Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Sân Golf An Bình
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Sân Golf An Bình Nghiên cứu hướng tới 3 mục tiêu cụ thể như sau:
⁃ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ nói chung, dịch vụ golfing và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của doanh nghiệp.
⁃ Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ tại sân golf An Bình
⁃ Khảo sát khách hàng về sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của sân golf An Bình
Bạn đang xem trước 15 trang tài liệu Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Sân Golf An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SÂN GOLF AN BÌNH MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ DANH MỤC HÌNH......................................................................................................... MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................2 4. Phương pháp và công cụ nghiên cứu.............................................................3 4.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................3 4.2. Công cụ nghiên cứu................................................................................3 5. Kết cấu đề tài.................................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG.............................................................................................................5 1.1. Dịch vụ.......................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm dịch vụ...............................................................................5 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ.................................................................................6 1.1.3. Phân loại dịch vụ.................................................................................7 1.1.4. Vai trò của dịch vụ..............................................................................9 1.2. Dịch vụ golf................................................................................................9 1.2.1. Khái niệm golf.....................................................................................9 1.2.2. Xuất xứ của golf................................................................................10 1.2.3. Vai trò của chơi golf..........................................................................10 1.2.4. Tiềm năng dịch vụ Golf ở Việt Nam.................................................11 1.3. Sự hài lòng của khách hàng......................................................................12 1.3.1. Khái niệm sự hài lòng của khách hàng..............................................12 1.3.2. Các nhân tố quyết định sự hài lòng của khách hàng.........................13 1.3.3. Tầm quan trọng của sự hài lòng của khách hàng..............................14 1.3.4. Mức độ hài lòng của khách hàng.......................................................16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI SÂN GOLF AN BÌNH.............................................................................................................................17 2.1. Khái quát về sân Golf An Bình................................................................17 2.1.1. Lịch sử phát triển...............................................................................17 2.1.2. Đặc điểm sân golf..............................................................................18 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của sân golf An Bình................................................20 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của sân golf An Bình từ năm 20192021.............................................................................................................20 2.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ tại sân golf An Bình...................................23 2.2.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật tại sân golf An Bình....................................23 2.2.2. Chất lượng đội ngũ nhân viên tại sân golf An Bình..........................24 2.2.3. Các dịch vụ cung cấp tại sân golf An Bình.......................................25 2.3. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng với sân golf An Bình.................................................................................................................28 2.3.1. Nhân khẩu học...................................................................................28 2.3.2. Kết quả đánh giá sự hài lòng của khách hàng...................................30 2.4. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong hoạt động dịch vụ sân golf An Bình...........................................................................................................37 2.4.1. Thành tựu..........................................................................................37 2.4.2. Hạn chế..............................................................................................38 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế........................................................................39 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CỦA SÂN GOFL AN BÌNH.......................................................................................40 3.1. Mục tiêu và định hướng của sân golf An Bình trong thời gian tới..........40 3.2. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng với sân Golf An Bình...40 3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại sân golf.........................40 3.2.2. Củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất tại sân golf................................41 3.2.3. Cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bổ trợ tại sân Golf..............42 3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing........................................................42 KẾT LUẬN..................................