Phận Tích Hoạt Động Xuất Khẩu Viên Nén Gỗ Mùn Cưa Việt Nam Giai Đoạn Từ Năm 2010 Đến Nay

5/5 - (1 bình chọn)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Phát Triển Xúc Tiến Thương Mại Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Viên Nén Gỗ Mùn Cưa Việt Nam Giai Đoạn Từ Năm 2010 Đến Nay Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu về xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu và đề xuất giải pháp phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
– Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu và thị trường viên nén gỗ mùn cưa.
– Nhìn nhận và phân tích thực trạng xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2010 đến nay, từ đó đánh giá kết quả đạt được và những mặt hạn chế.
– Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam.

70 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 15/12/2023
Lượt xem: 76
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu Phận Tích Hoạt Động Xuất Khẩu Viên Nén Gỗ Mùn Cưa Việt Nam Giai Đoạn Từ Năm 2010 Đến Nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------***-------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIÊN NÉN GỖ MÙN CƯA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY Duyệt nộp Họ và tên sinh viên: Mã sinh viên: Lớp: Họ và tên GVHD Khóa: Người hướng dẫn khoa học: Hà Nội, tháng 5 năm 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của…. Em xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành sâu sắc, và cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu và mang tính thực tiễn cao trong suốt 4 năm học vừa qua. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về thời gian, tư liệu nghiên cứu và kiến thức chuyên môn, nội dung đề tài không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết về nội dung, hình thức, phương pháp luận… Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn độc giả để khóa luận được hoàn thiện hơn. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2 6. Kết cấu của khoá luận.............................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIÊN NÉN GỖ MÙN CƯA...4 1.1 Tổng quan về xúc tiến thương mại.............................................................4 1.1.1 Khái niệm xúc tiến thương mại..............................................................4 1.1.2 Mục tiêu của xúc tiến thương mại..........................................................5 1.1.3 Nội dung của xúc tiến thương mại..........................................................6 1.1.4 Vai trò của xúc tiến thương mại...........................................................10 1.1.5 Mô hình quá trình xúc tiến thương mại................................................13 1.2 Tổng quan về xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu...............14 1.2.1 Khái niệm xúc tiến xuất khẩu...............................................................14 1.2.2 Đặc điểm của hoạt động xúc tiến xuất khẩu.........................................15 1.2.3 Phân loại xúc tiến xuất khẩu.................................................................16 1.3 Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa 17 1.3.1 Giới thiệu về sản phẩm viên nén gỗ mùn cưa.......................................17 1.3.2 Phân loại viên nén gỗ mùn cưa.............................................................18 1.3.3 Ưu điểm của viên nén gỗ mùn cưa.......................................................25 1.3.4 Đặc điểm một số thị trường nhập khẩu viên nén gỗ mùn cưa..............26 1.3.5 Những nhân tố tác động đến xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa..............27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIÊN NÉN GỖ MÙN CƯA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 TỚI NAY....................................................................29 iii 2.1 Tổng quan thị trường viên nén gỗ mùn cưa thế giới................................29 2.1.1 Tình hình cung ứng và tiêu thụ viên nén gỗ mùn cưa trên thế giới......29 2.1.2 Tình hình xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa tại Việt Nam......................31 2.1.3 Tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa Việt Nam.........................35 2.2 Thực trạng phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 tới nay..........................39 2.2.1 Ban hành văn bản đối với xúc tiến thương mại Nhà nước...................40 2.2.2 Xây dựng chiến lược XTTM Nhà nước cho xuất khẩu sản phẩm gỗ...42 2.2.3 Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại Nhà nước...................45 2.2.4 Các hoạt động xúc tiến thương mại của cơ quan hỗ trợ.......................49 2.3 Đánh giá hoạt động phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 tới nay.................52 2.3.1 Thành