Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Techcombank Hà Nội

3/5 - (8 bình chọn)

Khóa Luận Tốt Nghiệp Phương Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Hội Sở Techcombank Hà Nội  Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Hội sở Techcombank Hà Nội;
 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay;
 Đề xuất giải pháp thu hút vốn huy động và tăng trưởng tín dụng.

45 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 57
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 14 trang tài liệu Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Techcombank Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề Tài : Phương Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Hội Sở Techcombank Hà Nội DANH MỤC VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà Nước NH: Ngân hàng KH: Khách hàng GTCG: Giấy tờ có giá NHTW: Ngân hàng Trung Ương MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH........................................................................4 PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2 1.3.1 Không gian.......................................................................................................2 1.3.2 Thời gian..........................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu.......................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................4 1.1. Nguồn vốn huy động..........................................................................................4 1.1.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi.............................................................4 1.1.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn..............................................................................4 1.1.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn....................................................................................5 1.1.1.3. Tiền gửi tiết kiệm.....................................................................................6 1.1.2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá (GTCG)................................6 1.1.2.1. Trái phiếu.................................................................................................7 1.1.2.2. Chứng chỉ tiền gửi....................................................................................7 1.1.2.3. Kỳ phiếu...................................................................................................7 1.1.2.4. Giấy tờ có giá khác...................................................................................7 1.1.3. 1.2. Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác...............................8 Tín dụng ngân hàng............................................................................................8 1.2.1. Khái niệm...........................................................................................................8 1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng.............................................................................9 1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng...................................................................9 1.2.2.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng.................................................................9 1.2.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng.............................................9 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NH...........................10 1.3.1. Lãi suất và chính sách lãi suất.......................................................................10 1.3.2. Tình hình kinh tế chính trị và xã hội.............................................................10 1.3.3. Sự cạnh tranh của các NH hoạt động trên thị trường....................................11 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỘI SỞ NHTM CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG HÀ NỘI – TECHCOMBANK......................................................................................................12 2.1. Lịch sử ra đời.......................................................................................................12 2.2. Sơ đồ tổ chức.......................................................................................................13 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Hội sở Techcombank giai đoạn năm 2019 2021 14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI HỘI SỞ TECHCOMBANK HÀ NỘI..............................................17 3.1. Phân tích tình hình huy động vốn từ 2019 đến 2021...........................................17 3.1.1. Quy mô huy động vốn...................................................................................17 3.1.2. Cơ cấu các loại tiền gửi.................................................................................19 3.1.3. Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn......................................................22 3.1.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay..............................................................23 3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn từ 2019 đến 2021.............................................24 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI HỘI SỞ TECHCOMBANK HÀ NỘI..........30 4.1. Định hướng, mục tiêu hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Hội sở Techcombank Hà Nội.................................................................................................30 4.2. Một số giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Hội sở Techcombank Hà Nội.....................................................................................31 4.2.1. Tăng cường vốn huy động.............................................................................31 4.2.2. Tăng doanh số cho vay..................................................................................35 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.............................................................................37 5.1. Kiến nghị đối với chính phủ và nhà nước............................................................37 5.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước................................................................37 KẾT LUẬN....................................................................................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................39 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Hội sở Techcombank Hà Nội..............................................13 Hình 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2019 – 2021.......................15 Hình 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của Hội sở Techcombank Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021 ..........................................................................................................................18 Hình 3.