Phân Tích Triển Vọng Kinh Doanh Của Shi Sau Covid 19

5/5 - (1 bình chọn)

Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Và Đánh Giá Triển Vọng Kinh Doanh Của Shi Trong Giai Đoạn Hậu Covid 19 Từ các dữ liệu thu thập được về tình hình công ty trong thời gian gần đây, nghiên cứu này tiến hành phân tích và đánh giá chi tiết triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà. Quá trình nghiên cứu sẽ phân tích tình hình công ty cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh của dochj nghiệp đồng thời tiến hành đánh giá triển vọng của công ty trong thời kỳ hậu Covid nhằm tìm ra giải pháp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

48 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 07/12/2023
Lượt xem: 45
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 14 trang tài liệu Phân Tích Triển Vọng Kinh Doanh Của Shi Sau Covid 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KINH DOANH CỦA SHI TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID 19 Chương I: Giới thiệu 2 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu 5 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 5 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu 5 1.5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 5 7 2.1. Tác động của đại dịch Covid 19 đối với toàn cầu và Việt Nam 7 2.1.1 Bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây 7 2.1.2 Tác động của đại dịch Covid 19 7 2.2 Những biến động về chính trị - xã hội của Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2022 8 2.3 Tác động của Covid 19 đối với các ngành Gia dụng, công nghiệp, năng lượng và bất động sản khu công nghiệp 9 2.4 Tác động của Covid 19 đối với Tập đoàn Sơn Hà và giá cổ phiếu 11 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 12 3.1. Phương pháp nghiên cứu 12 3.2. Đối tượng nghiên cứu 13 3.3. Công cụ thu thập dữ liệu 17 3.4. Cách tiếp cận phân tích dữ liệu 17 3.3.1. Phương pháp định tính 17 3.3.2. Dữ liệu định lượng 18 3.5. Câu hỏi nghiên cứu Chương 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu 18 18 4.1. Môi trường kinh doanh 18 4.1.1. Phân tích SWOT 18 4.2. Phân tích tài chính 20 4.2.1. Tình hình kinh doanh giai đoạn 2018 - 2021 20 4.2.2 Nhóm chỉ số sinh lợi 22 4.2.3. Nhóm chỉ số tăng trưởng 24 4.2.4. Nhóm chỉ số thanh khoản 30 4.2.5. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động 32 4.2.6. Nhóm chỉ số Đòn bẩy tài chính 35 4.3. Định giá cổ phiếu của SHI 4.3.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức (DDM) 37 38 4.3.2 Phương pháp định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu dòng tiền FCFF. 39 4.3.3. Phương pháp định giá theo P/E và P/B Chương 5: Kết luận 41 42 5.1. Nhận xét chung về tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 - 2021 42 5.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 42 5.2.1.Tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách hàng mới nhằm tăng doanh thu 42 5.2.2 Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả 43 5.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 43 Tài liệu tham khảo 45 Chương I: Giới thiệu 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội và diễn ra ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Ảnh hưởng của đại dịch cũng đã gây ra nhiều tác động đến tình hình kinh tế thế giới và an toàn xã hội cho con người. Trong suốt thời kỳ đại dịch, nhiều nghiên cứu cũng đã dự báo thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm mạnh, vì nguyên nhân này đẩy nhiều người lao động vào tình trạng đói nghèo và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề thiệt hại về người và của khi các hoạt động xã hội bị đình trệ trong thời gian dài cũng như sức khỏe của con người bị ảnh hưởng. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến các ngành trong nền kinh tế nhưng ở mức độ khác nhac. Các chuyên gia đã đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 yếu hơn so với hai cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên thay vì tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế thì dịch bệnh lại ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của con người và trở thành thách thức rất lớn đối với nhiều quốc gia. Có thể nói những tác động đến hoạt động của nền kinh tế và hoạt động cũng như triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp là tác động phái sinh chứ không phải tác động trực tiếp (ref). Mặc dù mức độ tác động tại các quốc gia và khu vực là khác nhau nhưng hầu hết các nền kinh tế mới và nền kinh tế đang phát triển đều dễ dàng bị ảnh hưởng. Không những thế, tác động tiêu cực của nó ngày càng trầm trọng hơn bởi các yếu tố khách quan bên ngoài và không có dấu hiệu dừng lại trong năm 2022. Điều này dẫn đến tình hình phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào trong ngành kinh tế cũng trở nên khó khăn. Dù dịch bệnh áp lực lên ngành y tế nhiều hơn là kinh tế, nhưng đã có nhiều ý kiến cho rằng đây có thể được coi là một cuộc suy thoái kinh tế mới có nguy cơ lớn hơn kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 (ref). Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã lọt top 20 quốc gia có sản lượng thép lớn nhất trên thế giới bởi tỷ lệ sản xuất thép không ngừng tăng của ngành thép tại Việt Nam. Nhất là ngành thép không gỉ có hoạt động kinh doanh sản xuất có một bước tiến mới mạnh mẽ tiêu biểu là Tập đoàn quốc tế Sơn Hà. Tuy nhiên, ngành thép nói chung và ngành thép không gỉ nói riêng cũng đang phải đối mặt thách thức rất lớn cả từ tác nhân bên trong cũng như tác nhân bên ngoài. Trong ngành thép, có rất nhiều vụ kiện xảy ra bởi tranh chaaos về phòng vệ thương mại giữa các doanh nghiệp trên thị trường, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngành thép không gỉ trong nước còn phải chịu sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài với khả năng thâm nhập thị trường của thép nhập khẩu. Kéo theo sự ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid-19, ngành thép cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những tác động tiêu cực từ đại dịch. Vì vậy, để có thể đứng vững được trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp sẽ cần phải rõ ràng tình hình của công ty cũng như kết quả hoạt động kinh doanh. Việc thường xuyên phân tích doanh nghiệp sẽ giúp cho chính doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng của công ty cũng như xác định được khó khăn, thách thức cũng như cơ hội của mình để có thể tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp của mình để nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Do đó, phân tích và đánh giá triển vọng của doanh nghiệp cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ công ty nào, nhất là trong thời kỳ cả thế giới đang bước vào giai đoạn phục hổi sau đại dịch. Nắm bắt thời cơ, biết rõ thời điểm thích hợp sẽ là bước tiến mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. 1.2 Mục đích nghiên cứu Từ các dữ liệu thu thập được về tình hình công ty trong thời gian gần đây, nghiên cứu này tiến hành phân tích và đánh giá chi tiết triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà. Quá trình nghiên cứu sẽ phân tích tình hình công ty cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh của dochj nghiệp đồng thời tiến hành đánh giá triển vọng của công ty trong thời kỳ hậu Covid nhằm tìm ra giải pháp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Năm 2022 là năm mà toàn thế giới đang bước vào thời kỳ bình thương hóa đại dịch Covid sau hơn hai năm ảnh hưởng nặng nề. Theo xu thế toàn cầu, Việt Nam đang dần chuyển sang thích ứng sau đại dịch, hạ thấp ảnh hưởng của đại dịch lên nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân nhằm tích cực tối đa phục hồi nền kinh tế nước nhà. Vì thế nhà nước đang rất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bằng các ưu đãi, chính sách phục hồi, dễ dàng cho doanh nghiệp triển khai các chiến lược kinh doanh phù hợp. Do đó, doanh nghiệp sẽ cần tự biết phân tính và đánh giá tiềm lực của bản thân để có thể hoạch định chiến lược phục hồi sau đại dịch, xác định được triển vọng phát triển cho doanh nghiệp để có thể có được chiến lược phù hợp nhất. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này giải quyết một vài vấn đề đặt ra cho Tập đoàn Cổ phần Quốc tế Sơn Hà trong thời gian phục hồi Covid cùng với toàn nền kinh tế trong nước. Khi phải thích ứng với đại dịch cũng như thích ứng với sự thay đổi chính sách của nhà nước và giúp đánh giá được triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách trả lời một số câu hỏi sau: Thứ nhất, phân tích, đánh giá tình hình của Tập đoàn Sơn Hà trong vài năm qua và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên doanh nghiệp. Trong suốt thời gian đại dịch, công ty đã sử dụng các chiến lược, cũng như đưa ra chiến lược gì để có thể giảm thiểu tác hại của đại dịch xuống mức thấp nhất cũng như kế hoạch để có thể duy trì công ty trong bối cảnh các doanh nghiệp khác luôn trong tình thế sụp đổ. Thứ hai, đánh giá tình hình của thị trường cũng như tác nhân bên ngoài, kết hợp với phân tích tình hình nội bộ công ty để đưa ra chính sách, hoạch định của doanh nghiệp sao cho phù hợp với đặc thù ngành thép của công ty. Đồng thời đánh giá được triển vọng phát triển của công ty và đưa ra kế hoạch lâu dài nhằm chớp lấy thời cơ phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ phục hồi. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Từ các bảng báo cáo của Công ty bao gồm: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo bán hàng, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán cùng một số tài liệu được cung cấp từ Công ty. Ngoài tài liệu từ công ty, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. Đa số các thông tin từ các chương trình, sự kiện thực tế do Công ty tổ chức thực hiện cũng như nguồn dữ liệu từ các bộ phận chuyên môn khác. Đồng thời dựa trên những đánh giá từ các chuyên gia để đưa ra dự đoán chính xác về triển vọng của doanh nghiệp 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu Nguyên tắc chung: Trên cơ sở của nguyên lý phép duy vật biện chứng làm nền tảng và phương pháp luận cho phân tích như: xem xét các sự kiện, hoạt động của công ty trong trạng thái vận động và phát triển; điểm nhìn, nhận xét phải khách quan và có quan điểm lịch sử cụ thể; phát hiện, phân loại các mâu thuẫn sẵn có hoặc tiềm ẩn và đề ra biện pháp giải quyết phù hợp. 1.5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu Bài nghiên cứu phân tích và đánh giá triển vọng kinh doanh của Tập đoàn Sơn Hà cấu trúc gồm 5 phần để trình bày và phân tích quan điểm của tác giả về tình hình phát triển của công ty. Đánh giá dựa trên những yếu tố khách quan và chủ quan để từ đó phát hiện được triển vọng của công ty và đưa ra ý kiến của tác giả về quá trình vận động và phát triern của doanh nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Phần I. Giới thiệu nêu lên được cho người đọc thấy rõ được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và lý do tại sao cần phải phân tích và đánh giá triển vọng của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà trong thời kỳ sau covid. Đồng thời chỉ rõ được mục đích nghiên cứu của chủ đề cũng như sơ lược qua về phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong bài Phần II. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây để sắp xếp và tổng hợp lại những lý thuyết trước đó. Dựa vào đó đưa ra được góc nhìn khách quan nhất và có thể dự đoán được các chính xác nhất triển vọng của công ty nhờ vào việc xác định kỹ các yếu tố khác nhau Phần III. Phương pháp nghiên cứu sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể, phù hợp nhất với Tập đoàn Sơn Hà. Tiếp tục phân tích dữ liệu cũng như thông tin của công ty dựa trên những phương pháp sử dụng và kết hợp với thông tin khác nhau và đưa ra những phân tích chính xác nhất. Phần IV. Nội dung và các kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả phân tích của tác giả dựa trên phương pháp nghiên cứu đã sử dụng. Đây là nội dung chính toàn bài cho thấy cả quá trình phân tích và sơ bộ đánh giá của tác giả qua các phân tích trước đó Phần V. Kết luận dựa trên những gì đã phân tích và đánh giá sơ bộ của bản thân về công ty. Phần nào nêu được triển vọng phát triển của Tập đoàn Sơn Hà trong thời kỳ phục hồi sau đại dịch. Một vài giải pháp đề xuất cá nhân phần nào nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ phục hồi nền kinh tế Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 2.1. Tác động của đại dịch Covid 19 đối với toàn cầu và Việt Nam 2.1.1 Bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây Hai cuộc khủng hoảng tài chính Đại suy thoái 1929-2933 và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2009 đã được Peter và Thomas (2015) tiến hành nghiên cứu và so sánh nguyên nhân hình thành và phát triển. Từ nghiên cứu này đã có nhiều bài học liên quan đến sự bất ổn trong hệ thống tài chính như bong bóng kinh tế, nợ xấu, vấn đề bất bình đằng trong kinh tế, rủi ro hệ thống từ sản phẩm tài chính. Thiệt hại do sự dư thừa gây khủng hoảng tài chính khoogn tạo nên bất kỳ lợi ích nào cho sự đổi mới tài chính cũng như mở rộng tài chính trong vài thập kỷ qua. Để có được nền kinh tế chính trị đổi mới thành công yêu cầu rất lớn đối với sự cải cách triệt để và sâu rộng, và được thực hiện càng sớm càng tốt. Cải cách cần phải thực hiện trước khi trạng thái tài chính tự thay đổi và sẽ khiến hình thành các chiến dịch tự phát một cách rầm rộ khiến cải cách triệt để không thể thực hiện Trong cuộc khủng hoảng tài chính đso đã gây suy yếu các chính sách và các cơ quan quản lý tại Mỹ, Anh và một