tựu..............................................................................................52 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIÊN NÉN GỖ MÙN CƯA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.........................................................55 3.1 Mục tiêu và định hướng xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa Việt Nam...........................................................................55 3.2 Một số kiến nghị phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa của Việt Nam...........................................................56 3.2.1 Xây dựng một chương trình xúc tiến thương mại độc lập cho hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ.........................................................................................56 3.2.2 Phát triển hệ thống xúc tiến thương mại Nhà nước hoàn chỉnh...........56 3.2.3 Nâng cao các chính sách hỗ trợ tài chính cho xúc tiến thương mại.....57 3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xúc tiến thương mại..................57 3.2.5 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường số..............................58 KẾT LUẬN.......................................................................................................60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................62 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt 1 BIFA 2 DOWA 3 FSC 4 HAWA 5 ITC 6 VCCI 7 Nguyên văn Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai Chứng nhận Quản lý rừng bền vững Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm thương mại quốc tế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VIFOREST Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam 8 XTTM Xúc tiến thương mại 9 XTXK Xúc tiến xuất khẩu v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chuẩn viên nén xuất đi Châu Âu......................................................21 Bảng 1.2: Tiêu chuẩn viên nén xuất đi Hàn quốc.....................................................22 Bảng 1.3: Tiêu chuẩn JIS Nhật bản...........................................................................23 Bảng 1.4: Tiêu chuẩn JAS Nhật bản.........................................................................24 Bảng 2.1: Lộ trình tăng cơ cấu sử dụng điện từ nguồn năng lượng tái tạo của Hàn Quốc..........................................................................................................................38 Bảng 2.2: Chính sách trợ giá điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng khác nhau của Nhật Bản.............................................................................................................38 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Viên gỗ nén mùn cưa................................................................................17 Hình 2.1: Thống kê và dự báo nhu cầu viên nén gỗ đến năm 2027 theo Chính sách được ban hành hiện nay............................................................................................30 Hình 2.2: Sản lượng và giá trị viên nén gỗ xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2021...........................................................................................................................32 Hình 2.3: Sản lượng viên nén gỗ Việt Nam xuất khẩu phân theo thị trường...........33 Hình 2.4: Gía xuất khẩu viên nén gỗ Trung Bình của Việt Nam (giá FOB)...........34 Hình 2.5: Kinh phí dành cho chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại giai đoạn 2011 – 2020...............................................................................................44 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đi kèm với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về năng lượng trong sản xuất và đời sống theo đó cũng gia tăng. Trong khi đó, các nguồn năng lượng hoá thạch truyền thống như than đá, dầu, gas là nguồn năng lượng không tái tạo, khi sử dụng thải ra khí nhà kính tác động đến môi trường và có giá thành cao. Từ đó, xã hội đòi hỏi phải tìm kiếm, sáng tạo ra nguồn nhiên liệu rẻ hơn, an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả cần thiết. Trong thời gian gần đây, viên nén gỗ mùn cưa được ưa chuộng và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng vì nhiều ưu điểm vượt trội như thời gian đốt và nhiệt lượng phát ra cao, ít tạo ra tro, giá cả hợp lý và không gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu đầu vào của loại nhiên liệu này rất dễ tìm. Vì thế, viên nén gỗ mùn cưa được dự đoán là xu hướng năng lượng tái tạo mới bền vững trong tương lai. Ngoài ra, trang thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm này không quá tinh vi và phức tap, rất phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất với quy mô dù to hay nhỏ tại Việt Nam. Trên thế giới hiên nay, nhu cầu về viên nén xuất khẩu tăng cao đòi hỏi Việt Nam phải quan tâm đúng mức tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong thời gian kể từ khi viên nén gỗ bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam vào năm 2010 và sau đó được xuất khẩu, hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Do đó, hoạt động xuất khẩu Viên nén của Việt Nam đã gặp phải vô vàn khó khăn từ sự cạnh tranh gay gắt tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn. Điều này đang đặt ra cho Nhà nước bài toán về cách thức xúc tiến thương mại để tăng trưởng kim ngạch, nâng cao giá trị xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế. Vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa là vô cùng cấp thiết. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến nay” để nghiên cứu. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu về xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu và đề xuất giải pháp phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể - Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu và thị trường viên nén gỗ mùn cưa. - Nhìn nhận và phân tích thực trạng xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2010 đến nay, từ đó đánh giá kết quả đạt được và những mặt hạn chế. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa Việt Nam 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: ngành Công nghiệp - Thời gian: từ năm 2010 đến nay. Đây là mốc thời gian viên nén gỗ mùn cưa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam - Nội dung: Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn và do tính đa cấp độ của hoạt động xúc tiến thương mại, khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động xúc tiến thương mại ở cấp độ Nhà nước. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp các lý thuyết liên quan trong phần cơ sở lý luận 2 - Phương pháp thu thập số liệu từ các trang web, sách, báo và một số nghiên cứu liên quan. Từ đó phân tích, so sánh và đánh giá để đưa ra được những nhận định và đánh giá khách quan trong phần thực trạng. - Phương pháp tóm tắt và đưa ra giải pháp trong phần kết luận 6. Kết cấu của khoá luận Ngoài mở đầu và kết luận, khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa; Chương 2: Thực trạng xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mùn cưa việt nam giai đoạn từ năm 2010 tới nay; Chương 3: Một số kiến nghị phát triển xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu nén gỗ mùn cưa Việt Nam trong thời gian tới. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIÊN NÉN GỖ MÙN CƯA 1.1 Tổng quan về xúc tiến thương mại 1.1.1 Khái niệm xúc tiến thương mại Khái niệm xúc tiến thương mại (XTTM) là đã xuất hiện từ khá lâu và có nhiều cách tiếp cận khác nhau ở cả trong nước và quốc tế. Xét về ngôn ngữ, “xúc tiến” là được hiểu là hoạt động thúc đẩy một sự vật, hiện tượng nào đó mà ở đây đối tượng là “thương mại”. Còn “thương mại” là hoạt động mua bán cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Kết hợp lại, “xúc tiến thương mại” là các hoạt động nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hoá và dịch vụ. Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Centre - ITC) đã định nghĩa rằng “Xúc tiến thương mại bao gồm tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích, hỗ trợ phát triển thương mại”. Đây là một định nghĩa chung và khái quát về xúc tiến thương mại ở cả phạm vi vĩ mô và vi mô. Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (World bank): “Xúc tiến thương mại là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa bên mua và bên bán hoặc qua các khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi buôn bán, qua đó thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hóa dịch vụ”. Khái niệm của World Bank đã cụ thể hơn so với ITC thông qua việc nhấn mạnh cơ sở của xúc tiến thương mại là sự trao đổi thông tin có tác động đến hành vi thương mại. Trong cuốn Marketing căn bản, Philip Kotler cho rằng: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng”. Tác giả với góc nhìn từ marketing đã cho rằng xúc tiến thương mại bao gồm hoạt động trao quyền, đưa đến, chuyển giao những thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp đến cho khách hàng có thể có nhu cầu (khách hàng tiềm năng) và ngược lại. Tại Việt Nam, điều 3 khoản 10 Luật thương mại 2005 quy định về xúc tiến thương mại như sau: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội 4 mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.”