu sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự ra đời của chế độ phong kiến. Vào thế kỷ thứ V, những cuộc nổi dậy của nô lệ và những cuộc đấu tranh giai cấp bên trong cùng với sự tiến công của những bộ tộc bên ngoài đã dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc La Mã phương Tây (đã tồn tại từ thế kỷ II Trước Công nguyên đến thế kỷ V), sự kiện đó dẫn đến kết quả chấm dứt hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến Tây Âu ra đời. Xuất hiện tổ chức giáo hội nhà thờ Thiên chúa giáo và ảnh hưởng của nó tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, về mặt tinh thần, thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu lúc đầu Cơ đốc giáo, về sau là Thiên chúa giáo là hệ tư tưởng thống trị. Những giáo lý tôn giáo trở thành những nguyên lý về chính trị, Kinh thánh có vai trò như luật lệ trong mọi cuộc xét xử, Giáo hội độc quyền trong lĩnh vực văn hoá, nhà trường hoàn toàn nằm trong tay các thầy tu, triết học được đem ra phục vụ cho tôn giáo và giáo hội, tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, thế giới quan thần học bao trùm lên triết học, luật học và chính trị. * Các nhà triết học tiêu biểu Ô-guýt-xtanh (354-430, người Bắc Phi, Angiêi hiện nay; là đại biểu lớn nhất của triết học Cơ đốc giáo thời kỳ tiền Trung cổ) Tô-mát Đa-canh (1225-1274, người Italia, duy thực, nhà thần học đạo Thiên chúa, nhà triết học kinh viện nổi tiếng, nhà nghiên cứu những vấn đề pháp quyền, đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế). Đun-Xcốt (1265-1308, người Anh, tín ngưỡng theo đạo Phơ-răng-xít, nhà duy danh lớn nhất của thế kỷ XIII). * Một số nét chính về quan điểm triết học Triết học Tây Âu trung cổ bị chi phối mạnh bởi tư tưởng thần học và tôn giáo của Thiên chúa giáo Triết học thời kỳ này mang đậm tính tôn giáo, hầu hết các nhà triết học là thần học, và một trong những đặc điểm nổi bật là chứng minh sự tồn tại của thượng đế, và chứng minh cho những tín điều tôn giáo của nhà thờ, đây là thời kỳ thụt lùi so với thời kỳ cổ đại. Triết học thời kỳ này hạ thấp trí tuệ, ca ngợi lòng tin mù quáng vào những điều phi lý, theo Tô-mat Đa-canh, ông hạ thấp vai trò của triết học, coi triết học là tôi tớ của thần học. Nhà thờ thời trung cổ là một tổ chức tập quyền hùng mạnh, tôn 6 giáo bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho triết học, luật học, chính trị học biến thành các bộ môn của thần học. Đối tượng của triết học nghiên cứu “chân lý của lý trí”, đối tượng của thần học nghiên cứu “chân lý của lòng tin tôn giáo”, Thượng đế là cội nguồn của mọi chân lý, là khách thể cuối cùng của triết học và thần học nên giữa triết học và thần học không có mâu thuẫn, Triết học vẫn thấp hơn thần học. Triết học kinh viện là đặc trưng bao trùm triết học thời kỳ này, do đó triết học thời kỳ này xa rời thực tiễn của xã hội và con người Triết học tập trung giải quyết một vấn đề xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học Tây Âu khoảng một nghìn năm và cũng là vấn đề trung tâm: đó là mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ lý trí của con người và họ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí vai trò hàng đầu trong quan hệ với lý trí. Kinh viện là hình thức triết học thời trung cổ có nhiệm vụ chính không phải là mở ra những chân lý mới mà là giảng dạy, giải thích, bình luận kiến thức đã có, vấn đề trung tâm của các nhà Kinh viện nghiên cứu là mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin tôn giáo, họ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí hàng đầu trong quan hệ với lý trí. Từ đó họ đi tới nghiên cứu những vấn đề triết học có liên quan, trong đó quan trọng nhất là "Khái niệm phổ biến" tức là chất của tư tưởng, của khái niệm phổ biến. Các nhà Kinh viện đề xuất một số ý kiến giải quyết vấn đề này, ý kiến thứ nhất khẳng định các "khái niệm phổ biến" tồn tại thật trong trí năng của Chúa và có trước sự vật. Quan điểm này được gọi là "thuyết duy thực", ý kiến thứ hai khẳng định "khái niệm phổ biến" tồn tại sau sự vật, chúng chỉ là tên chung và quan niệm này gọi là "chủ nghĩa duy danh". Phái duy danh cho rằng, các sự vật riêng lẻ, cá biệt là những cái có thực; còn những cái phổ biến chỉ là những tên gọi do con người đặt ra rồi gán cho chúng , chẳng hạn, "con người" là tên gọi dùng để chỉ tất cả những con người riêng lẻ chứ không có con người nói chung; cái nhà chỉ là tên gọi của những cái nhà riêng lẻ, không có cái nhà nói chung. Phái duy thực lại cho rằng, cái chung mới là cái có thực vì nó tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng và sinh ra cái riêng. Cái chung là thực thể tinh thần như thượng đế, tinh thần thế giới, là "ý niệm". Cái chung là cái có trước và tồn tại khách quan trong các sự vật riêng lẻ. Cả hai phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ đã tách rời cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung. Triết học thời kỳ này chứa đựng chủ nghĩa tự nhiên thần luận và phiến thần luận 7 Chủ nghĩa tự nhiên thần luận cho rằng, Thượng đế tạo ra giới tự nhiên và giới tự nhiên