Bình Luận Quyết Định Không Hủy Phán Quyết Trọng Tài Của Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Bình Luận Quyết Định Không Hủy Phán Quyết Trọng Tài Của Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh Trọng tài hay tòa án là hai phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Khác với tòa án có hai cấp xét xử, phán quyết trọng tài có tính chất chung thẩm, hay nói cách khác, phán quyết trọng tài không bị xem xét lại bởi bất kỳ một cấp hay cơ quan xét xử nào khác, trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tài. Bài viết dưới đây hệ thống một số quy định pháp luật có liên quan về hủy phán quyết trọng tài và bình luận về một quyết định trong thực tế.
Bạn đang xem trước 2 trang tài liệu Bình Luận Quyết Định Không Hủy Phán Quyết Trọng Tài Của Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÌNH LUẬN QUYẾT ĐỊNH KHÔNG HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tên tác giả Mã số học viên….. lớp……… Nơi công tác Số điện thoại : Địa chỉ email: Ngày hoàn thành: Tóm tắt: Trọng tài hay tòa án là hai phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Khác với tòa án có hai cấp xét xử, phán quyết trọng tài có tính chất chung thẩm, hay nói cách khác, phán quyết trọng tài không bị xem xét lại bởi bất kỳ một cấp hay cơ quan xét xử nào khác, trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tài. Bài viết dưới đây hệ thống một số quy định pháp luật có liên quan về hủy phán quyết trọng tài và bình luận về một quyết định trong thực tế. Đặt vấn đề: I. Quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài Theo khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010, “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”. Pháp luật hiện hành quy định phán quyết trọng tài là chung thẩm 1, các bên có nghĩa vụ phải thi hành. Tuy nhiên, Tòa án có thể tuyên hủy phán quyết trọng tài trong một số trường hợp nhất định. Theo Luật TTTM 2010, các căn cứ hủy phán quyết trọng tài bao gồm: “a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; 1 Khoản 5 Điều 4 Luật TTTM 2010 quy định: “Phán quyết trọng tài là chung thẩm” c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”2 Về trình tự, thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài: Theo khoản 1 Điều 69 Luật TTTM 2010: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.” Theo Điều 71 Luật TTTM 2010: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu. Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài.” 2 Điều 68 Luật TTTM 2010