. Khái niệm này đã chỉ ra rõ ràng và phân loại 4 hoạt động cụ thể trong xúc tiến thương mại. Thông qua các khái niệm đã trình bày, có thể hiểu rằng XTTM có bản sự truyền tải thông tin giữa người mua và người bán nhằm gia tăng nhận thức của khách hàng và khuyến khích hành vi thương mại phát triển. Các công cụ được sử dụng trong XTTM theo quy định pháp luật là khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm. Xem xét dưới góc độ quản lý Nhà nước, XTTM có bản chất là các hoạt động hỗ trợ của Chính phủ cho các hoạt động XTTM của doanh nghiệp nhằm mục tiêu phát triển hoạt động thương mại của đất nước. XTTM cấp Nhà nước thường thực hiện các nội dung chính như sau: - Ban hành các văn bản pháp luật và pháp quy liên quan đến XTTM. - Xây dựng các chiến lược, chính sách và chương trình XTTM. - Triển khai các hoạt động XTTM Nhà nước. - Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động XTTM Nhà nước. Trong đó, XTTM được phận loại thành xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu và phát triển thương mại nội địa. Khoá luận này tập trung chủ yếu vào xúc tiến xuất khẩu. 1.1.2 Mục tiêu của xúc tiến thương mại Hoạt động XTTM bao gồm 3 mục tiêu chính: Thứ nhất, truyền tải thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến khách hàng. Các công cụ XTTM giúp doanh nghiệp thông báo cho khách hàng mục tiêu về sự có mặt của sản phẩm của công ty trên thị trường, mô tả các đặc tính sản phẩm từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Để làm được điều đó, những thông tin được truyền tải trong hoạt động XTTM phải thể hiện sự hữu ích của sản phẩm đối với 5 khách hàng, gây ấn tượng và thúc đẩy họ có phản ứng tích cực đáp lại bằng cách mua hàng hoặc đơn giản chỉ ghi nhớ thông tin. Ngày nay, ranh giới thương mại ngày càng mờ giữa các quốc gia dẫn đến thị trường được mở rộng. Những sản phẩm dù có chất lượng tốt cũng có thể không tiêu thụ đươc nếu khách hàng không biết đến. Do đó, duy trì tính liên tục của thông tin sản phẩm trên thị trường là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động XTTM. Thứ hai, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Từ khả năng truyền đạt thông tin, hoạt động XTTM đã giúp khách hàng có những ấn thượng nhất định với sản phẩm. Các công cụ của chính sách XTTM có khả năng thúc đẩy quá trình chào hàng, bán hàng, thâm nhập thị trường, tiêu thụ sản phẩm… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiêu thụ của sản phẩm, mở rộng thị phần trên thị trường đang tham gia và thâm nhập vào thị trường mới, từ đó tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Thứ ba, xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các hoạt động XTTM giúp lôi kéo sự chú ý của khách hàng và gây ấn tượng về đặc tính sản phẩm cũng như về doanh nghiệp. Khi mua sắm hàng hoá, khách hàng thường có xu hướng so sánh sản phẩm của các doanh nghiệp với nhau để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất. Hoạt động XTTM có hiệu quả sẽ giúp khách hàng sử dụng ấn tượng đã được ghi nhớ thông qua các công cụ XTTM mà doanh nghiệp áp dụng. Về lâu dài, lòng tin từ phía khách hàng được củng cố và doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. 1.1.3 Nội dung của xúc tiến thương mại 1.1.3.1 Khuyến mại Điều 88 Luật thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về khuyến mại như sau: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.” 6 Trong chính sách XTTM, phương thức khuyến mại là động lực thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng. Đây cũng là một trong những phương thức giúp giới thiệu sản phẩm mới của doanh nghiệp ra thị trường một cách hiệu quả bởi vì đối với sản phẩm mới chưa có trải nghiệm tiêu dùng hay lời khuyên, đánh giá, mức giá thấp hơn sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy ít rủi ro hơn. Ngoài ra, phương thức khuyến mại còn giúp cho doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo tương đối về lợi nhuận. Hình thức khuyến mại vô cùng đa dạng: tặng hàng mẫu, tặng hàng hóa cho khách hàng đạt yêu cầu nhất định, ưu đãi về giá mùa giảm cầu/ tồn kho, chiết khấu đối với khách hàng là đại lý hay người bán lẻ mua số lượng nhiều…Khuyến mãi thường chỉ áp dụng trong thời gian ngắn để đảm bảo lợi nhuận. Tuỳ thuộc vào mục tiêu đề ra mà doanh nghiệp hoạch định chương trình khuyến mại phù hợp. Tóm lại, khuyến mại có ý nghĩa quan trọng trong các chiến dịch đưa sản phẩm mới ra thị trường, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm đã có, thu hút khách hàng và tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. 