khóa luận Nguyên Tắc Thẩm Phán, Hội Thẩm Nhân Dân Xét Xử Vụ Án Dân Sự Độc Lập Và Chỉ Tuân Theo Pháp Luật

5/5 - (1 bình chọn)

Niên luận tốt nghiệp nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử Vụ án dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân Thành phố hà nội Chương 1: Những vấn đề chung về Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Chương 2: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng guyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội

30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 15/12/2023
Lượt xem: 40
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 9 trang tài liệu khóa luận Nguyên Tắc Thẩm Phán, Hội Thẩm Nhân Dân Xét Xử Vụ Án Dân Sự Độc Lập Và Chỉ Tuân Theo Pháp Luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ---0-0--- HỌ TÊN TÁC GIẢ Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử Vụ án dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân Thành phố hà nội NIÊN LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội - 20... i KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ---0-0--- HỌ TÊN TÁC GIẢ Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội NIÊN LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: Hà Nội - 20... ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Tác giả báo cáo iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................iii MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................3 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...........................................................3 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo nghiên cứu....................................................3 7. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu......................................................................................4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT.........................................................................................................................5 1.1. Khái niệm nguyên tắc...................................................................................................5 1.2. Nội dung nguyên tắc......................................................................................................6 1.2.1. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử..................................................6 1.2.2. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật..........................................8 1.2.3 Mối quan hệ giữa tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.........................................................................................9 1.3. Ý nghĩa của Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật...........................................................................................10 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM NHÂN DÂN ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI............................................................................................12 2.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.................12 2.2. Nguyên nhân của thực trạng áp dụng nguyên tắc...................................................13 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM NHÂN DÂN ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................18 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật.................................................................................18 3.1.1. Hệ thống pháp luật hình sự........................................................................................18 3.1.2. Hệ thống pháp luật dân sự..........................................................................................19 3.1.3. Các quy định khác......................................................................................................19 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc...................................................20 3.2.1. Về trình độ chuyên môn.............................................................................................20 3.2.2. Về đạo đức của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân...................................................21 3.2.3. Về tổ chức và hoạt động của Toà an nhân dân...........................................................22 KẾT LUẬN.........................................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................26 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp 2013 đã khẳng định rằng Tòa án với chức năng xét xử của mình là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết một người có tội hay không có tội Hoạt động xét xử của Tòa án chính là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực tư pháp. Kết quả xét xử sẽ phản ánh nền tảng công lý, đối xử bình đẳng, công bằng trong tất cả các mối quan hệ và cũng phản ánh chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp. Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế và chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng chính hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Để đảm bảo cho Tòa án thực hiện đúng chức năng của mình, Hiến pháp cùng nhiều văn bản luật có quy định những nguyên tắc cơ bản cho cơ quan đặc biệt này. Nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" là một trong những nguyên tắc cơ bản để Tòa án thực hiện nhiệm vụ xét xử, thể hiện quan điểm của Nhà nước trong hoạt động xét xử, Hội thẩm và Thẩm phán có quyền đưa ra phán quyết trên cơ sở quyết định của pháp luật để giải quyết vụ án một cách khách quan và chính xác mà không phải phụ thuộc vào bất cứ sự tác động nào khác. Bản chất của hoạt động tư pháp với trung tâm của việc thực hiện là Toà án và hoạt động trọng tâm chính là hoạt động xét xử. Điều này đòi hỏi việc xét xử phải bảo đảm tính độc lập. Chính vì 1 vậy, nguyên tắc độc lập xét xử được coi là tiền đề nền tảng của hoạt động tư pháp trong nhà nước pháp quyền, là bảo đảm quan trọng cho việc xét xử được bình đẳng, dân chủ, khách quan. việc đi sâu nghiên cứu “Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội” là vấn đề có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho quá trình nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học, phê bình nghiên cứu, rất nhiều những bài viết và công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này, như: Khóa luận tốt nghiệp: Trần Thị Nhung San (1995), Luận văn Thạc sĩ "Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự", Trường Đại học Luật Hà Nội; Hàn Mạnh Thắng (1997), "Khi xét xử thẩm phán, hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", Trường Đại học Luật Hà Nội; Trần Văn Kiểm (2011), "Bảo đảm nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 1(186); Đỗ Thị Phương (2013),"Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án", Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao; Phan Bá Bảy (2015), Luận văn “Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đăk Lăk”, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. cùng nhiều những bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác. 2 Trên cơ sở tiếp thu, tổng hợp những đề tài, bài viết trước, cùng với sự tìm hiểu và quá trình nghiên cứu của mình, tác giả phân tích nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" để đánh giá việc áp dụng nguyên tắc tại Toà án nhân dân TP. Hà Nội và đưa ra những giải pháp thích hợp để nguyên tắc được thực thi có hiệu quả hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở lý luận cơ bản về nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" phân tích và đánh giá việc áp dụng và thực thi nguyên tắc tại TAND TP. Hà Nội và đưa ra giải giáp nâng cao hiệu quả việc thực thi nguyên tắc - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" + Đánh giá thực tiễn thực thi nguyên tắc tại TAND TP. Hà Nội + Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nguyên tắc tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" - Phạm vi nghiên cứu: Những quy định pháp luật trong Hiến pháp và các văn bản Luật thể hiện nguyên tắc tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" và thực tiễn thực thi nguyên tắc tại TAND TP. Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin mà cụ thể là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng 3 thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu: phân tích, tổng hợp, so sánh, logic biện chứng, hệ thống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo nghiên cứu Báo cáo xem xét nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" ở Việt Nam, đồng thời nêu lên thực tế áp dụng nguyên tắc này của ngành tư pháp nói chung và trong hoạt động xét xử của TAND TP. Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở đó Báo cáo đưa ra một số giải pháp, kiến nghị mang tính xây dựng nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về vấn đề này góp phần vào quá trình cải cách tư pháp trong thời gian tới tại Việt Nam. 7. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu Chương 1: Những vấn đề chung về Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Chương 2: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng guyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm nguyên tắc Nguyễn tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những nguyên tắc tuộc nhóm nguyên tắc về tính chất của hoạt động tố tụng hình sự. Đó là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật cụ thể về tố tụng hình sự, được phản ánh trên ba lĩnh vực: trong luật thực định, trong việc giải thích, trong thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và các nhà làm luật ghi nhận trong các quy phạm pháp luật. Có thể hiểu, xét xử của Hội thẩm và Thẩm phán là các hoạt động kể từ thời điểm họ được giao nhiệm vụ xét xử vụ án khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đến khi kết thúc phiên tòa (đối với vụ án hình sự, Chánh áncòn phải ra quyết định thi hành án hình sự) bao gồm hoạt động xem xét đánh giá chứng cứ tại phiên tòa và các hoạt động bổ trợ khác để đưa ra quyết định, bản án giải quyết vụ án. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nghĩa là phải tự mình đưa ra kết luận giải quyết vấn đề trên cơ sở quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác. Đó là những tư tưởng chủ đạo, định hướng trở thành xử sự bắt buộc chung đối với Thẩm phán và Hội thẩm khi được phân công xét xử vụ án. Từ những vấn đề nêu trên, có thể đưa ra khái niệm nguyên tắc như sau: Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là những tư tưởng chủ đạo có tính bắt buộc thể hiện quan điểm của nhà nước trong hoạt động xét xử, được quy định trong pháp luật tố tụng, theo đó chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm (Hội đồng xét xử) mới có quyền đưa ra phán quyết 5

Tài liệu liên quan

Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự – Thẩm Quyền Của Tòa Án

Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự - Thẩm Quyền Của Tòa Án Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự…
11 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 19/12/2023
Lượt xem: 64
Lượt tải: 0

Đề tài công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng công chứng nguyễn thị mai

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành luật công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng…
35 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 106
Lượt tải: 0

bài thu hoạch nghề công chứng về biện pháp đảm bao công chứng

Bài Thu Hoạch Đào Tạo Nghề Công Chứng về biện pháp đảm bao công chứng dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành pháp…
14 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 34
Lượt tải: 0

Đề Tài Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM với nội dung về đề tài hợp đồng mua bán hàng hóa theo…
47 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 118
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0

Tiểu luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam

Tiểu luận môn: Luật sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại việt nam – thực trạng và giải pháp chương…
13 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 237
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0