Phân tích tác động của đại dịch Covid tới chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử của Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử của Việt Nam.Công nghiệp điện tử là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế sản xuất và có tác động ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác.

26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 15/12/2023
Lượt xem: 60
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 8 trang tài liệu Phân tích tác động của đại dịch Covid tới chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử của Việt Nam., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ _________o0o_________ Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử của Việt Nam. 1 1.Khái quát về ngành điện tử Việt Nam. Công nghiệp điện tử là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế sản xuất và có tác động ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Trong ngành công nghiệp sản xất của Việt Nam thì lĩnh vực máy tính, điện tử chiếm một mức tỷ trọng đáng kể (khoảng 17,8%) Điện thoại, máy tính bảng, camera Sản phẩm lĩnh vực công nghiệp máy tính điện tử Tivi, màn hình máy tính Sản phẩm quang học, bo mạch chủ,... Hình 3.1: Các sản phẩm sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp máy tính điện tử Ngành công nghiệp điện tử tại nhiều quốc gia chỉ cần tốn một khoảng thời gian tầm 20 năm để nắm bắt được sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp điện tử quốc gia đó. Tuy nhiên, tại Việt Nam dù ngành công nghiệp điện tử đã xuất hiện và phát triển hơn 30 năm qua nhưng vẫn chưa nhận định được giá trị gia tăng trong ngành. Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử trải qua các giai đoạn sau:  Giai đoạn 1975-1990: Xây dựng và phát triển trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp: Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất Việt Nam tiếp quản một số xí nghiệp điện tử ở phía Nam. Phần lớn các xí nghiệp này sản xuất hàng điện tử dân dụng, liên doanh với các công ty Nhật Bản như: Sony, National, Sanyo…và một vài xí nghiệp sửa chữa nhỏ. Các xí nghiệp này cùng với một số xí nghiệp ở miền Bắc đã hình thành nền công nghiệp điện tử non trẻ của Việt Nam vào thời kỳ này. Sau thống nhất 2 đất nước, ngày 3/10/1975, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 316-TTg về việc thành lập Tiểu ban phát triển Công nghiệp điện tử trực thuộc Chính phủ và hoàn tất Phương hướng phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam vào năm 1976. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo các tỉnh phía Nam khẩn trương khôi phục và nhanh chóng đưa vào hoạt động các xí nghiệp điện tử phục vụ nhu cầu trong nước; đồng thời, đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy mới sản xuất phụ tùng linh kiện điện tử phục vụ cho các xí nghiệp lắp ráp. Vào cuối thập kỷ 80, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã được hình thành với nòng cốt là Liên hiệp các Xí nghiệp Điện tử Việt Nam, với nhiệm vụ sản xuất một số phụ tùng linh kiện cơ bản và lắp ráp sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.  Giai đoạn 1990 – 2010: Từ đầu những năm 1990, với chủ trương đổi mới và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển động mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường. Chính phủ đã có những chính sách đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu chế xuất, khu công nghiệp nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành Công nghiệp điện tử. Trên nền tảng đó, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam đã bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh kể từ sau năm 1994, với sự tham gia của các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp quốc doanh đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh rất năng động. Nhiều công ty điện tử nổi tiếng của các nước đã đầu tư vào Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư 100% vốn xây dựng cơ sở sản xuất. Cơ chế chính sách và môi trường hoạt động mới đã tạo động lực cho ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam hồi phục và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, với cơ chế mở, thông thoáng và cơ chế thu hút đầu tư hấp dẫn của thị trường nội địa và nguồn nhân lực dồi dào, công nghiệp điện tử trong giai đoạn này trở thành là một trong những Ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất, khoảng gần 2 tỷ USD tính đến hết năm 2003. Tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn 1990-2010 trung bình 3 hàng năm đạt từ 20-30%. Trong đó, nhóm sản phẩm điện tử dân dụng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1991-1995 (35%); Nhóm sản phẩm phụ tùng linh kiện tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1995- 2000 (30-45%); Nhóm sản phẩm công nghệ thông tin tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2000-2009 (30-50%)… Tổng sản lượng Công nghiệp điện tử trong nước giai đoạn này cũng tăng trưởng liên tục. Cụ thể, tăng từ 4 nghìn tỷ đồng (năm 1996), lên 68 nghìn tỷ đồng vào năm 2005 và đạt hơn 179 nghìn tỷ đồng vào năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 16 lần trong vòng 10 năm. Năm 1996 bắt đầu xuất khẩu và kim ngạch đạt 90 triệu USD; năm 2004 xuất khẩu 1 tỷ 75 triệu USD; năm 2005 đã xuất khẩu được 1,5 tỷ USD và đến năm 2009 đạt hơn 3 tỷ USD. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là phụ tùng linh kiện và máy tính.1 Và sau các khoản thời gian đó, theo thống kê, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển mạnh trong những năm qua để trở thành ngành công nghiệp được kỳ vọng là mũi nhọn. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh từ 256 lên 2.319 doanh nghiệp (giai đoạn 2005 – 2019). Từ năm 2015, Việt Nam là nước xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam dự kiến vượt ngưỡng 70 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2016 – 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân 23,8%/năm; tầm nhìn năm 2030 đạt 19 - 21%/ năm. Mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành điện tử Việt Nam tập trung phát triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ bản, các loại bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển...). Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã giúp Việt Nam liên tiếp lập nhiều kỳ tích về xuất khẩu, xuất khẩu không ngừng tăng, trung bình 5,794 tỷ USD/năm, từ vị trí là nước đứng thứ 47 năm 2001 lên vị trí 12 trên thế giới và đứng 1 Thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) 4 thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử với kim ngạch 44,6 tỷ USD trong năm 2020.2 Tốc đ ộ tăng tr ư ởng k im ngạch xuất k hẩu m áy vi tí nh, s ản phẩm điện tử và linh k iện (%) 45 38.6 40 35 30 25 21.5 22.8 22.8 2019 2020 20 15 12.5 10 5 0 2016 2017 2018 Sơ đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Chỉ số sản xuất và xuất khẩu của các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức cao hơn các ngành sản xuất. Đặc biệt, trong năm 2017 đạt mức tăng cao nhất là 38.6%. Đầu năm 2020, bùng nổ đại dịch COVID-19 lần 1 làm cho lĩnh vực sản xuất điện tử bị ảnh hưởng, nguyên nhân là do nhu cầu của khách hàng tại các trọng điểm kinh tế lớn giảm, nguồn cung cũng bị đình trệ và khan hiếm vì vấn đề vận chuyển trong và ngoài nước đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dù vậy nhưng chỉ số xuất khẩu của ngành sản xuất máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2020 vẫn tăng trưởng cùng mức 22.8% so với năm 2019. Có thể thấy, đại dịch COVID-19 chưa từng có đã ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả ngành nghề nhưng ngành sản xuất điện tử vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khả quan, chứng tỏ tiềm năng phục hồi và phát triển rất lớn. 2 Tổng cục Hải quan 5 Mức tăng trưởng các ngành điện tử 9 tháng đầu năm 2021 50 43.6 40 30 20 7.7 10 3.3 0 SP điện tử và linh kiện SX linh kiện điện thoại -10 SX thiết bị điện tử SX tivi -8.7 -20 Sơ đồ 3.2: Mức tăng trưởng các ngành điện tử 9 tháng đầu năm 2021 Có thể thấy tác động về công nghệ thông tin đến nhu cầu sử dụng điện thoại trong mùa dịch Covid 19 thật sự ảnh hưởng đến việc sản xuất của các ngành, sản xuất linh kiện điện thoại trong 9 tháng đầu năm 2021 đã tăng vượt bậc so với các lĩnh vực khác trong ngành (tăng 43,6%), trong đó nhu cầu về tivi giảm rõ rệt (8,7%) vì khi đã sử dụng điện thoại để kết nối mọi thông tin, thói quen sử dụng của mọi người cũng dần thay đổi từ bỏ việc xem tin tức qua tivi. Để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid 19, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách riêng để hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử, giai đoạn hậu Covid 19, các doanh nghiệp trong nước được kỳ vọng sẽ có nhiều tiến bộ trong sản xuất trong thời gian tới. Sau giai đoạn đại dịch COVID-19 căng thẳng, Việt Nam từ một nước xếp thứ 47 trong xuất khẩu điện tử năm 2001 đã tiến bước lên hạng 11 vào năm 202 , trở thành 1 trong những quốc gia sản xuất điện tử xuất khẩu xứng tầm với các cường quốc khác. Cụ thể trong năm 2020: 6  Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 44,58 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2019.  Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện với giá trị là 51,18 tỷ USD trong năm 2020, giảm 0,4% không đáng kể so với năm 2019 (đứng thứ 2 trên toàn thế giới). Thượng nguồn Chuỗi giá trị toàn cầu ngành CN điện tử Trung nguồn Hạ nguồn Việt Nam đa phần là các hoạt động ở trung nguồn với giá trị gia tăng trung bình, cụ thể là các cụm lắp ráp nhỏ như màn hình và các bộ phận đặc biệt, hoặc phân phối lại các thành phẩm điện tử được nhập khẩu từ nước ngoài. Trong tương lai, ảnh hưởng của Covid 19 đến thay đổi mô hình sống và làm việc, Việt Nam có thể tận dụng tối đa sự bùng nổ trên toàn cầu về nhu cầu máy tính, thiết bị điện tử để tăng tỷ trọng xuất khẩu điện tử máy tính lên xấp xỉ 4% vào năm 2025. Nguyên nhân là do nhu cầu đối với các phương tiện liên lạc và làm việc kết nối thông tin trong môi trường sống “bớt chạm”. 3.2. Tác động của đại dịch COVID-19 tới sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử của Việt Nam trong các hoạt động trước sản xuất.  Chi phí thành lập các trung tâm nghiên cứu bị ngưng trệ vì chi phí phòng chống dịch của Chính Phủ. 7 Trước khi bùng nổ dịch bệnh, các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện các hoạt động liên quan đến đóng gói bao bì, sách hướng dẫn cho sản phẩm điện tử hoặc sản xuất các linh kiện nhựa, chưa đủ điều kiện để tự sản xuất các sản phẩm điện tử chất lượng cao. Từ những thách thức để phát triển ngành điện tử hơn trong tương lai, trước tiên các cơ quan ban ngành tận dụng được những lợi thế sẵn có, tập trung nghiên cứu xác định chiến lược phát triển của ngành, xác định sản phẩm cốt lõi tiềm năng của ngành mà các doanh nghiệp trong nước có thể tự sản xuất được, bằng một số chính sách hoạch định đề ra như sau: - Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, vận dụng ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất; - Để bảo đảm sự thành công của ngành công nghiệp điện tử, cần sự liên kết và hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn đầu, khuyến khích thông qua hình thức hợp tác công – tư; - Xác định một số doanh nghiệp triển vọng trong lĩnh vực điện tử và tập trung hỗ trợ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, để trở thành những doanh nghiệp chủ chốt dẫn dắt thị trường điện tử trong nước; - Tạo ra hệ sinh thái, mạng lưới sáng tạo thông qua giáo dục, đào tạo về phần mềm, kích hoạt mạng lưới, mở rộng các diễn đàn chuyên môn. - Xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), không chỉ cho phần cứng mà cả phần mềm; - Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị ngành điện tử.  Tuy nhiên, nguồn chi phí để đầu tư cho y tế chống dịch và hỗ trợ thu nhập sống của người dân trong thời gian bùng dịch Covid 19 đã được Chính Phủ ưu tiên giải ngân hàng đầu trong 2 năm qua (2020 và 2021). Vì vậy, chi phí để phát triển mảng R&D tạm thời bị đình trệ và vẫn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI.  Năng lực sản xuất doanh nghiệp nội địa tụt hậu: 8