vận động theo quy luật của mình, do đó đã hạn chế vai trò của Thượng đế. Chủ nghĩa tự nhiên phiếm thần luận cho rằng, Thượng đế và giới tự nhiên là một, Thượng đế hòa vào giới tự nhiên 3. Triết học thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu (cuối thế kỷ XIV - thế kỷ XVI) * Hoàn cảnh ra đời Thế kỷ XV-XVI được gọi là thời kỳ Phục hưng với ý nghĩa là thời kỳ có sự khôi phục lại nền văn hoá cổ đại, chuẩn bị cho nền văn hoá mới- văn hoá tư sản sơ khai. Về kinh tế, thời Phục hưng chứng kiến quá trình phát sinh và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay trong lòng chế độ phong kiến, với sự xuất hiện các trung tâm kinh tế lớn, nơi mà sự khởi sắc của hoạt động sản xuất được bắt đầu bằng sự thay thế tất yếu phường hội già nua và chật hẹp bằng công xưởng thủ công, cái mà theo C. Mác là minh chứng rõ ràng của chuyển đổi quan hệ, phá vỡ tính chất tự nhiên khép kín tồn tại hàng ngàn năm. Các phát minh khoa học, ứng dụng kỹ thuật và phát kiến địa lý đã mở rộng tầm nhìn của con người ra thế giới, đồng thời đem đến kích thích tố quan trọng cho quà trình tích lũy tư bản ban đầu (và cả đẩy nhanh quá trình xâm chiếm thực dân), từ góc độ chính trị – xã hội, nó tạo nên quá trình đơn giản hóa các quan hệ giữa người với người, từng bước phá vỡ chế độ đẳng cấp và thực trạng đạo đức hóa chính trị; hình thành phương thức tổ chức quyền lực mới. Từ góc độ thế giới quan và nhận thức luận, nó tạo động lực cho các nhà khoa học thực hiện quá trình sáng tạo, khám phá, vượt qua những cấm đoán, đem đến hiệu quả xã hội cho hoạt động của con người, và điều đó cũng có nghĩa nó mở ra cuộc tuyên chiến của tư tưởng tích cực, “ hế tục” chống triết học kinh viện và thần quyền. * Các nhà triết học tiêu biểu Ni-cô-lai Kuzan (1401-1464, người Đức, Hồng y Giáo chủ của Giáo hội La Mã, người đầu tiên phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ, mở đầu thời kỳ triết học thời đại Phục hưng). G. Ga-li-lê (1564-1642, người Italya, nhà khoa học vĩ đại đã giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của tri thức khoa học và của chủ nghĩa duy vật, nhà toán học, vật lý, thiên văn học và cũng là người am hiểu nghệ thuật và là một nhà văn xuất sắc). Cô-péc-níc (1473-1543, nhà triết học và khoa học tự nhiên người Ba Lan). G. Brunô (1548-1600, nhà triết học người Italya, người kế tục và phát triển học thuyết của Cô-péc-níc). 8 * Một số nét chính về quan điểm triết học Triết học thời Phục hưng mang tính chất thế tục hóa, phi tôn giáo, thể hiện ở quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện và thần quyền, chuyển sự quan tâm từ Thượng đế sang thế giới, từ những vấn đề xa rời thực tiễn sang những vấn đề của chính con người, giải phóng từng bước triết học ra khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, thần học. Tính chất phi tôn giáo còn thể hiện ở chỗ, chủ đề tôn giáo được lý giải không từ góc độ của Kitô giáo đã kinh viện hóa, mà từ Kitô giáo nguyên thủy, dùng tư tưởng Sáng thế để làm nổi bật vị trí của con người trong quan hệ với thế giới thụ tạo còn lại, biến nội dung Kinh thánh thành các bằng chứng về khả năng của con người. Chẳng hạn các nhà tư tưởng Phục hưng cho rằng nếu con người, theo Sáng thế ký, được trao cho sứ mạng cai quản thế giới, thì sau Thiên Chúa, chỉ có con người mới đạt đến sự hoàn thiện cao nhất. Lôgíc của lập luận là : một khi con người được dành cho nhiều ân sủng, thì sự hoạt động của con người luôn luôn phải thể hiện trách nhiệm tạo dựng, thiết kế, để xứng đáng với ân sủng đó. Mệnh đề có tính chân lý hiển nhiên phải là một mệnh đề mà nội hàm của nó chứa đựng hình ảnh con người như bản thể được sáng tạo, và đồng thời là bản thể sáng tạo. Như vậy, phi tôn giáo không có nghĩa là chống tôn giáo, mà làm cho những vấn đề của tôn giáo trở thành những vấn đề của con người sống, hoạt động, sáng tạo và hưởng thụ các thành quả của hoạt động. Triết học Phục hưng mang đậm tư tưởng nhân văn. Nhân bản luận nhân văn xem tồn tại của con người trong tính toàn vẹn và tính cụ thể của nó là đối tượng nghiên cứu duy nhất. Đầu tiên hãy nói về con người, sau đó mới đến Đấng tạo hoá. Nếu xem con người là hình ảnh Chúa và giống như Chúa, thì điều đó có nghĩa con người cũng sáng tạo nên những điều kỳ diệu như thời điểm Chúa sáng tạo ra con người. Nhân bản luận nhân văn không làm gần con người với tự nhiên, mà với Thượng đế. Nếu Thượng đế sáng tạo nên thế giới, “sự sáng và sự sống”, và trao cho con người quyền cai quản mọi thứ do Ngài sáng tạo nên, thì con người, về phần mình, sáng tạo ra văn hóa – vương quốc của con người, làm cho con người vượt lên trên tự nhiên. Chủ nghĩa nhân văn bùng nổ vào thời Phục hưng đã hàm chứa hai nội dung lớn là tôn vinh con người, lấy hình ảnh con người tiến lên tự do làm trung tâm; hướng đến một xã hội tốt đẹp, phụng sự con người, “thay sự thống trị của Thượng đế bằng sự thống trị của con người”, thể hiện ở 5 vấn đề: Thứ nhất, phong trào nhân văn kêu gọi con người trở về với các giá trị văn hóa cổ đại, trong đó có cả các giá trị của Ky tô giáo sơ kỳ, từng bị nhà thờ xuyên