1.1.3.2 Quảng cáo thương mại Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa về quảng cáo thương mại như sau: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Còn theo Armand Dayan: “Quảng cáo thương mại là một loại thông tin phải trả tiền có tính đơn phương, không giành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một doanh nghiệp…được nêu danh trong quảng cáo.” Như vậy, quảng cáo thương mại mang đặc trưng của hoạt động XTTM, đó là giới thiệu với khách hàng về hàng hoá/ dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, quảng cáo thương mại có tính thông tin một chiều từ phía người tiến hành quảng cáo với mục đích định hướng ấn tượng và phản ứng của khách hàn, từ đó kích thích tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Các công cụ được sử dụng trong quảng cáo thương mại bao gồm: - Các phương tiện thông tin đại chúng; 7 - Các phương tiện truyền tin; - Các loại xuất bản phẩm; - Các loại bảng, biển, băng, pano, ápphích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác; - Các phương tiện quảng cáo thương mại khác. Quảng cáo thương mại có đặc điểm là thông tin một chiều nên thường sử dụng ngôn từ, hình ảnh, âm thanh phóng đại để gây ấn tượng và kích thích khách hàng tiêu dùng. Điều đó đôi khi cũng gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc đánh giá tính chính xác của thông tin được tiếp nhận thông qua quảng cáo. Nếu không được kiểm soát phù hợp, quảng cáo có thể làm ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng và ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh. Với chức năng phổ biến thông tin đến công chúng, quảng cáo thương mại giúp khẳng định tính chính thức của sản phẩm và góp phần tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, những mặt hàng thuộc phân loại cần hạn chế tiêu thụ hoặc không có lợi cho xã hội đều nằm trong danh sách bị cấm quảng cáo bởi Chính phủ. Quảng cáo thương mại phải tuân theo Luật Quảng cáo của Việt Nam. Ngoài ra, cần phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động quảng cáo khác như: hoạt động tuyên truyền thông tin, cổ động mang tính chính trị, xã hội do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội thực hiện, hoạt động thông tin của các tổ chức cá nhân không nhằm mục đích kinh doanh. Hiện nay tại Việt Nam, hoạt động quảng cáo thương mại được điều chỉnh bởi luật Thương mại 2005, Luật Quảng cáo 2013, Luật Cạnh tranh 2018 và một số văn bản dưới luật khác. 1.1.3.3 Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ Điều 117 Luật thương mại 2005 quy định như sau: “Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó.” Trong đó, hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ được coi là phương tiện để giới thiệu các thông tin về kiểu dáng, chất lượng, chủng loại, giá cả,… tới khách hàng, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm và xúc tiến bán hàng. 8 Về cơ bản, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ có bản chất là giới thiệu thông tin đến khách hàng để XTTM sản phẩm, giống hoạt động quảng cáo, chỉ khác nhau về cách thức thực hiện. Do đó, pháp luật Việt Nam quy định đây là một hình thức XTTM độc lập. Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ bao gồm: - Mở phòng trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ. - Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các trung tâm thương mại - Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ. - Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các hình thức trên hoặc kết hợp một số các hình thức đó với nhau để tạo ra hiệu quả cho hoạt động XTTM. Pháp luật Việt Nam quy định một số trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại điều 123 Luật thương mại năm 2005: - Tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường, sức khoẻ con người. - Sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. - Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ làm lộ bí mật Nhà nước. - Trưng bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh với hàng hoá của mình, trừ trường hợp hàng hoá đem so sánh là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. - Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hoá không đúng với hàng hoá đang kinh doanh nhằm lừa dối khách hàng. 9

Tài liệu liên quan

Bài Kiểm Tra Cuối Kỳ Học Phần Quản Trị Rủi Ro Có Lời Giải

Bài Kiểm Tra Cuối Kỳ Học Phần Quản Trị Rủi Ro Có Lời Giải Câu 1: Chức danh nhân viên kinh doanh bán hàng có các công việc nào phải…
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 19/12/2023
Lượt xem: 56
Lượt tải: 0

Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Cho Ngành Dệt May VN

Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Cho Ngành Dệt May Việt Nam Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu cho…
75 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 52
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 294
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 208
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 191
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 191
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 167
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 156
Lượt tải: 0