Khoa Luận Một Số Kỹ Năng Giải Quyết Tranh Chấp Lao động
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tranh Chấp Lao Dộng Và Một Số Kỹ Năng Giải Quyết Tranh Chấp Lao động Vấn đề tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động được nhiều nhà nghiên cứu phân tích và đưa ra những đánh giá khác nhau. Các nội dung nghiên cứu được thể hiện dưới nhiều đề tài và có các cách tiếp cận đa dạng và phong phú. Một số công trình nghiên cứu về nội dung tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể có thể kể đến như công trình “Hoàn thiện pháp luật thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể” (tác giả Trần Hoàng Hải và Đinh Thị Chiến); công trình “Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động” (tác giả Nguyễn Xuân Thu).
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu nội dung liên quan đến tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động trên nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, tuy nhiên đều đang nghiên cứu dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật lao động cũ, ví dụ như Bộ luật Lao động 2012. Do vây, đề tài nghiên cứu này đảm bảo tính mới.
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu Khoa Luận Một Số Kỹ Năng Giải Quyết Tranh Chấp Lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA LUẬT HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN Lớp : LKT 12 - 01…..khóa: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: HÀ NỘI 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA LUẬT HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN Lớp :…..khóa: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH Giảng viên hướng dẫn: Nơi thực hiện đề tài: Thời gian thực hiện: từ .... đến ... HÀ NỘI 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu “Tranh chấp lao động và một số kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Tất cả số liệu, thông tin, kết quả trình bày trong báo cáo đều được lấy và có trích dẫn nguồn tham khảo đúng quy định và quy cách, không sao chép từ bất kỳ nguồn không chính thống nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo thực tập và Nhà trường về sự cam đoan này./. Hà Nội, ngày ……tháng…… năm 2022 Sinh viên thực hiện …. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy... Thầy đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Ngoài ra, em xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể giảng viên Khoa Luật, Đại học Đại Nam. Chúng em đã được thầy cô dìu dắt, truyền tình yêu với nghề Luật trong suốt hành trình 4 năm đại học. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, khóa luận tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô để hoàn thiện bài viết. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU HÌNH, BẢNG BIỂU Hình 1.1. Trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp lao động của hoà giải viên lao động Hình 1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động Hình 2.1. Tình hình giải quyết tranh chấp lao động tại một số tỉnh, thành phố MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................2 5. Giả thuyết khoa học...................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3 7. Đóng góp của đề tài....................................................................................3 8. Bố cục của đề tài.........................................................................................4 CHƯƠNG 1..........................................................................................................5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG.............5 1.1. Cơ sở lý luận về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động ......................................................................................................................5 1.1.1. Về tranh chấp lao động.....................................................................5 1.1.2. Về giải quyết tranh chấp lao động..................................................17 1.2. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động........................20 1.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động....................................20 1.2.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.23 1.2.3. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động........................................26 1.3. Về kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động...........................................27 1.3.1. Khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động........................27 1.3.2. Một số kỹ năng cần thiết trong giải quyết tranh chấp lao động.....27 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động. . ..........................................................................................................42 CHƯƠNG 2........................................................................................................45 KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ THỰC TẾ VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG .............................................................................................................................45 2.1. Tình hình tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động hiện nay ....................................................................................................................45 2.1.1. Tình hình tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động... ..........................................................................................................45 2.1.2. Nguyên nhân thực tiễn phát sinh tranh chấp lao động..................49 2.2. Thực trạng vận dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động.....50 