Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Doanh Nghiệp Tại TP Biên Hòa,Tỉnh Đồng Nai

5/5 - (1 bình chọn)

Khoa Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Doanh Nghiệp Tại Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.

33 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 117
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 10 trang tài liệu Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Doanh Nghiệp Tại TP Biên Hòa,Tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Đặt vấn đề............................................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................1 3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3 4. Kết cấu đề tài.......................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP......................................................................................................................4 1.1. Khái niệm về thủ tục đăng kí doanh nghiệp.....................................................4 Đặc trưng của thủ tục đăng ký doanh nghiệp:.........................................................5 1.2. Phân loại doanh nghiệp....................................................................................6 1.3. Quy định pháp luật về điều kiện đăng kí doanh nghiệp...................................8 1.3.1. Điều kiện về chủ thể...................................................................................8 1.3.2. Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh........................................................9 1.3.3. Điều kiện về tên doanh nghiệp.................................................................11 1.3.4. Điều kiện về vốn điều lệ...........................................................................12 1.3.5. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp............................................12 1.3.6. Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ....................................12 1.3.7. Điều kiện về nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp...................................13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI................................14 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về thủ tục đăng kí doanh nghiệp...................14 2.1.1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.........................................14 2.1.2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...........................................21 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục đăng kí doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai......................................................................23 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP.................................................................................27 3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký doanh nghiệp..................27 2.3.2. Đối với các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa............................................................28 KẾT LUẬN...............................................................................................................31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề “ Năm 2020 là năm của cải cách thể chế với hàng loạt thay đổi tạo nên sự khác biệt về chất của thể chế kinh tế, dự kiến mang lại những tác động to lớn, tích cực đối với môi trường kinh doanh và sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2021. Trong đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020 đã đánh dấu những sửa đổi căn bản về thể chế quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những điểm mới trong Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (Luật Nhà ở 2014), Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 (Luật Kinh doanh bất động sản 2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và những hành động cụ thể đẩy mạnh cải cách thể chế tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng sẽ góp phần thúc sự phát triển của doanh nghiệp trong năm 2022 và những năm tiếp theo. “ ” Luật Doanh nghiệp 2020, Luật đầu tư 2020 với nhiều cải cách đáng kể, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp, sửa đổi bổ sung những quy định mới nhằm tháo gỡ những bất cập, hạn chế của luật cũ, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, sau khi áp dụng Luật doanh nghiệp 2020, Luật đầu tư 2020 đã bộc lộ nhiều hạn chế cũng như nhiều vấn đề gây băn khoăn cần nghiên cứu chỉnh sửa như vấn đề trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp còn nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp. Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa đồng nhất cũng như chưa cụ thể khiến cho doanh nghiệp trẻ còn khó khăn trong trình tự thành lập. Ở một góc độ khác Luật doanh nghiệp 2020 có nhiều tư tưởng mở rộng tạo môi trường đầu tư cho doanh nghiệp. Nhưng trong thực tiễn kinh doanh hiện nay có những rào cản do quy định pháp luật đặt ra, nhưng cũng tồn tại những rào cản do vấn đề thực thi. Một đạo luật mới được sửa đổi để phát triển mà đội ngũ thực thi không chịu sửa đổi thì không thể phát triển theo đúng tinh thuần của Luật đề ra. ” Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Thủ tục đăng kí doanh nghiệp- Thực trạng và giải pháp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” để phân tích. 2. Tổng quan nghiên cứu “ Phát triển kinh tế luôn là hướng đi hàng đầu để xây dựng một quốc gia phồn thịnh. Trong đó trọng tâm của vấn đề phát triển kinh tế đó chính là thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Nhận thấy được điều này Đảng 1 và Nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng một môi trường kinh doanh cởi mở cho doanh nghiệp đặc biệt là vấn đề thành lập doanh nghiệp- bước khởi đầu để doanh nghiệp gia nhập vào hoạt động kinh tế trong nước cũng như quốc tế. Bởi vậy, vấn đề thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được Chính phủ chú trọng cải cách cũng như được rất nhiều các học giả, nhà nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này trong các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, điển hình như: ” - Đinh Mai Phương và Nguyễn Văn Cương (2001), “Những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục”. (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2001). - Nguyễn Thị Nga (2019), “Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn ThS Luật học. - Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), “Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp”, Luận văn ThS Luật học. - Khoa Luật HUTECH, Pháp luật về doanh nghiệp, 2021, trang 33. - ThS Nguyễn Thị Yến (2021), “Những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp cần được tiếp tục hoàn thiện”, (Tạp chí Luật học số 9/2021). - Lê Trần Luật (2020), “Chế độ pháp lý về giấy phép kinh doanh ở Việt NamThực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận văn ThS Luật học. - Nguyễn Thị Thu Thủy (2020), “Pháp luật về đăng kí kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học. - Nguyễn Thị Cẩm Na (2021),“Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng tại Công ty luật trách nhiệm hữu hạn Khởi Minh và một số giải pháp, kiến nghị”, Báo cáo thực tập. Bài viết của tác giả là những cập nhập, những phát hiện về những mặt tích cực và hạn chế còn xót của những quy định pháp luật được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp 2020 nhằm hoàn thiện, xây dựng thủ tục đăng ký doanh nghiệp đơn giản gọn nhẹ phù hợp với xu thế của thế giới. 3. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh. 2 4. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký doanh nghiệp. 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về thủ tục đăng kí doanh nghiệp “Để xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trước hết Nhà nước cần khuyến khích mọi chủ thể trong xã hội phát huy tiềm năng của mình, mở rộng kinh doanh, không ngừng tìm tòi sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các sản phẩm hàng hóa.”1 Dịch vụ chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và có phần khắt khe của thị trường kinh tế mở cửa. Trong Hiến pháp và hầu hết các văn bản pháp luật của mọi quốc gia đều đề cao quyền tự do kinh doanh của công dân, tự do kinh doanh được tôn trọng và xác định là một trong những quyền cơ bản của mọi công dân. Điều này cũng được ghi nhận rất rõ trong Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” 2. Tự do kinh doanh cũng như tự do lựa chọn nghề nghiệp và mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền công dân cơ bản đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển bền vững. “ Tự do kinh doanh được hiểu là mọi công dân không phân biệt tôn giáo, giới tính, trình độ… khi đáp ứng được đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đều có thể tiến hành hoạt động kinh doanh nếu có nhu cầu. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có quyền được ngăn cấm hay cản trở hoạt động kinh doanh của họ. Tự do kinh doanh còn được thể hiện ở chỗ công dân khi có nhu cầu thực hiện hoạt động kinh doanh có quyền được lựa chọn ngành nghề, địa điểm, nhân lực phương thức hoạt động phù hợp với nhu cầu của cá nhân công dân, hay của một nhóm công dân cùng thực hiện hoạt động kinh doanh. ” Tuy nhiên, “để đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh của mình, tránh sự can thiệp trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức nhằm cản trở hoạt động 1 Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), “Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp”, Luận văn ThS Luật học, tr.24 2 Điều 33 Hiến pháp năm 2013 4 kinh doanh đồng thời cũng để đảm bảo cho hoạt động quản lý Nhà nước, lợi ích chung của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hợp tác quốc tế thì các chủ thể kinh doanh cần phải tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh của mình với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, việc thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng là một trong những phương thức thể hiện sự tự do trong kinh doanh.”3 “ Vậy, đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) là việc Nhà nước ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thể kinh doanh (chủ thể kinh doanh ở đây bao gồm các cá nhân, tổ chức). Kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh chủ thể kinh doanh có đầy đủ các năng lực pháp lý (tư cách chủ thể) để tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhà nước cung cấp những đảm bảo đầy đủ về mặt chính trị - pháp lý để chủ thể kinh doanh có điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. “ ” Tóm lại, Thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính bắt buộc theo đó các chủ thể kinh doanh bắt buộc phải thực hiện theo đúng trình tự, tuân thủ cách thức quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực đăng kí kinh doanh để tiến hành đăng ký hoạt động đồng thời công khai hóa sự ra đời của mình với giới thương nhân và cộng đồng. Ngược lại, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ xem xét và cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng trình tự theo quy định của pháp luật. ” Đặc trưng của thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Thứ nhất, “đăng ký kinh doanh là thủ tục đầu tiên của doanh nghiệp