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Hội sở Techcombank 2019 – 2021........25 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Hội sở Techcombank Hà Nội 2019 – 2021 ..........................................................................................................................14 Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn 2019 – 2021................17 Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn huy động theo phương thức huy động................................19 Bảng 3.3: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn tại Hội sở Techcombank 2019 – 2021 ..........................................................................................................................22 Bảng 3.4: Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay...........................................................24 Bảng 3.5: Tình hình hoạt động tín dụng tại Hội sở Techcombank Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021................................................................................................................25 Bảng 3.6: Cơ cấu lãi suất cho vay của Hội sở Techcombank theo đối tượng khách hàng giai đoạn năm 2019 – 2021................................................................................27 Bảng 3.7: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng...................................................28 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các Tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tập trung vào việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời triển khai các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đến 28/02/2022, tổng dư nợ tín dụng của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 2.526.040 tỷ đồng, tăng 1,77% so với 31/12/2021. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.310.650 tỷ đồng chiếm 91,47% và tăng 1,93%, dư nợ ngắn hạn tăng 1,97%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,63%; dư nợ VND tăng 1,93%, dư nợ ngoại tệ tăng 0,34% so với 31/12/2021. Để đáp ứng được mục tiêu hoạt động của Chính Phủ đề ra, các NHTM càng phải chạy đua huy động vốn, vì ảnh hưởng của đại Dịch Covid – 19 nên mảng này cũng bị ảnh hưởng không kém. Cụ thể là số liệu NHNN công bố nửa đầu năm 2021, huy động vốn toàn hệ thống chỉ tăng 2,9% so thời điểm đầu năm 2021, thấp hơn nhiều so mức tăng 5,1% (năm 2020) và 8% (năm 2019). Tuy nhiên, tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng 1,4%. Động lực tăng trưởng huy động vốn chủ yếu nằm ở tiền gửi thanh toán doanh nghiệp. Tính chung nửa đầu năm, người dân đã gửi ròng thêm gần 151.200 tỷ đồng vào các NH, trong khi số này của nhóm khách hàng tổ chức, doanh nghiệp là gần 233.200 tỷ đồng. Điều này trái ngược giai đoạn trước khi dịch Covid-19 xảy ra: tiền gửi dân cư thường cao gấp đôi tiền gửi thanh toán của khách hàng doanh nghiệp và tổ chức. Vì vậy, khi xản xuất phục hồi, nhu cầu vốn cao khiến nhiều NHTM tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất huy động để chạy cuộc đua huy động vốn giữa các NH với nhau. Kết quả mang đến là theo báo cáo của NHNN, đến năm 2022, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn ước đạt 19.000 tỷ đồng tăng 1,7% so với cuối năm 2021, tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước (+1,35%). Tổng dư nợ tín dụng toàn địa bàn ước đạt 39.300 tỷ đồng, so với cuối năm 2021. 1 Techcombank cũng không nằm ngoài cuộc chạy đua đó, vì vậy bài phân tích đã chọn đề tài “Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại Techcombank” để tìm hiểu tình hình thực tế tại Hội sở Techcombank Hà Nội. Với mong muốn tích lũy thêm kiến thức cho bản thân, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thành công của ngân hàng. Hy vọng qua việc nghiên cứu có thể đóng góp một số đề xuất vào việc định hướng phát triển cho Hội sở Techcombank Hà Nội trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Hà Nội ( Techcombank ) 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Hội sở Techcombank Hà Nội;  Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay;  Đề xuất giải pháp thu hút vốn huy động và tăng trưởng tín dụng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian Tại Hội sở Techcombank Hà Nội - 191 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 1.3.2 Thời gian Thu thập số liệu 3 năm: từ 2019 đến 2021 và tiến hành phân tích trong khoảng thời gian thực tập tháng 05/2022. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu  Tình hình huy động vốn trong 3 năm từ 2019 đến 2021;  Tình hình cho vay ngắn, trung hạn, vì đây là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng;  Các giải pháp thu hút vốn huy động và nâng cao hiệu quả hoạt đông tín dụng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 Bài viết sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các học thuyết kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp… 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Tổng quan về Hội sở NHTM Cổ phần Kỹ Thương Hà Nội – Techcombank. Chương 3: Thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Hội sở NHTM Cổ phần Kỹ Thương Hà Nội. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Hội sở Techcombank Hà Nội. Chương 5: Một số kiến nghị. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong NH. Nó là những giá trị tiền tệ mà NH huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ ký thác, các nghiệp vụ khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, NH chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn (nếu là tiền gửi không kỳ hạn). Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH. NHTM huy động vốn dưới các hình thức: Nhận tiền gửi (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm); phát hành các công cụ nợ (tín phiếu, trái phiếu); và nguồn vốn đi vay. Ngoài ra vốn của NH còn được hình thành thông qua việc làm uỷ thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước hoặc cung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ rút tiền tự động từ máy ATM,... Nhìn chung nguồn vốn của NH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng từ 70% - 80% và nó có tính biến động. Nhất là đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn ngắn hạn, hơn nữa vốn huy động chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Vì vậy NHTM cần phải đi sâu tìm hiểu, phân tích nguồn hình thành vốn này, dự đoán trước tình hình cung cầu vốn để có đối sách phù hợp. Các hình thức huy động vốn của NHTM được trình bày cụ thể trong các mục sau. 1.1.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi 1.1.