phần lục địa Châu Âu trong nhiều năm qua. Đây chính là kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất từ trước đến nay đã ngăn cản sự phát triển của khu vực hành chính khổng lồ nhất trên thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm bắt thời cơ và thay đổi cục diện tài chính, không để một cuộc khủng hoảng mới đến và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế như hai cuộc khủng hoảng trước đó. 2.1.2 Tác động của đại dịch Covid 19 Bắt đầu xuất hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, và từ đầu năm 2020 đến nay thì thảm họa đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới và đặc biệt nghiệm trọng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch bệnh đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế và xã hội toàn cầu. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới đã công bố thu nhập bình quân đầu người năm 2020 giảm 3,6% so với năm 2019 đồng thời liên tục đẩy hàng triệu người trên thế giới rơi vào cảnh nghèo đói và thiếu việc làm trong năm 2020-2021 (Ngân hàng Thế giới 2020). Hơn nữa, sản lượng về kinh tế toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 đến sức khỏe con người. Chính vì yêu thế mà toàn cầu rất cần các biện pháp của chính phủ và cơ quan chức năng để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch toàn cầu. Các biện pháp cứng rắn của các quốc gia trên thế giới như đóng cửa nền kinh tế, giảm thiểu tiếp xúc xã hội, hạn chế ra khỏi nhà,... phần nào ngăn chặn được sự lây lan mạnh mẽ của đại dịch. Tuy nhiên kéo thé đó, chỉ tính riêng trong tháng 6 thì thị trường tài chính thế giới đã phải chịu một khoản lỗ khổng lồ lên tới hơn 700 tỷ đô la Mỹ (ETBFSI, 2020). Các thành phần kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi doanh thu sụt giảm mạnh, nhất là các nhóm ngành liên quan đến dịch vụ, du lịch và hàng không. Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các quốc gia có chịu ảnh hưởng bởi các ngành như thương mại quốc tế, du lịch, các hoạt động xuất nhập khẩu và chuỗi tài trợ toàn cầu,... Mặc dù có sự tác động khác nhau giữa các quốc gia và từng khu vực nhưng tất cả các nền kinh tế đều bị tổn thương nhất là các nền kinh tế mới và những nền kinh tế đang phát triển. Hơn nữa, những cú sốc kinh tế này còn có xu hướng trầm trọng hơn bởi các tác nhân tiêu cực bên ngoài cũng như ảnh hưởng từ đại dịch không có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy, những hoạt động sản xuất nguyên vật liệu, nhất là ngành sản xuất thép là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng không nhỏ. Đã có nhiều ý kiến cho rằng đây có thể được coi là một đợt suy thoái kinh tế mới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bài nghiên cứu này được thực hiện để xem xét liệu đại dịch lần này có thực sự trở thành khó khăn cho các ngành sản xuất nguyên vật liệu hay không hay sẽ trở thành một cơ hội chuyển mình cho các ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. 2.2 Những biến động về chính trị - xã hội của Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2022 Việt Nam là một quốc gia có chính trị ổn định - hòa bình, tạo điều kiện để hợp tác và phát triển - nhất là nền kinh tế. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế (Philippe Delalande, 2010). Vì vậy, có thể nói Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng và phát triển đất nước tạo điều kiện thật tốt cho phát triển kinh tế. Kể từ cuộc cải cách đổi mới năm 1986 cùng với xu hướng toàn cầu hóa đã thuận lợi giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Bởi có nền tảng vững chắc được xây dựng từ lâu nên nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện khả năng phát triển thần kỳ cũng như khả năng chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch Covid-19. Điều này được chứng minh qua năm 2020, Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới đạt mức tăng trưởng GDP dương trong khi đại dịch bùng phát. Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt trong công tác phòng chống đại dịch Covid19 khi kiểm soát chặt chẽ khả năng lây lan của viruss, ban hành các chính sách, chỉ thị nhằm bảo vệ sức khỏe người dân. Đồng thời tiếp tục phát triển kinh tế để không phải chịu tác động quá nặng nề từ đại dịch. Sự góp sức đồng lòng của toàn dân cùng với chính phủ nhà nước, Việt Nam phần nào đã kiểm soát được đại dịch, ngăn sự lây lan nhanh chóng cũng như giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên với sự xuất hiện của biến thể Delta đã gây cú sốc lớn cho Việt Nam, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2021 giảm so với 2020. Sau đó, chủng mới Omicron với tốc độ lây lan khủng khiếp đã khiến tỷ lệ dân số Việt Nam mắc Covid-19 tăng lên nhưng đồng thời, theo các chuyên gia thì đây có thể là dấu hiệu chấm dứt đại dịch khi mức độ nguy hiểm của chủng mới này giảm đi rõ rệt. Năm 2022, với quyết tâm sống chung với đại dịch của chính phủ nhà nước cũng như theo với xu thế của thế giới đạt miễn dịch cộng đồng. Việt Nam đã mở cửa lại hầu hết trên các mặt hàng cũng như ngành nghề khác nhằm vực dậy nền kinh tế sau đại dịch. Các ngành kinh tế dần được khôi phục, nhất là ngành du lịch dịch vụ bởi sau khi có các chính sách mở cửa du lịch trong nước cũng như nới lỏng du lịch khách nước ngoài khiến cho không chỉ ngành du lịch mà nền kinh tế cũng đang dần khởi sắc một cách rõ rệt. 2.3 Tác động của Covid 19 đối với các ngành Gia dụng, công nghiệp, năng lượng và bất động sản khu công nghiệp Đại dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng cực kỳ to lớn tới tất cả các doanh nghiệp và người lao động hiện nay. Mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 là 3,82% là mức thấp nhất trong mười năm vừa qua (NEU, 2020). Những ngành sử dụng lao động nhiều nhất trở thành những ngành bị ảnh hưởng lớn nhất bởi trong đại dịch, hạn chế về tiếp xúc cũng như hạn chế đi lại của chính phủ khiến người lao động không thế đi làm và khiến các ngành này không thể vận hành cũng như hoạt động công suất tối thiểu trong mùa đại dịch. Cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã ảnh hưởng đến cả mức độ cũng như thành phần tiêu dùng trên hầu hết các ngành khác nhau. Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh gây ra rất nhiều sự thay đổi cả trực tiếp và gián tiếp về nhu cầu của các ngành. Nhu cầu đối với một số hàng hóa và dịch vụ giảm trong khi đối với một số mặt hàng khác thì tăng. Ví dụ giảm sử dụng dịch vụ rạp chiếu phim hoặc ăn uống bên ngoài thay vào đó là những thiết bị điện tử, giải trí phục vụ tại nhà tăng lên. Trong một số trường hợp đặc biệt thì sự thay đổi đột ngột cũng như thay đổi lớn của nhu cầu người tiêu dùng dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, mà người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều cho các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men và nhà ở và ngược lại hạn chế cá dịch vụ không thiết yếu nhằm đảm bảo kinh tế gia đình chống trọi được với đại dịch. Nếu không có các chính sách hỗ trợ, sự chênh lệch về nhu cầu của khách hàng sẽ gây ra những rắc rối tài chính không đáng có. Các ngành nghề như gia dụng, công nghiệp, năng lượng, bất động sản,... có thể phải chịu một ảnh hưởng bởi làn sóng phá sản gây ra những thiệt hại lâu dài về kinh tế xã hội. Covid-19 cũng đã gây thách thức lớn cho ngành năng lượng. Các ngành năng lượng mới tiềm năng cũng với sự thay đổi của xã hội dưới sự ảnh hưởng của đại dịch đang có tác động rất lớn đến nhu cầu và tiêu thụ năng lượng trên thế giới. Các tác động xuất hiện không có sự đồng nhất về không gian và thời gian xuất hiện được cho là nguyên nhân xuất phát từ đại dịch và các biện pháp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Theo dữ liệu thống kế và dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) (2020) thì cú sốc năng lượng trong năm 2020 ước tính là cú sốc lớn nhất trong 70 năm qua. Nhu cầu năng lượng toàn cầu giảm 7 lần so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Có thể thấy là về tổng thể thì nhu cầu năng lượng giảm rất mạnh nhưng thực tế là do mô hình tiêu thụ năng lượng tại mỗi khu vực là khác nhau nên ngành công nghiệp năng lượng sẽ cần có những hành động cụ thể và xác định được các cơ hội đổi mới. Đại dịch dẫn đến sự cố gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà cung cấp không thể tiếp cận người tiêu dùng cũng như các nhà bán lẻ và doanh nghiệp thương mại thiếu nguồn hàng và không thể bổ sung. Các cơ sở phân phối bị đóng cửa nhiều lần bởi dịch bệnh hoành hành. Các nhà cung cấp dịch vụ đang phải vật lộn để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho nhân viên và khách hagfn của mình. Nhiều công trình không được cấp giấy phép và phải ngừng hoạt động và có khả năng bị thu hồi vốn. Bên cạnh đó, nhiều chủ sở hữu và người cho thuê nhà sẽ phải đối mặt với khả năng khó khăn trong thành toán tiền thuê nhà của người thuê. “Nhượng bộ” và “giảm bớt” là những từ được người trong ngành đầu tư bất động sản công nghiệp tìm ra và áp dụng để vượt qua thời kỳ đại dịch này. 2.4 Tác động của Covid 19 đối với Tập đoàn Sơn Hà và giá cổ phiếu Do