2.2.1. Vận dụng các kỹ năng trong thương lượng giải quyết tranh chấp lao động........................................................................................................50 2.2.2. Vận dụng các kỹ năng trong hoà giải giải quyết tranh chấp lao động ..........................................................................................................52 2.2.3. Vận dụng các kỹ năng trong xét xử giải quyết tranh chấp lao động ..........................................................................................................53 2.2.4. Đánh giá vai trò của luật sư trong giải quyết tranh chấp lao động và các kỹ năng cần có để giải quyết tranh chấp lao động..........................54 2.2.5. Một số nhận xét, đánh giá...............................................................55 Tiểu kết Chương 2.............................................................................................57 CHƯƠNG 3........................................................................................................58 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG.......................................................................................................58 3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động.....58 3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp lao động... ..........................................................................................................58 3.1.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động......................................................60 3.2. Tăng cường hoàn thiện các kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động..63 Tiểu kết Chương 3.............................................................................................68 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................70 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ lao động là quan hệ phổ biến trong xã hội hiện nay, là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. Dựa trên nhu cầu về sức lao động, mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận và bình đẳng. Dù vậy, quan hệ lao động luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn và bất đồng, xuất phát chủ yếu từ nhu cầu và lợi ích đối lập giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động là tranh chấp phổ biến, phát sinh trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động có thể được phát sinh dưới nhiều hình thái, tuy nhiên đều đem lại những ảnh hưởng đến không chỉ người lao động, người sử dụng lao động mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội. Vì vậy pháp luật lao động đã có những quy định về vấn đề tranh chấp lao động. Dù đã có những quy định pháp luật hướng dẫn, quy định chi tiết về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động nhưng việc áp dụng các quy định này tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Nguyên nhân của các vướng mắc này xuất phát từ chính những quy định pháp luật cũng như doanh nghiệp thiếu sót kỹ năng trong giải quyết tranh chấp lao động. Từ những thực tế nêu trên có thể thấy cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tranh chấp lao động và có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp. Do đó, học viên 1 đã lựa chọn đề tài: “Tranh chấp lao động và một số kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động” làm đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động được nhiều nhà nghiên cứu phân tích và đưa ra những đánh giá khác nhau. Các nội dung nghiên cứu được thể hiện dưới nhiều đề tài và có các cách tiếp cận đa dạng và phong phú. Một số công trình nghiên cứu về nội dung tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể có thể kể đến như công trình “Hoàn thiện pháp luật thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể” (tác giả Trần Hoàng Hải và Đinh Thị Chiến); công trình “Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động” (tác giả Nguyễn Xuân Thu). Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu nội dung liên quan đến tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động trên nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, tuy nhiên đều đang nghiên cứu dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật lao động cũ, ví dụ như Bộ luật Lao động 2012. Do vây, đề tài nghiên cứu này đảm bảo tính mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về tranh chấp lao động và kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động. Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tìm hiểu các vấn đề lý luận về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động, đồng 2 thời có những phân tích về kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động, khóa luận đưa ra những thực trạng của việc áp dụng quy định pháp luật tại doanh nghiệp cũng như những kỹ năng cần có trong quá trình thương lượng, hòa giải và xét xử vụ việc, vụ án lao động. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam. Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp cần: Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận về quy định pháp luật hiện hành về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật và kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp. Đưa ra những ưu điểm, nhược điểm của quy định pháp luật và đánh giá nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Thứ ba, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật, đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao kỹ năng trong giải quyết tranh chấp lao động. 5. Giả thuyết khoa học 3 Giả thuyết khoa học đặt ra là những kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động là cần thiết để quá trình giải quyết tranh chấp lao động diễn ra đạt được kết quả như mong muốn của các bên. 6. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng linh hoạt các phương pháp như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp liệt kê… để đạt được mục tiêu nghiên cứu, cụ thể như sau: Phương pháp phân tích: đây là phương pháp chia nhỏ các nội dung cần nghiên cứu để đánh giá sâu sắc vấn đề. Phương pháp này thường được sử dụng khi phân tích các quy định pháp luật. Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng song hành cùng phương pháp phân tích để rút ra những nội dung cần lưu ý sau khi đã phân tích chi tiết một vấn đề. Việc kết hợp hai phương pháp này giúp vấn đề được tìm hiểu và đánh giá rõ ràng và sâu sắc. Phương pháp so sánh: bằng cách so sánh, đối chiếu các nội dung theo các góc độ pháp luật khác nhau sẽ giúp bài viết có góc nhìn đa chiều. Đồng thời dựa qua kết quả so sánh, tác giả đưa ra những đánh giá, nhận xét về vấn đề được nêu ra. 7. Đóng góp của đề tài Khóa luận được thực hiện nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu trên cơ sở phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp thực 4 tế dựa trên căn cứ là quy định pháp luật hiện hành về tranh chấp lao động và kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động. 8. Bố cục của đề tài Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Khoá luận này có bố cục bao gồm 3 phần như sau: Chương1. Một số vấn đề lý luận và pháp luật về tranh chấp lao động và kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động Chương 2. Kết quả giải quyết tranh chấp lao động và thực tế vận dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 1.1. Cơ sở lý luận về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động 1.1.1. Về tranh chấp lao động 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tranh chấp lao động *. Khái niệm: Về khái niệm tranh chấp lao động, dưới góc độ ngôn ngữ học có thể được hiểu như sau: tranh chấp có nghĩa là “đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên.” 1, theo đó tranh chấp lao động có nghĩa là “sự đấu tranh giằng co giữa các bên liên quan đến lao động”. Dưới góc độ pháp lý, xem xét khái niệm về tranh chấp lao động của một số quốc gia trên thế giới nhận thấy rằng tuy vấn đề tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động đều được đặt ra trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tuỳ theo đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà khái niệm tranh chấp lao động được hiểu khác nhau.2 Nghiên cứu so sánh cho thấy, một số nước trên thế giới chỉ quy định một cơ chế giải quyết cho mọi loại tranh chấp lao động và ở những quốc gia này, người ta thường chỉ đưa ra một định 1 Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng việt, NXB. Đà Nẵng, tr.1024 Vũ Thu Hiền (2014), “Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động”, Đặc san Tuyên truyền pháp luật”, số 02/2014, tr.4 – tr.10. 2 6 nghĩa chung cho tranh chấp lao động. Trong khi đó, pháp luật của nhiều nước khác lại quy định cơ chế giải quyết tranh chấp lao động riêng cho từng loại tranh chấp lao động. Với những quốc gia này, người ta chú trọng đến việc đưa ra định nghĩa cho mỗi loại tranh chấp lao động hơn là xây dựng một định nghĩa chung về tranh chấp lao động. Thực tế, chỉ một vài nước trong nhóm này là có định nghĩa về tranh chấp lao động nói chung. Có quốc gia thậm chí còn không đưa ra bất kỳ định nghĩa về tranh chấp lao động, kể cả định nghĩa về tranh chấp lao động nói chung lẫn định nghĩa về từng loại tranh chấp lao động. Các công ước và khuyến nghị của ILO cũng chỉ đề cập chứ không giải thích như thế nào là tranh chấp lao động. Tại Việt Nam, tranh chấp lao động đã được đề cập khá sớm trong nhiều văn bản pháp luật và dưới những tên gọi khác nhau. Những văn bản pháp luật lao động đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã chứa đựng một số quy định về giải quyết “sự xích mích giữa chủ và công nhân”, sự xích mích hoặc việc kiện tụng liên quan đến thi hành “tập hợp khế ước” (tức thoả ước lao động tập thể theo pháp luật hiện hành) hay pháp luật lao động. Khái niệm “tranh chấp lao động” chính thức được sử dụng trong Thông tư liên ngành số 02/TT – LN ngày 02/10/1985 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động và Tổng cục dạy nghề về việc hướng dẫn thực hiện thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân về một số việc tranh chấp trong lao động. Tuy nhiên, tại Thông tư này, khái niệm “tranh chấp lao động” không được xác định về nội 7 hàm mà chỉ là cụm từ có tính thông báo (tranh chấp lao động là gì, đó là tranh chấp giữa ai với ai..) Đến thời kỳ đổi mới, thuật ngữ tranh chấp lao động mới được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp luật. Cụ thể, khái niệm tranh chấp lao động lần đầu được đề cập trong Bộ luật Lao động năm 1994 – Bộ luật Lao động đầu tiên của nước ta như sau, “tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động” (khoản 2 Điều 157). Từ tiêu chí về chủ thể tham gia tranh chấp, bộ luật lao động đã đưa ra định nghĩa tranh chấp lao động thông qua liệt kê các loại tranh chấp lao động. Tuy nhiên định nghĩa này mới chỉ mang tính chất phân loại chứ chưa nêu được bản chất của tranh chấp lao động. Đến Bộ luật Lao động năm 2019, khái niệm tranh chấp lao động đã được định nghĩa theo đúng bản chất của loại tranh chấp, là “tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.” 3 Khái niệm này đã nêu được bản chất của tranh chấp, là sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, đồng thời đã chỉ ra được chủ thể trong tranh chấp lao động. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm tổng quát về tranh chấp lao động như sau: “Tranh chấp lao động là 3 Quốc hội (2019), Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019, khoản 1 Điều 179 8