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn Là loại tiền gửi KH gửi vào NH mà KH không có thoả thuận trước về thời gian rút tiền. NH phải trả một mức lãi suất thấp hoặc không phải trả một lãi cho số tiền gửi 4 này. Bởi vì, tiền gửi không kỳ hạn của KH rất biến động, KH có thể rút ra bất kỳ lúc nào, do đó NH không chủ động sử dụng số vốn này, NH phải dự trữ một số tiền để đảm bảo có thể thanh toán ngay khi khách hàng có nhu cầu. Tiền gửi không kỳ hạn gồm hai loại: - Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền gửi mà KH gửi vào NH để thực hiện các khoản thanh toán về tiền mua hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh toán khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của KH. Đứng trên góc độ là khách hàng thì đây là tiền KH gửi vào NH để sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt: Séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm chi... Họ có quyền rút ra bất kỳ lúc nào thông qua công cụ thanh toán. Đứng trên góc độ NH thì NH coi đây là một khoản tiền mà họ phải có trách nhiệm hoàn trả cho KH bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên NH cần tận dụng loại tiền gửi này để làm vốn kinh doanh của mình bởi vì trong quá trình lưu chuyển vốn của NH do có sự chênh lệch giữa các khoản tiền gửi vào và rút ra giữa các tài khoản của KH. - Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: Là loại tiền gửi không kỳ hạn, KH gửi vào NH nhằm bảo đảm an toàn về tài sản. Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy cũng là tài sản của người ký thác, họ có quyền rút bất kỳ lúc nào, NH luôn luôn phải đảm bảo có thể thanh toán, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán. Mục đích của người gửi tiền là bảo đảm an toàn vì khách hàng không xác định được thời gian nhàn rỗi cho số tiền của họ và họ không có nhu cầu sử dụng tiền gửi thanh toán không dùng tiền mặt của NH. 1.1.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn Là loại tiền gửi mà KH gửi vào NH có sự thoả thuận trước về thời hạn rút tiền. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi tương đối ổn định vì NH xác định được thời gian rút tiền của khách hàng để thanh toán cho KH đúng thời hạn. Do đó NH có thể chủ động sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích kinh doanh trong thời gian ký kết. Đối với loại tiền gửi này, NH có rất nhiều loại thời hạn từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.... mục đích là tạo cho KH có được nhiều kỳ hạn gửi phù hợp với thời gian nhàn rỗi của khoản tiền mà họ có. Chính vì là loại tiền gửi mà NH có quyền sử dụng nó 5 trong thời gian nhất định nên loại tiền gửi này được trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. 1.1.1.3. Tiền gửi tiết kiệm Là loại tiền gửi mà KH gửi vào NH nhằm hưởng lãi. Khi KH gửi tiền vào NH, NH cấp cho KH một cuốn sổ, KH phải quản lý và mang theo mỗi khi đến NH giao dịch. Xét về bản chất, tài khoản tiền gửi tiết kiệm là một phần thu nhập của cá nhân người lao động mà họ chưa đưa vào tiêu dùng, và là một dạng đặc biệt để tích luỹ tiền tệ thay cho hình thức cất trữ vàng, hàng hoá. Tiền gửi tiết kiệm có ba loại: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Số dư tiền gửi này không lớn, nhưng ít biến động, vì vậy đối với loại tiền gửi này các NHTM thường trả lãi suất cao hơn với tiền gửi thanh toán. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Loại hình tiết kiệm này khá quen thuộc ở Việt Nam, các NHTM Việt Nam thường huy động tiết kiệm với thời hạn phong phú từ ba tháng đến một năm. - Tiết kiệm dài hạn: Đây là loại tiền gửi phổ biến ở một số nước công nghiệp. Loại tiết kiệm này có tính ổn định cao bởi vì thời gian gửi tiền từ một năm trở lên, do đó NH có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này, nó tạo cho NH có tính chủ động sử dụng vốn cho mục đích vốn dài hạn. Để thu hút vốn này, NH thường phải trả lãi suất cao. 1.1.2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá (GTCG) GTCG mà các NHTM dùng để huy động vốn thực chất là các giấy nhận nợ mà NH trao cho những người cho NH vay tiền xác nhận quyền đòi nợ của KH đối với NH ở một mức lãi suất và ngày hoàn trả nhất định. Việc phát hành GTCG của NH để hình thành vốn sử dụng có tính ổn định cao, đồng thời nhằm giải quyết những khoản vốn thiếu hụt có tính tình thế do khả năng thu hút 6 bằng nguồn tiết kiệm hạn chế. NH thường sử dụng các loại giấy tờ có giá dưới các hình thức: 1.1.2.1. Trái phiếu Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) của NH phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của NH khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Việc phát hành trái phiếu, các NHTM chịu sự quản lý của NHTW, của các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán và có thể bị chi phối bởi uy tín của NH. 1.1.2.2. Chứng chỉ tiền gửi Là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một NH. Người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thị trường tiền tệ. 1.1.2.3. Kỳ phiếu Là loại giấy tờ có giá ngắn hạn (trong 1 năm). Nó có đặc điểm giống như trái phiếu nhưng có thời hạn ngắn hơn trái phiếu vì vậy nó được sử dụng cho mục đích huy động vốn ngắn hạn của NH. 1.1.2.4. Giấy tờ có giá khác Điển hình là việc phát hành EURO DOLLAR. Đây là hình thức phát hành phiếu nợ để thu hút vốn ở nước ngoài. Nó có đặc điểm là chỉ dùng huy động vốn bằng đô la và khi trả lãi và vốn gốc cũng bằng đô la. Đối với loại giấy tờ có giá này, NH sử dụng để thu hút vốn huy động ngắn hạn (3 tháng). Ở các trung tâm tài chính, loại phiếu nợ này được chấp nhận như là đô la. Quyền phát hành ở một số nước trong đó có Việt Nam được giới hạn ở một số NH đặc biệt, như NH Ngoại thương, NH xuất nhập khẩu. Các NH này được phép phát hành phiếu nợ này ở trong nước và nước ngoài, còn với các NH khác chỉ được phát hành ở nước ngoài. Huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá, các NHTM phải trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi. Vì vậy khi phát hành loại giấy tờ có giá này, các NHTM phải căn 7 cứ vào đầu ra để quyết định đến khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, phương pháp huy động phù hợp. 1.1.3. Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác Đây là nguồn vốn mà NHTM có được nhờ thông qua quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW hoặc các NHTM với nhau hay với các tổ chức tín dụng khác. Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng chịu chi phí cao hơn vốn huy động. Vì vậy chỉ trong trường hợp NH thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn và cấp bách, thì NH mới tìm đến các NHTM khác để thoả mãn nhu cầu vốn khả dụng. Nếu NHTM không thoả mãn được nhu cầu đó từ phía các NHTM khác thì giải quyết tiếp theo là đi vay của NHTW. Tuỳ theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, các NHTM có thể vay NHTW các loại vốn: - Vốn vay ngắn hạn bổ sung vốn ngắn hạn còn thiếu của NHTM hoặc vốn vay để thanh toán giữa các NH nhằm bù đắp những thiếu hụt tạm thời trong thanh toán, hoặc các NHTM mang các giấy tờ có giá đến NHTW xin tái chiết khấu (tái cấp vốn). - NHTW thông qua nhu cầu vay vốn của NHTM với NHTW nhằm mục đích phát hành thêm tiền theo kế hoạch, bổ sung lượng vốn khả dụng cho NHTM một cách thường xuyên và là cứu cánh cho vay cuối cùng nhằm cứu nguy cho các NHTMkhi cần thiết, vì sự đổ vỡ của các NHTM có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng. 1.2. Tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa NH, các tổ chức tín dụng, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay), trong đó các tổ chức tín dụng chuyển giao 8

