Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Thu Khách Hàng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Công Ty Tnhh Hãng Kiểm Toán Aasc Thực Hiện
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Thu Khách Hàng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Công Ty Tnhh Hãng Kiểm Toán Aasc Thực Hiện
Bạn đang xem trước 14 trang tài liệu Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Thu Khách Hàng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Công Ty Tnhh Hãng Kiểm Toán Aasc Thực Hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN MỤC LỤC 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG.........................................................4 1.1. Khái niệm, đặc điểm của khoản mục phải thu khách hàng 4 1.2. Kế toán khoản mục phải thu khách hàng...............5 1.3 Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán.............................8 2. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT VÀ THỬ NGHIỆM CƠ BẢN VỀ BÁN HÀNG...................................................................10 2.1. Các bước thiết kế thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản – Chu trình bán hàng.............................10 2.2. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng..........10 11 3. Áp dụng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện tại khách hàng SVT..................................................................................................18 3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán...........................18 3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán...............................27 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với sự hội nhập quốc tế và những cải cách thường xuyên của Bộ Tài chính để không ngừng hoàn thiện các chính sách, chế độ kế toán – kiểm toán, vai trò của ngành kiểm toán ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế hiện nay. Với sự tăng lên cả về số lượng và sự đa dạng của các thành phần trong nền kinh tế, nhu cầu thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước theo đó tăng theo. Vì vậy, việc nắm bắt các thông tin tài chính kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp (DN) cũng như những đối tượng sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính (BCTC). Trong bối cảnh kinh tế này, ngành kiểm toán độc lập Việt Nam đã và đang khẳng định được vị trí quan trọng và trở thành bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế hội nhập. Trong số các loại hình dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính được quan tâm và thực hiện nhiều nhất. Hoạt động kiểm toán giúp công khai, minh bạch, đảm bảo tính trung thực và hợp lý, phù hợp với các chế độ, chuẩn mực của các thông tin tài chính trên các khía cạnh trọng yếu. Nhờ vậy, lợi ích của những đối tượng sử dụng thông tin tài chính được bảo vệ khỏi các rủi ro gian lận, doanh nghiệp nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được coi là tốt khi hàng hóa, dịch vụ của họ được lưu thông hiệu quả. Kết quả của hoạt động này được thể hiện thông qua chu trình doanh thu và được phản ánh trên chỉ tiêu doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD) và chỉ tiêu phải thu khách hàng (sau đây gọi là PTKH) trên Bảng cân đối kế toán (BCĐKT). Vì khoản mục phải thu khách hàng là khoản mục có mối liên hệ mật thiết đến kết quá kinh doanh của doanh nghiệp nên dễ xảy ra gian lận, các kiểm toán viên (KTV) luôn chú trọng kiểm tra, soát xét và đánh giá trong quá trình kiểm toán BCTC. Thấy được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC, cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên, em đã lựa chonjn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện” làm đề tài kiểm tra cuối khóa của mình 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm của khoản mục phải thu khách hàng Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác, với các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý Nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Khoản mục phải thu khách hàng là một trong những khoản mục quan trọng trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu và tình hình thanh toán các khoản phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành… Nó thể hiện phần tài sản của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng trong quá trình thanh toán. Chính vì vậy, khoản mục phải thu có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính thanh toán cũng như khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Khoản mục phải thu khách hàng là một khoản mục rất quan trọng và có mối liên hệ với nhiều khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong quá trình giao dịch với khách hàng phát sinh rất nhiều nghiệp vụ liên quan đến quan hệ thanh toán, trong đó có khoản mục nợ phải thu. Khi doanh nghiệp chấp nhận bán vật tư hàng hóa, hay cung cấp dịch vụ của mình theo phương thức trả trước hay phương thức bán chịu thì xuất hiện phải thu khách hàng. Do đó dễ thấy, nếu số tiền của khoản phải thu khách tăng lên thì tiền mặt thu được từ bán hàng sẽ giảm xuống và ngược lại. Bên cạnh đó, nếu khoản phải thu tăng lên cùng với sự gia tăng của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ hay trao đổi là sự giảm xuống của hàng tồn kho, nguyên vật liệu… Ngoài ra, khoản mục phải thu cũng có quan hệ gián tiếp với một số tài khoản như thuế thu nhập doanh nghiệp khi nó là cơ sở để lập dự phòng phải thu khó đòi, do đó ảnh hưởng đến chi phí tài chính hoặc thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra… Không chỉ ảnh hưởng tới một số khoản mục trên Bảng cân đối kế toán như trên mà khoản phải thu còn có mối liên hệ với một số khoản mục khác trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, giá vốn hàng bán… Thông thường khi doanh thu cũng như giá vốn tăng lên thì các khoản phải thu cũng tăng lên nếu chính sách bán chịu không thay đổi. 1.2. Kế toán khoản mục phải thu khách hàng a) Nguyên tắc kế toán PTKH: Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán DN: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay. Cần hạch toán chi tiết theo đối tượng phải thu, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Kế toán phải tiến hành theo dõi để phân loại các khoản nợ: nợ đúng hạn, nợ khó đòi hoặc có khả năng thu hồi được, làm căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. DN theo dõi chi tiết các khoản PTKH theo từng loại nguyên tệ và phải đánh giá lại các khoản PTKH có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập BCTC theo quy định của pháp luật. b) Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 131 Bảng 1.1 Phản ánh số dư tài khoản 131 – Phải thu khách hàng Bên Nợ Bên Có - Số tiền phải thu của khách - Số tiền khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán hàng đã trả nợ. sản phẩm, hàng hóa, bất động - Số tiền đã nhận sản đầu tư, tài sản cố định, dịch ứng trước, trả trước của vụ, các khoản đầu tư tài chính. khách hàng. - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. - Khoản giảm giá hàng bán cho khách - Đánh giá lại các khoản hàng sau khi đã giao phải thu bằng ngoại tệ (trường hàng và khách hàng có hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với khiếu nại; Đồng Việt Nam). - Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả GTGT lại hoặc (có thuế không có thuế GTGT); - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua. - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Nợ Số dư bên Có Số tiền còn phải thu của Số tiền nhận trước, khách hàng. hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu khách hàng Khi lập BCĐKT, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản”, “Nguồn vốn”. c) Phương pháp kế toán khoản mục Phải thu khách hàng 1.2 Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 1: Phương pháp kế toán các khoản phải thu khách hàng 511, 515 112/111,113 131-Phải thu khách hàng Bán hàng bán hàng, CCDV 511, 515 Khách hàng thanh toán tiền 635 Chiết khấu thanh toán cho khách hàng 33311 Thuê VAT (nếu có) Thuê VAT (nếu có) 521 711 Các khoản giảm trừ bán hàng TN do thanh lý nhượng bán TSCĐ chưa thu tiền 2293 642 Phần đã lập dự phòng Xóa sổ nợ phải thu khó đòi Lập dự phòng (lần đầu/bổ sung) Phần chưa lập dự phòng 521 Bù trừ nợ Sơ đồ 1.1 Phương pháp kế toán khoản phải thu khách hàng (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT – BTC) 1.3 Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán a. Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán về bán hàng Tài khoản sử dụng Tài khoản phải thu: - Phải thu khách hàng: 131 - Phải thu khác: 138 Chứng từ và ghi sổ - Hóa đơn bán hàng (GTGT) - Hợp đồng mua bán - Nhật ký bán hàng/Bảng kê bán hàng - Sổ chi tiết nợ phải thu - Bảng tổng hợp công nợ phải thu - Báo cáo công nợ theo tháng - Phiếu thu - Giấy báo có - Tập tin/Cơ sở dữ liệu thu tiền - Nhật ký thu tiền - Bảng kê thu tiền b. Tài khoản, chứng từ và sổ sách dự phòng nợ phải thu khó đòi Tài khoản sử dụng - Dự phòng nợ phải thu khó đòi (Dự phòng tổn thất tài sản) - Phải thu khách hàng - Chi phí QLDN Chứng từ và ghi sổ - Biên bản - Sổ nhật ký chung 2. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT VÀ THỬ NGHIỆM CƠ BẢN VỀ BÁN HÀNG 2.1. Các bước thiết kế thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản – Chu trình bán hàng Sơ đồ - Các bước thiết kế thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản – Chu trình bán hàng Tìm hiểu về KSNB – Chu trình thu tiền khách hàng Đánh giá rủi ro kiểm soát - Chu trình thu tiền KH Quyết định mở rộng các thử nghiệm kiểm soát Thiết kế thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền Thủ tục kiểm toán Chọn mẫu Lựa chọn khoản mục Thời gian 2.2. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng Làm thế nào để kiểm toán viên (KTV) đạt được sự hiểu biết về kiểm soát nội bộ về bán hàng, trước hết KTV sẽ đọc trong trường hợp đơn vị đã thiết kế hoặc quan sát và vẽ lại sơ đồ, thủ tục của quy trình bán hàng của đơn vị; thực hiện phỏng vấn đơn vị được kiểm toán thông qua bảng câu hỏi; thực hiện kiểm tra từ đầu đến cuối (walk-through test) một số nghiệp vụ bán hàng. Hãy xem lưu đồ chứng từ về bán hàng và thu tiền tại Công ty Cổ phần SVT (Lưu đồ 1a và 1b) trong đó mô tả chi tiết các thủ tục liên quan đến chu trình bán hàng, KTV căn cứ vào quy trình này để thiết kế thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản chi tiết về nghiệp vụ. Lưu đồ 1: Lưu đồ bán hàng và phải thu khách hàng tại tại Công ty Cổ phần SVT PHÒNG KINH DOANH GIAO HÀNG Nhận Đơn đặt hàng 1 Phê duyệt Lập Phiếu giao hàng – B.L 4 Yes Đơn đặt hàng – C.O S.O 2 B.L 4 B.L Lập báo giá – S.O 3 B.L Phiếu Giao hàng – B.L 2 1 C.O S.O 4 S.O 3 3 S.O 2 Báo giá – S.O 1 N 1 A 2 Khách hàng A: Lưu chứng từ theo chữ cái – Alphabet N: Lưu theo số chứng từ – Number Khách hàng Đơn vị vận chuyển Lưu đồ 2: Lưu đồ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần SVT 2 PHÒNG KẾ TOÁN Phần mềm/ERP BỘ PHẬN XỬ LÝ DỮ LIỆU 3 4 Ghi nhận nghiệp vụ bán hàng Cập nhật file công nợ phải thu File NVBH Nhật ký bán hàng Theo dõi thanh toán File công nợ phải thu In báo cáo bán hàng Chuyển khoản Yes No S.O 3 C.O B.L Lập Phiếu thu File thu, chi tiền 3 H. Đơn 3 H. Đơn P.T 2 Hoá đơn GTGT 1 P.T 2 Phiếu Thu P.T D 4 3 N Khách hàng D: Lưu theo ngày, tháng, năm – Date 1 Thủ quỹ Khách hàng E, Các sai sót thường gặp đối với khoản mục phải thu khách hàng Phải thu khách hàng được đánh giá là một trong những khoản mục trọng yếu trong BCTC và cũng là khoản mục dễ xảy ra sai sót. Các sai sót thường gặp đối với khoản mục phải thu khách hàng có thể kể đến như: PTKH là một loại tài sản khá nhạy cảm dễ xảy ra gian lận như bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô bằng thủ thuật gối đầu với một số khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt, không quy định rõ thời hạn nộp. PTKH là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh do đó đây là đối tượng để sử dụng các thủ thuật làm tăng doanh thu và lợi nhuận giả tạo như tạo KH giả, hợp đồng giả, … gây ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng và những người sử dụng BCTC. PTKH là khoản mục có nhiều đối tượng nên dễ xảy ra hạch toán công nợ hoặc giảm trừ công nợ nhầm mã KH. Bù trừ/ cấn trừ công nợ PTKH và phải trả người bán không cùng một đối tượng. DN phân loại nợ theo kỳ hạn không đúng với các điều khoản của hợp đồng (nợ ngắn hạn hay dài hạn) ảnh hưởng đến việc theo dõi, thu hòi nợ và hình thức trích lập dự phòng tương ứng. Việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho khoản PTKH thường dựa nhiều vào sự ước tính của nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. DN có thể không hạch toán hoặc hạch toán thiếu dự phòng phải thu khó đòi so với số cần trích lập theo quy định.
Tài liệu liên quan
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Thịnh Vượng, Chi Nhánh Thủ Đô – Thực Trạng Và Giải Pháp - Phân tích đánh…
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Techcombank Hà Nội
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phương Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Hội Sở Techcombank Hà Nội Phân tích tình hình huy động vốn…
Khóa Luận Phát Triển Thanh Toán Quốc Tế Tại Bắc Á Bank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Bắc Á Bank Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, thực trạng…
Hoạt Động Cho Vay Hộ Mới Thoát Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Hộ Mới Thoát Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Điện Bàn Qua 3 Năm (2020-2023)
Tiểu Luận Thực Trạng Vai Trò Của Giám Đốc Tài Chính Dn Trong Thời Gian Qua
Tiểu Luận Môn Hãy Đánh Giá Thực Trạng Vai Trò Của Giám Đốc Tài Chính Dn (Cfo) Trong Thời Gian Qua Và Từ Đó Đề Xuất Các Giải Pháp Nhằm…
Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Phương Đông OCB Chi Nhánh Trung Việt Đà Nẵng
Đề Tài Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông Chi Nhánh Trung Việt Đà Nẵng Luận văn gồm có 3…
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…