phải tham gia vào thị trường, trong hoạt động đăng ký kinh doanh, việc thành lập doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp được thông tin rộng rãi, công khai trên thị trường, bên ngoài xã hội nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp (các đối tác tương lai) và cộng động xã hội (các đối tác có liên quan) tạo nền tảng cho bước đầu khởi sự kinh doanh.”4 3 ThS Nguyễn Thị Yến (2021), “Những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp cần được tiếp tục hoàn thiện”, (Tạp chí Luật học số 9/2021) 4 Khoa Luật HUTECH, Pháp luật về doanh nghiệp, 2021, trang 33 5 “ Thứ hai, đăng ký kinh doanh được hiểu là quyền tự do kinh doanh, đây là một bộ phận của quyền tự do dân chủ của nhân dân. Tuy nhiên, quyền này phải tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ tập trung và bình đẳng trước pháp luật. “ ” Thứ ba, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi gia nhập thị trường đều phải thực hiện một trình tự gồm các thủ tục hành chính sau: 1) Đăng ký kinh doanh; 2) Thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp; 3) Công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia. ” 1.2. Phân loại doanh nghiệp Căn cứ vào hình thức pháp lý: Nếu dựa vào hình thức pháp lý, Luật doanh nghiệp 2020 quy định có các loại hình công ty, doanh nghiệp sau đây: “ - Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, là công ty mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. “ ” - Công ty cổ phần là công ty mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. “ ” - Công ty hợp danh là công ty trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung. Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thường là các cá nhân có sự thân cận về mặt nhân thân. “ ” - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. ” - Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Căn cứ vào chế độ trách nhiệm bao gồm: Chế độ trách nhiệm hữu hạn: “ Chế độ trách nhiệm hữu hạn là việc chủ sở hữu hoặc các thành viên thực hiện góp vốn vào công ty chỉ phải chịu trách nhiệm với công ty về các khoản nợ và nhận 6 lợi ích tương ứng với phần mình góp vào công ty mà không phải lấy tài sản cá nhân ra để chịu trách nhiệm. ” “ Dựa vào chế độ chịu trách nhiệm này để phân loại doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2020 quy định có công ty cổ phần và công ty hợp danh sẽ có trách nhiệm hữu hạn, tức là cổ đông/thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. ” Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn: “ Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn là việc chủ sở hữu/thành viên công ty phải chịu trách nhiệm bằng mọi tài sản của mình đối với việc thực hiện nghĩa vụ của công ty khi công ty không có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài chính của nó. “ ” Dựa vào chế độ chịu trách nhiệm này, Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có trách nhiệm vô hạn, tức là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hiện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp. ” Căn cứ vào tư cách pháp nhân: “ Một tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức có tài sản riêng độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản ấy đối với mọi nghĩa vụ phát sinh của mình. Ngoài ra nó tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ do pháp luật quy định. ” “ Căn cứ vào định nghĩa trên, Luật doanh nghiệp quy định rằng chỉ có doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do tài sản của doanh nghiệp tư nhân không được tách riêng ra với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Các công ty khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đều có tư cách pháp nhân. ” 1.3. Quy định pháp luật về điều kiện đăng kí doanh nghiệp 1.3.1. Điều kiện về chủ thể Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp: 7

Tài liệu liên quan

Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự – Thẩm Quyền Của Tòa Án

Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự - Thẩm Quyền Của Tòa Án Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự…
11 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 19/12/2023
Lượt xem: 90
Lượt tải: 0

Đề tài công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng công chứng nguyễn thị mai

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành luật công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng…
35 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 140
Lượt tải: 0

bài thu hoạch nghề công chứng về biện pháp đảm bao công chứng

Bài Thu Hoạch Đào Tạo Nghề Công Chứng về biện pháp đảm bao công chứng dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành pháp…
14 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 46
Lượt tải: 0

Đề Tài Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM với nội dung về đề tài hợp đồng mua bán hàng hóa theo…
47 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 144
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 156
Lượt tải: 0

Tiểu luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam

Tiểu luận môn: Luật sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại việt nam – thực trạng và giải pháp chương…
13 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 71
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 294
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 208
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 192
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 191
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 168
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: lyna
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 156
Lượt tải: 0