Tài liệu liên quan

Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Khóa Luận Tốt Nghiệp Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Thịnh Vượng, Chi Nhánh Thủ Đô – Thực Trạng Và Giải Pháp - Phân tích đánh…
46 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 19/12/2023
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0

Khóa Luận Phát Triển Thanh Toán Quốc Tế Tại Bắc Á Bank

Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Bắc Á Bank Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, thực trạng…
43 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 39
Lượt tải: 0

Hoạt Động Cho Vay Hộ Mới Thoát Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Hộ Mới Thoát Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Điện Bàn Qua 3 Năm (2020-2023)
35 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 11/12/2023
Lượt xem: 36
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Thực Trạng Vai Trò Của Giám Đốc Tài Chính Dn Trong Thời Gian Qua

Tiểu Luận Môn Hãy Đánh Giá Thực Trạng Vai Trò Của Giám Đốc Tài Chính Dn (Cfo) Trong Thời Gian Qua Và Từ Đó Đề Xuất Các Giải Pháp Nhằm…
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 11/12/2023
Lượt xem: 44
Lượt tải: 0

Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Phương Đông OCB Chi Nhánh Trung Việt Đà Nẵng

Đề Tài Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông Chi Nhánh Trung Việt Đà Nẵng Luận văn gồm có 3…
64 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 09/12/2023
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0

Thực trạng quy mô mạng lưới khách hàng của công ty chứng khoán VPS

báo cáo tài chính Thực trạng quy mô mạng lưới khách hàng của công ty chứng khoán VPS Đánh giá thực trạng khách hàng qua hoạt động môi giới chứng…
14 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 09/12/2023
Lượt xem: 54
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 237
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 124
Lượt tải: 0