Tài liệu liên quan

Tiệu Luận Hiểu Biết Chung Về Các Quân, Binh Chủng Trong Quân Đội

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG TRONG…
12 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 107
Lượt tải: 0

tiểu luận Phản Bác Quan Điểm Sai Trái Sau Việt Nam Đánh Pháp, Mỹ, Nhật Là Đã Đánh Đuổi Ba Nền Văn Minh

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ BÀI: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề dân tộc,…
7 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 87
Lượt tải: 0

Tiệu Luận Vai Trò Của Nhận Thức Đối Với Thực Tiễn Liên Hệ Bản Thân

Tiệu Luận Vai Trò Của Nhận Thức Đối Với Thực Tiễn Liên Hệ Bản Thân Thực tiễn và vai trò của nhận thức đối với thực tiễn. Liên hệ bản…
10 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 98
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Lí Luận Mác Lênin Về Vấn Đề Việc Làm, Thất Nghiệp, Lạm Phát Và Sự Vận Dụng Nội Dung Trên Của Sinh Viên

Tiểu Luận Lí Luận Mác – Lênin Về Vấn Đề Việc Làm, Thất Nghiệp, Lạm Phát Và Sự Vận Dụng Nội Dung Trên Của Sinh Viên dành cho các bạn…
13 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 08/12/2023
Lượt xem: 89
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 191
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 294
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 294
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 208
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 192
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 191
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 167
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 156
Lượt tải: 0