tác động của dịch bệnh nên tình hình kinh tế ở hầu hết các ngành đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Một số ngành có thể trực tiếp thấy rõ được ảnh hưởng bởi đại dịch như các ngành về du lịch và dịch vụ. Doanh nghiệp lớn khả năng cao có thể cầm cự được còn đối vối các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì nguồn vốn sẽ trở thành khó khăn lớn. Tập đoàn Sơn Hà đã có những hành động tích cực khi dịch xảy ra; trong đó Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà đã đảm bảo hoạt động liên tục dù dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sơn Hà đã ứng phó hiệu quả với tác động của COVID-19 mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe; cũng như đảm bảo quy trình làm việc phục vụ hàng triệu khách hàng của Sơn Hà. Tập đoàn Sơn Hà cũng phát triển chính sách làm việc tại nhà và làm việc trực tuyến bất kể khủng hoảng chính trị hay dịch bệnh. Với quy trình kinh doanh và vận hành từ xa và mục đích giảm thiểu tác động của các hạn chế của đại dịch đối với việc bán hàng, doanh thu của chiến lược này cũng đã tăng lên theo thời gian. Số lượng khách hàng của Tập đoàn Sơn Hà cũng tăng nhanh trong hai năm qua. Sự không chắc chắn trong hoạt động của ngành sản xuất đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dịch Covid 19, nhưng không thực sự đe dọa sự tồn vong của Tập đoàn Sơn Hà. Trong quá trình phát triển và hoạt động lâu dài của Sơn Hà, Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bọ công nhân viên chức đã nỗ lực thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, bất trắc trước đây, mang thương hiệu Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà uy tín đối với người tiêu dùng và đối tác. Tiềm lực tài chính ổn định và tầm nhìn chiến lược của Sơn Hà là mang đến cho cộng đồng sản phẩm tốt hơn, nâng cao dịch vụ, cuộc sống lâu dài và tốt đẹp hơn; Sơn Hà luôn nâng cấp và đổi mới chiến lược kinh doanh cũng như sản phẩm bán hàng, để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Doanh số bán hàng của tập đoàn giảm nhẹ trong toàn bộ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh và các biện pháp chống dịch của chính phủ. Trong đó, giá trị kinh doanh mới (VONB) giảm còn 2.765 triệu USD. VONB đầu năm 2021 đã tăng trưởng 15% theo năm, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh tăng 5% và vốn tự do cơ bản tăng 7%, mang lại nguồn vốn ổn định và tăng trưởng định kỳ cho công ty. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu bao gồm cả phương pháp định tính và định lượng. Cách tiếp cận định tính xem xét các yếu tố không thể dễ dàng định lượng được, chẳng hạn như mô hình kinh doanh và chất lượng quản lý của công ty. Phân tích các yếu tố này và các yếu tố định tính khác thể hiện một phần quan trọng của nghiên cứu, dẫn đến các quyết định tốt hơn trên cơ sở kết quả phân tích. Thông tin này bao gồm nghiên cứu và phát triển, quan hệ lao động-quản lý và chuyên môn quản lý của công ty, cũng như vị trí tổng thể của công ty trong ngành (Solaimani, Bouwman và Cifuentes, 2013). Điều này tách biệt phân tích định tính với phân tích định lượng, trong đó tập trung vào thu nhập, tài sản, nợ phải trả, tỷ lệ giá trên thu nhập và các yếu tố số khác. Các yếu tố định tính cần xem xét khi phân tích một công ty bao gồm mô hình kinh doanh tổng thể của công ty, chất lượng quản lý và cơ cấu quản trị của công ty. Quản trị quan tâm đến các yếu tố như cấu trúc của hội đồng quản trị và mối quan hệ giữa cổ đông và hội đồng quản trị (Onwuegbuzi, Leech và Collins, 2012). Nghiên cứu thị phần của công ty, các đối thủ cạnh tranh lớn nhất và tiềm năng tăng trưởng, cũng như cơ sở khách hàng tổng thể của công ty. Một công ty chỉ phục vụ một thị trường ngách nhỏ có thể kém hấp dẫn hơn khi so sánh với một doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành có cơ sở khách hàng lên đến hàng triệu (Archer, 2018). Phương pháp định lượng xem xét số liệu thống kê và thực hiện phân tích từ các nguồn thông tin trên báo cáo tài chính doanh nghiệp (Cheng, Liu và Zhao, 2015). Ngoài ra, nghiên cứu này còn thực hiện phân tích tài chính và đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (SHI) trong thời kỳ đại dịch Covid-19; sau đó xem xét sự thay đổi cơ cấu tài sản và nguồn vốn của SHI. Từ đó, xây dựng các phương pháp định giá cổ phiếu SHI phù hợp và công bố các giải pháp nâng cao chất lượng tài sản và nguồn vốn của SHI. Đối với phương pháp định tính, nghiên cứu này sử dụng và tuân theo các kết quả nghiên cứu của Hendy (2012); với quy trình nghiên cứu cụ thể:

Tài liệu liên quan

Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tnhh Sx Tm Dv Xnk Chiếu Sáng Việt Nam

Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tnhh Sx Tm Dv Xnk Chiếu Sáng Việt Nam với mong muốn đưa…
36 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 34
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Về Giải Quyết Vấn Đề Chất Lượng Tại Coca Cola

Tiểu Luận Về Giải Quyết Vấn Đề Chất Lượng Tại Coca Cola I. Tóm tắt nội dung tài liệu II. Thực trạng giải quyết vấn đề chất lượng tại coca-cola…
9 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 16/12/2023
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0

Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Nhân Sự Công Ty Cổ Phần Gcw

Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Gcw dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm đề tài về Ngành Quản Trị Kinh Doanh chương 1. tổng quan…
16 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 33
Lượt tải: 0

Đặc Điểm Của Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Cơ Cấu Tổ Chức

Tiểu luận môn: Quản trị kinh doanh Đặc Điểm Của Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Cơ Cấu Tổ Chức, Tổ chức được định nghĩa là một tập hợp gồm hai…
9 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 64
Lượt tải: 0

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua hình thức trực tuyến của người tiêu dùng tại tp. Hcm

Luận văn thạc sỹ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua hình thức trực tuyến của người tiêu dùng tại tp.…
96 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 14/12/2023
Lượt xem: 86
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Chuỗi Giá Trị Bên Ngoài Tổ Chức Vinamilk

Tiểu Luận Chuỗi Giá Trị Bên Ngoài Tổ Chức Vinamilk dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm bài thu hoạch cho ngành quản trị kinh doanh
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 238
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0