Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Rate this document

Khóa Luận Tốt Nghiệp Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Thịnh Vượng, Chi Nhánh Thủ Đô – Thực Trạng Và Giải Pháp – Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chi nhánh Thủ đô, những kết quả đạt được và những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. Tìm hiểu về mức độ phù hợp và an toàn của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh.
– Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, nâng cao tính an toàn, hiệu quả cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chi nhánh Thủ đô trong hoạt động tín dụng.

46 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 19/12/2023
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 14 trang tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG, CHI NHÁNH THỦ ĐÔ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của các ngân hàng. Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất nặng nề: làm tăng thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhưng rất bức thiết. Do tác động củaị rủi ro tín dụng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nên quản trị rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay tại các ngân hàng Việt Nam. Một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và quản lý được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo được niềm tin của khách hàng và nâng cao được vị thế, uy tín đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cũng như thực hiện thành công các hoạt động hợp tác, liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập, do đó em xin được chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chi nhánh Thủ đô – Thực trạng và giải pháp” cho khoá luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chi nhánh Thủ đô, những kết quả đạt được và những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. Tìm hiểu về mức độ phù hợp và an toàn của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, nâng cao tính an toàn, hiệu quả cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chi nhánh Thủ đô trong hoạt động tín dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. 1. Đối tượng nghiên cứu Mô hình quản trị rủi ro tín dụng Đánh giá rủi ro tín dụng Đo lường rủi ro tín dụng 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chi nhánh Thủ đô giai đoạn 2018-2020. 4. Điểm nổi bật của đề tài Từ những hiểu biết thực tế trong quá trình thực tập đóng góp một vài giải pháp để góp phần giúp chi nhánh có hướng phát triển tốt hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra hiệu quả kinh doanh cao, bền vững trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội để em có thể nghiên cứu, giải quyết vấn đề trong ngành tài chính ngân hàng, trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho công việc sau này. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chi nhánh Thủ đô để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chi nhánh Thủ đô trước ảnh hưởng của dịch Covid 19 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo bao gồm ba phần: CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG, CHI NHÁNH THỦ ĐÔ CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG, CHI NHÁNH THỦ ĐÔ CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG, CHI NHÁNH THỦ ĐÔ NỘI DUNG CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG, CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 1.1. Khái quát Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chi nhánh Thủ đô 1.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chi nhánh Thủ đô 1.1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng VPBank Trụ sở chính: 89 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 043.9288869. Fax: 043.9288867. Email: customercare@vpb.com.vn Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) hiện có mạng lưới kênh phân phối rộng khắp với tổng số 163 Chi nhánh và Chi nhánh trên toàn quốc. Trong những năm sắp tới, VPBank phấn đấu trở thành một trong top 5 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và là một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất khu vực. VPBank hoạt động theo phương châm "Hành động vì ước mơ của bạn", được xây dựng nên từ các yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tuỵ, Khác biệt, và Đơn giản. 1.1.1.2. Giới thiệu về Chi nhánh Thủ đô Địa chỉ: Một Phần Diện Tích Tại Tầng 1 Tòa Nhà Số 34B Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội Số điện thoại: 024 3734 9560 083 815 8159 Chi nhánh Thủ đô được tổ chức theo phân cấp uỷ quyền của VPBank. Hiện nay, chi nhánh có 32 cán bộ công nhân viên, được tổ chức thành 2 phòng. Chi nhánh Thủ đô có nhiệm vụ mở rộng phạm vi hoạt động của VPBank tại các tỉnh miền Bắc, cụ thể là phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công cuộc đầu tư cho lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. 1.1.2. Lịch sử phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chi nhánh Thủ đô 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 210 điểm giao dịch với đội ngũ trên 12.400 cán bộ nhân viên. Tính đến hết quý I/2016, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 9.181 tỷ đồng. Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng. Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch. Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín. Riêng trong năm 2015, VPBank đã liên tiếp nhận được 6 giải thưởng quốc tế do các tổ chức uy tín trao tặng như Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2015, Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2015, Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất Việt Nam 2015, Ngân hàng điện tử tốt nhất và Giải thưởng Chiến lược Quản lý dữ liệu Doanh nghiệp năm 2015. Những giải thưởng quốc tế này một lần nữa khẳng định cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua. Trong thời gian tới, VPBank sẽ tập trung đổi mới sản phẩm, dịch vụ, nhằm đem đến những lợi ích vượt trội cho Khách hàng và đặc biệt tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm hướng tới một ngân hàng chuẩn quốc tế. 1.2.2. Quá trình hình thành VPBank – Chi nhánh Thủ đô Nhằm mở rộng quy mô hoạt động, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng với mục tiêu mở rộng quy mô khắp cả nước, vì vậy VPBank đã thành lập thêm nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. VPBank – Chi nhánh Thủ đô chính thức được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 08/08/2007 tại địa chỉ Một Phần Diện Tích Tại Tầng 1 Tòa Nhà Số 34B Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội. Nâng số chi nhánh và phòng giao dịch của toàn hệ thống VPBank lên 81 nhằm cung cấp các tiện ích tốt nhât của ngân hàng đến tận tay khách hàng hàng. Đến nay VPBank- Chi nhánh Thủ đô đã hoạt động gần 10 năm với đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, có trình độ, nhiệt tình, năng nổ, linh hoạt, phục vụ khách hàng tận tâm, chu đáo theo định hướng “Tất cả vì khách hàng” của VPBank. 1.2. Khát quát vị trí thực tập và nhiệm vụ bản thân trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chi nhánh Thủ đô 1.2.1. Khát quát về vị trí thực tập: Bộ phận tín dụng. Chức năng: Cho vay và cấp thẻ tín dụng khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ: + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT Việt Nam. + Đưa ra các đề xuất chấp nhận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. + Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký. + Theo dõi các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. + Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCT 1.2.2. Mô tả chi tiết các công việc đã thực hiện trong thời gian thực tập tổng hợp: Thời gian thực tập hàng ngày theo giờ hành chính được bắt đầu vào lúc 8h sáng và kết thúc vào lúc 5h chiều. Gồm các công việc cụ thể sau:  Theo sát nhân viên tín dụng, học hỏi các quy trình thực hiện cấp tín dụng cá nhân.  Tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng làm thẻ tín dụng, sắp xếp, ghi chép và quản lý các số liệu, thông tin về các khách hàng hiện hữu.  Lập văn bản, các báo cáo theo yêu cầu.  Tiếp nhận các công việc mà trưởng phòng giao dịch giao cho. 1.3. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chi nhánh Thủ đô 1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Giám đốc TT SME Giám đốc SME (Doanh số >20 tỷ Chuyên viên KHDN Giám đốc Micro SME (Doanh số <20 tỷ) Chuyên viên KHDN Giám đốc KHCN Trưởng phòng dịch vụ KH Chuyên viên KHCN Kiểm soát viên Thủ quỹ Chuyên viên CASA (Tiền gửi không kỳ hạn) Chuyên viên UPL (Tín chấp) Chuyên viên PE (Thế chấp) Giao dịch viên (Nguồn: Tác giả) 1.3.2. Nhiệm vụ chức năng của các bộ phận tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chi nhánh Thủ đô Chi nhánh có 32 nhân sự gồm: ban giám đốc: 04 người; Hành chính: 03 người; phòng tín dụng doanh nghiệp: 07 người; phòng tín dụng cá nhân: 05 người; chi nhánh có 14 người và bảo vệ: 01 người. Chi nhánh phân thành 2 phòng: phòng khách hàng cá nhân, phòng Giao dịchKho quỹ. Phòng khách hàng cá nhân có 8 nhân viên tín dụng Phòng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động: - Tiếp xúc hướng dẫn khách hàng, tư vấn góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu khách hàng, kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới. - Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tốt và không tốt để xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. - Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh… của khách hàng; Thẩm định cho ý kiến đề xuất để cấp trên có cơ sở xem xét giải quyết, thẩm định hồ sơ của khách hàng. - Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. - Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi đã cấp tín dụng. - Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món vay bảo lãnh để đề ra giải pháp khi khó thu hồi nợ.. - Phân tích, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động cho vay bảo lãnh tại chi nhánh. - Lưu trữ chứng từ, tài liệu, giấy tờ liên quan đến khách hàng.. Phòng Giao dịch- Kho quỹ có 1 trưởng phòng, 1 kiểm soát viên, 1 thủ quỹ và 11 nhân viên giao dịch. Phòng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động: - Chào đón khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Thực hịên các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoàn tiết kiệm. - Thực hiện việc giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ…trên tài khoản tiền vay. - Hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng. - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền). - Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại NHNN địa phương về tổ chức tín dụng. Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán liên hàng. - Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định của NHNN và của VPBank. - Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin liên quan đến khách hàng. Bảo quản sổ sách chứng từ kế toán và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định. 1.4. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại VPBank chi nhánh Thủ đô Ngân hàng hoạt động hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với mức rủi ro thấp nhất. Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận tối ưu với rủi ro thấp nhất. Đây là mục tiêu hành đầu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chi nhánh Thủ đô trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể thấy rõ được tình hình kinh doanh của ngân hàng ra sẽ xem xết bảng số liệu sau: Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018-2020 (Đơn vị tính: triệu đồng) 2019 2020 2019/2018 Chỉ tiêu 2018 I: Tổng thu 350.568 455.477 613.570 104.909 Số tiền 2020/2019 % Số tiền % 29,9 158.093 34,7 Thu từ hoạt động tín dụng Thu từ hoạt động phi tín dụng II: Tổng chi Chi từ hoạt động tín dụng Chi từ hoạt động tín dụng III: Lợi nhuận 335.423 422.355 539.527 86932 25,9 15.145 118,7 40.921 33.122 343.065 425106 74.043 17.977 117.172 27,7 123,5 579.985 82.041 23,9 154.879 36,4 285.582 334.393 412.277 48.811 17,1 77.884 23,3 57.483 90.713 167.708 33.230 57,8 76.995 84,9 7.503 30.371 33.585 304,8 3.214 22.868 10,6 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động ngân hàng năm nào cũng có lãi và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Đó là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo trong việc đề ra các mục tiêu hoạt động ngắn hạn phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế xã hội với mục tiêu chung của NH, của toàn thể cán bộ, nhân viên trong việc thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả các mục tiêu trên giao Về lợi nhuận: Qua bảng 1.1 ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2018 của chi nhánh là 7.503 triệu đồng, năm 2019 là 30.371 triệu đồng, tăng 22.868 triệu đồng, tương ứng tăng 304,8% so với năm 2018. Đến năm 2020 lợi nhuận tăng lên 33.585 triệu đồng, tăng 3.214 triệu đồng, tương ứng tăng 10,6% so với năm 2019. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng từ 2.650.988 triệu đồng đồng ở năm 2018 tăng đến 4.597.330 triệu đồng vào năm 2020, chính sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ đối với các thành phần kinh tế, thêm vào đó với mạng lưới kinh doanh đến tận các huyện cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc phát triển thị phần của ngân hàng, tín dụng được tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng, các loại hình kinh doanh được đa dạng hóa, do đó thu nhập của chi nhánh tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng thu nhập cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí do ngân hàng áp dụng các chính sách nhằm tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận của ngân hàng ngày càng tăng. Về tổng thu: Theo dõi bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm thì thấy tổng nguồn thu của ngân hàng đều tăng trên 100.000 triệu đồng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2020, nếu như tổng thu 2019 tăng 104.909 triệu đồng khoảng 29,9% so với năm 2018 thì năm 2020 tăng đến 158.093 triệu đồng tương đương tăng 34,7% so với năm 2019, mức tăng này là do trong năm 2020 NHNN tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo thị trường tín dụng là 55,6% và vốn huy động 56% trên địa bàn. Hàng năm ngân hàng có hai nguồn thu chính: thu từ hoạt động tín dụng và phi tín dụng như: thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác. Trong các nguồn thu thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn năm 2018 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 95,6% trong tổng nguồn thu, năm 2019 chiếm 92,7% tổng thu, năm 2020 chiếm khoảng 87,93% tổng thu. Tuy tỷ trọng tín dụng trong năm 2020 giảm nhưng nguyên nhân không phải do thu từ hoạt động tín dụng giảm mà do tổng nguồn thu tăng quá lớn, tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng qua các năm nhờ ngân hàng mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ, vận dụng linh hoạt lãi suất suất huy động, tín dụng, phân loại khách hàng để áp dụng lãi suất hợp lý. Ngoài ra thu từ hoạt động tín dụng, nguồn thu của ngân hàng còn tăng vì các khoản thu từ hoạt động phi tín dụng do ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh của mình góp phần làm tăng tổng thu của ngân hàng lên đáng kể. Về tổng chi: Ngân hàng phải chi các khoản như: chi từ hoạt động tín dụng, chi từ hoạt động phí tín dụng (gồm: chi hoạt động dịch vụ, chi trả lương cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý, công cụ và một số khoản chi khác…). Trong đó, chi tín dụng chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2018 chiếm 83,24%; năm 2019 chiếm 78,66%; năm 2020 chiếm 71,1% trong tổng chi; chi từ hoạt động tín dụng tuy có tăng qua ba năm do ngân hàng huy động vốn nhiều thì việc trả lãi tiền gữi tăng là hợp lý nhưng khi nhìn tỷ trọng thì chi từ hoạt động này lại giảm đều đó nghĩa là ngân hàng đã cố gắng giảm thiểu các khoản chi không cần thiết, có phương án kinh doanh và huy động vốn hợp lý, tích cực khai thác các nguồn vốn lớn và rẻ làm lãi phải trả cho hoạt động huy động vốn giảm nên chi cho hoạt động này có tỷ trọng giảm trong tổng chi trong năm đó. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm đều đạt kết quả tốt và có xu dướng đi lên, lợi nhuận hàng năm tăng rõ rệt, chi phí tuy tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Có thể nói, lợi nhuận qua ba năm đều tăng là do ngân hàng đã áp dụng chính sách, chỉ tiêu kế hoạch của hội sở cho chi nhánh là giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất, cố gắng đầu tư vào hoạt động tín dụng để sử dụng hết nguồn vốn huy động trong kỳ bù đắp vào các khoản chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng, cắt giảm những chi phí không cần thiết góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng đã mở rộng các dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, tăng sức cạnh tranh của mình trên địa bàn góp phần làm lợi nhuận tăng lên. Tóm lại, tuy trong những năm qua ngân hàng đã phải chịu các khoản chi phí khá cao và trích lập dự trữ khá cao nhưng kết quả kinh doanh đạt được rất khả quan, kết quả đạt được là do sự cố gắng chung toàn thể ngân hàng từ công tác huy động vốn đến cho vay, từ đề ra mục tiêu chiến lược đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược đó, từ khâu tiếp thị đến khâu chăm sóc khách hàng…Tất cả vì mục tiêu “VPB – mang phồn vịnh đến với khách hàng”. Tuy nhiên ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất. Trong những năm tới ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để giữ vững kết quả đạt được, đồng thời phát huy tích cực những mặt mạnh của mình để có thể đứng vững trên thị trường và phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế tỉnh nhà. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG, CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro tín dụng tại VP Bank Chi nhánh Thủ đô 2.1.1. Rủi ro tín dụng tại VP Bank Chi nhánh Thủ đô 2.1.1.1. Cho vay theo thời hạn tín dụng Bảng 2.1. Cho vay theo thời hạn tín dụng 2018-2020 ĐVT: Triệu đồng 2018 Ngắn hạn Trung và dài hạn 2019 2020 2019/2018 +/- 2020/2019 % +/- % 151.406 165.616 165.391 14.210 9,4 (225) (0,1) 9.330 16.406 3.787 40,6 3.289 25,1 192.807 (1.139) (0,6) 8.321 4,5 13.117 185.625 184.486 Nguồn: Phòng kinh doanh Bảng 2.1 cho thấy chiến lược kinh doanh của chi nhánh là tập trung vào cho vay ngắn, trung hạn (đặc biệt là ngắn hạn) đối với khách hàng để vốn được quay vòng nhanh. Khi hoạt động CN đã đi vào ổn định thì mới tập trung vào tín dụng dài hạn. Nhận thức được cơ hội đầu tư, CN đã triển khai những chính sách ưu đãi lãi suất, phí giao dịch, các chương trình khuyến mãi,… nỗ lực thu hút khách hàng. Kết quả, doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (năm 2018 là 82%, năm 2019 là 90%, năm 2020 là 86%), doanh số biến động qua các năm, năm 2019 doanh số là 185.625 triệu đồng; năm 2019 doanh số giảm 1.139 triệu đồng, năm 2020 doanh số là 192.807 triệu. Cho vay trung hạn tăng về tỷ trọng qua các năm năm 2018 là 5%; 2019 là 7%, năm 2020 là 9%, là 11% tổng doanh số và vẫn tăng trưởng qua các năm. Cho vay dài hạn chiếm 0% do ngay từ đầu chi nhánh đã xác định chiến lược giảm cho vay dài hạn để tập trung vào ngắn, trung hạn. 2.1.1.2. Doanh số thu nợ theo thời hạn Bảng 2.2. Doanh số thu nợ theo thời hạn 2018-2020 ĐVT: Triệu đồng 2018 Ngắn hạn Trung 2019 2020 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- 0,5 24.475 22,1 110.406 110.916 135.391 510 và dài hạn Tổng cộng 5.219 3.570 7.416 (1.649) (31,6) 3.846 115.625 114.486 142.807 (1.139) (1,0) % 107,7 28.321 24,7 Nguồn: Phòng kinh doanh Bảng 2.2 cho thấy Doanh số thu nợ ngắn hạn: Trong tổng thu nợ hộ SXKD thì khoản thu ngắn là đáng kể nhất, đặt biệt là thu nợ ngắn hạn chiếm trên 50% do chi nhánh đầu tư tín dụng ngắn hạn nhiều, các khoản cho vay ngắn hạn này có thời gian đáo hạn trong một năm, sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh thì khách hàng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Doanh số thu nợ trung, dài hạn: Nhìn vào doanh số thu nợ trung hạn hộ SXKD năm 2018 chỉ có 5.219 triệu là rất thấp so với 9.930 triệu mà CN bỏ ra cho vay, nhưng không thể đánh giá là CN thu nợ kém mà đây là các khoản cho vay cuối năm 2018 chưa đáo hạn. Sang năm 2019 doanh số thu nợ trung hạn là 114.486 triệu, giảm 1.139 triệu so với 2018, năm 2020 doanh số thu là 142.807 triệu, tăng 28.231 triệu so với 2019 do thu các khoản nợ cho vay năm trước đến hạn cộng thêm các khoản doanh nghiệp trả nợ dầ. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ 2019/2018 thấp do tình hình kinh tế Việt Nam năm 2019 bị tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, những biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh,…tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh,… các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn ảnh hưởng đến việc thu nợ, một số doanh nghiệp được Ngân hàng cho gia hạn. 2.1.1.3. Tình hinh dư nợ Tín dụng là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh thủ đô trong những năm qua việc chuyển đổi trong cơ cấu tín dụng của VP bank đã và đang ngày càng phù hợp với mục tiêu mà Hội sở đề ra. Cơ cấu tín dụng tại chi nhánh rất đa dạng và được phân theo nhiều tiêu chí khác nhau để dễ dàng theo dõi hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Dưới đây là bảng cơ cấu tín dụng cá nhân tại CN trong giai đoạn 2018-2020.