Tài liệu liên quan

Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Bán Hàng Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Bảo Khang

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tại công ty tnhh điện tử viễn thông bảo khang chương 1: Giới Thiệu Tổng Quan Về Công Ty Tnhh Điện Tử Viễn Thông…
28 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 33
Lượt tải: 0

Báo Cáo Thực Tập Công Ty Điện Tử Và Tự Động Hóa Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Công Ty Tnhh Điện Tử Và Tự Động Hóa Hà Nội Nghiên cứu công tác tính toán chi phí sản xuất và tính giá…
72 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 109
Lượt tải: 0

Khóa Luận Ứng Dụng Tiền Điện Tử Trong Đa Dạng Hóa Danh Mục Đầu Tư

Khóa Luận Tốt Nghiệp Ứng Dụng Tiền Điện Tử Trong Đa Dạng Hóa Danh Mục Đầu Tư Với tiêu đề “Ứng dụng Tiền điện tử trong đa dạng hóa danh…
56 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Duy Trì Sử Dụng Đối Với Dịch Vụ Ví Điện Tử Ở Việt Nam

Luân Văn Tốt Nghiệp Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Duy Trì Sử Dụng Đối Với Dịch Vụ Ví Điện Tử Ở Việt Nam dành cho các bạn…
70 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 08/12/2023
Lượt xem: 57
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 237
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0