Tài liệu liên quan

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Techcombank Hà Nội

Khóa Luận Tốt Nghiệp Phương Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Hội Sở Techcombank Hà Nội  Phân tích tình hình huy động vốn…
45 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 57
Lượt tải: 0

Khóa Luận Phát Triển Thanh Toán Quốc Tế Tại Bắc Á Bank

Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Bắc Á Bank Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, thực trạng…
43 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 39
Lượt tải: 0

Hoạt Động Cho Vay Hộ Mới Thoát Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Hộ Mới Thoát Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Điện Bàn Qua 3 Năm (2020-2023)
35 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 11/12/2023
Lượt xem: 36
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Thực Trạng Vai Trò Của Giám Đốc Tài Chính Dn Trong Thời Gian Qua

Tiểu Luận Môn Hãy Đánh Giá Thực Trạng Vai Trò Của Giám Đốc Tài Chính Dn (Cfo) Trong Thời Gian Qua Và Từ Đó Đề Xuất Các Giải Pháp Nhằm…
15 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 11/12/2023
Lượt xem: 44
Lượt tải: 0

Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Phương Đông OCB Chi Nhánh Trung Việt Đà Nẵng

Đề Tài Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông Chi Nhánh Trung Việt Đà Nẵng Luận văn gồm có 3…
64 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 09/12/2023
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0

Thực trạng quy mô mạng lưới khách hàng của công ty chứng khoán VPS

báo cáo tài chính Thực trạng quy mô mạng lưới khách hàng của công ty chứng khoán VPS Đánh giá thực trạng khách hàng qua hoạt động môi giới chứng…
14 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 09/12/2023
Lượt xem: 54
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 237
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 145
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: hằng
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0