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................45 PHỤ LỤC.....................................................................................................................46 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2021.......21 Bảng 2.2. Thông tin về khách hàng tham gia khảo sát........................................28 Biểu đồ 2.1. Khách hàng đã sử dụng dịch vụ sân golf An Bình được nhiều lần.30 Biểu đồ 2.2. Khách hàng đến sân golf An bình thường xuyên...........................30 Biểu đồ 2.3. Các dịch vụ tại sân golf An Bình cung cấp đủ nhu cầu và mong muốn của khách hàng..........................................................................................31 Biểu đồ 2.4. Khách hàng có hài lòng với cơ sở vật chất tại sân golf An Bình....32 Biểu đồ 2.5. Khách hàng hài lòng với đội ngũ nhân viên tại sân golf An Bình..33 Biểu đồ 2.6. Khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ chơi golf tại sân golf An Bình...............................................................................................................34 Biểu đồ 2.7. Khách hàng đánh giá tốt về giá cả của dịch vụ chơi golf tại sân gofl An Bình...............................................................................................................34 Biểu đồ 2.8. Khách hàng có ý định quay trở lại chơi golf tại sân gofl An Bình. 35 Biểu đồ 2.9. Khách hàng hài lòng với các dịch vụ CSKH tại sân golf An Bình.36 Biểu đồ 2.10. Khách hàng sẽ giới thiệu sân golf An Bình cho bạn bè, người thân đến sân golf An Bình...........................................................................................37 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các yếu tố tạo nên sự hài lòng khách hàng.........................................13 Hình 1.2. Thang đo sự hài lòng của khách hàng.................................................16 Hình 2.1. Một gó sân golf An Bình.....................................................................17 Hình 2.2. Sân golf An Bình với thiết kế hiện đại................................................19 Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức tại sân golf An Bình...................................................20 Hình 2.4. Khu vực sân golf An Bình...................................................................23 Hình 2.5. Sân golf về đêm...................................................................................24 Hình 2.6. Một góc sân golf An Bình...................................................................26 Hình 2.7. Bể bơi hiện đại tại sân golf- khu du lịch An Bình...............................27 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch ngành công nghiệp “không khói”, ngành xuất khẩu tại chỗ, ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia và được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh tế thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), hoạt động du lịch ngày càng có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, nhận thấy vai trò to lớn của du lịch đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng và Nhà nước cũng đã xác định “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Là một quốc gia có nhiều tài nguyên du lịch phong phú với chính sách ngoại giao, kinh tế rộng mở, linh hoạt, đa phương hoá, đa dạng hoá, hơn nữa lại đã trở thành một thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và được hưởng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Hợp chủng quốc Hoa kỳ [01], Việt Nam có nhiều thuận lợi để trở thành một quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực. Golfing được coi là một sản phẩm du lịch ở Việt Nam trong suốt hơn 1 thập kỷ qua nằm trong loại hình du lịch thể thao - giải trí, một công cụ thu hút khách du lịch có khả năng chỉ trả cao. Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Du lịch Việt Nam tiến hành vào năm 2018 thì thời gian lưu lại bình quân của một lượt khách du lịch quốc tế đi bằng đường hàng không và theo tour là 7,7 ngày và chi tiêu bình quân của một lượt khách quốc tế đó đạt 672,7 USD (87,4 USD/ngày); nếu khách quốc tế tự sắp xếp chuyến đi là 18,2 ngày và chi tiêu bình quân một lượt là 1.341,3 USD (73,8 USD/ngày). Như vậy nếu tính bình quân cả hai nhóm khách du lịch quốc tế trên thì chi tiêu cho một ngày của một khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2018 là 80,6 USD. Trong khi đó chi tiêu cho một ngày chơi golf của khách du lịch golf đã là khoảng hơn 100 USD/người chưa kể đến chi phí lưu trú, ăn uống buổi tối, vui 1 chơi — giải trí, các dịch vụ thể thao đi kèm, thưởng thức văn hoá - nghệ thuật, mua sắm đồ lưu niệm….. Hơn nữa, golfing là một hoạt động hướng con người tới các yếu tố của thiên nhiên và vì thế nó cũng phù hợp với xu thế du lịch sinh thái của nhiều khách du lịch hiện nay trên thế giới. Tuy có những đặc điểm có lợi cho việc phát triển du lịch như vậy nhưng cho đến nay golfing vẫn được xem là một lĩnh vực còn mới hoặc là một trò chơi xa sỉ mà chỉ giới thượng lưu mới tham gia chơi. Sân Golf An Bình Thái Nguyên là một trong những sân golf hàng đầu tại tỉnh Thái Nguyên cho đến thời điểm hiện tại, loại hình này hiện đang khá thu hút người dân trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian hoạt động vừa qua, sân Golf An Bình đã trở thành điểm đến vui chơi hấp dẫn của nhiều người, tuy nhiên vấn đề trải nghiệm dịch vụ, và mức độ hài lòng của khách hàng khi đến với sân Golf An Bình vẫn là một vấn đề cần được quan tâm vì đây vẫn là một sân golf mới mẻ. Do đó, sinh viên đã quyết định nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của sân golf An Bình” làm báo cáo tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu hướng tới 3 mục tiêu cụ thể như sau: ⁃ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ nói chung, dịch vụ golfing và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của doanh nghiệp. ⁃ Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ tại sân golf An Bình ⁃ Khảo sát khách hàng về sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của sân golf An Bình 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chính của nghiên cứu là khách hàng đã và đang đến sử dụng dịch vụ của sân golf An Bình, đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của sân golf An Bình. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Sân gofl An Bình tại xã Thịnh Đức, Tp. Thái Nguyên Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ………………tháng, từ ngày……………đến ngày………………….. năm 2022 4. Phương pháp và công cụ nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá: Tổng hợp các thông tin lý thuyết, thực trạng liên quan đến dịch vụ, golf và sự hài lòng của khách hàng đối với sân golf An Bình. Tiến hành phân tích những thành tựu và hạn chế, đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ của sân golf An Bình đối với khách hàng và phân tích sự hài lòng của khách hàng với sân golf An Bình. Phương pháp nghiên cứu thực địa: Phương pháp này giúp nghiên cứu thu thập được những số liệu thực tế đáng tin cậy về lượng khách, cơ cấu khách, về những nhu cầu, sở thích và những dịch vụ mà khách quan tâm ...cũng như có được các thông tin khách quan, chính xác về sân golfing tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: Nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới golf, sau đó xử lý để có được lượng thông tin nhanh, phong phú, đa dạng và bao quát đầy đủ về mọi mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và lấy đó làm cơ sở để đưa ra những đánh giá và kết luận cần thiết. Phương pháp khảo sát: Khảo sát về sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sân golf An Bình để biết được những đặc điểm vui chơi, giải trí và mong muốn của khách hàng, từ đó hướng tới đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sân golf An Bình. 3 4.2. Công cụ nghiên cứu Công cụ khảo sát: Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra ý kiến của khách hàng về sự trải nghiệm dịch vụ và mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ golf An Bình. Thiết kế khảo sát: Câu hỏi khảo sát được thiết kế dưới hình thức thang đo 5 mức độ Likert với các tiêu chí từ 1 đến 5. Kích thước mẫu: - Câu hỏi: Nghiên cứu tiến hành hỏi thông qua phiếu khảo sát với hai phần: Phần 1: Thông tin về nhân khẩu học (thông tin cá nhân): Tên, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn. Phần 2. Câu hỏi khảo sát chính: Tần suất đến sân golf, suy nghĩ khi trải nghiệm dịch vụ gofl an Bình, đánh giá mức hài lòng, đề xuất…. - Khách hàng: Khảo sát tiến hành tiếp cận và thu thập thông tin từ 40 khách hàng đến sân gofl An Bình. Công cụ xử lý dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng Microsoft Excel để tổng hợp và tính toán chênh lệch dữ liệu %. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục và kết luận, Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về dịch vụ, dịch vụ golfing và sự hài lòng của khách hàng Chương 2. Thực trạng hoạt động dịch vụ tại sân golf an bình Chương 3. Giải pháp hoàn thiện sự hài lòng của khách hàng của sân gofl an bình 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG 1.1. Dịch vụ 1.1.1. Khái niệm dịch vụ Hiện nay một trong số những ngành rất phát triển chúng ta phải kể tới ngành dịch vụ, có thể nói ngành dịch vụ là ngành mang lại lợi ích về kinh tế và các giá trị văn hóa cho xã hội rất lớn. Hiện nay dịch vụ rất đa dạng và mang lại nhiều tiện lợi cho con người. Một số quan điểm nổi bật về dịch vụ được đưa ra kể đến là: Kotler và Armstrong định nghĩa “dịch vụ là một hoạt động hoặc lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên khác về cơ bản là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu bất kỳ thứ gì. Sản xuất của nó có thể có hoặc có thể không gắn với một sản phẩm vật chất”. Còn theo J. William Stanton, “dịch vụ là những hoạt động vô hình có thể nhận dạng riêng biệt, về cơ bản mang lại sự thỏa mãn mong muốn và không nhất thiết phải gắn liền với việc bán một sản phẩm hoặc một dịch vụ khác”. Adrian Payne nhận định “dịch vụ là một hoạt động có một yếu tố vô hình gắn liền với nó và liên quan đến sự tương tác của nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng hoặc với tài sản thuộc về khách hàng. Dịch vụ không liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu đầu ra” Theo Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ (1960), “dịch vụ là là các hoạt động, lợi ích hoặc sự thỏa mãn được cung cấp để bán hoặc được cung cấp liên quan đến việc bán hàng hóa”. Từ những quan điểm về khái niệm dịch vụ trên đây, ta có thể rút ra khái niệm về dịch vụ: Dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật chất do một bên cung cấp cho bên khác nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Về cơ bản kết quả hoạt động dịch vụ là vô hình và thường không dẫn đến quyền sở hữu bất kỳ yếu tố sản xuất nào. Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ xảy ra đồng thời. 5 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ Dịch vụ có những đặc điểm sau: Thứ nhất, tính vô hình. Tính vô hình của dịch vụ thể hiện ở việc dịch vụ là các hoạt động được thực hiện bởi nhà cung cấp, dịch vụ không có những đặc điểm thu hút các giác quan của khách hàng giống như các sản phẩm vật chất thông thường khác, chúng không thể được nhìn, nếm, cảm nhận, ngửi, nghe trước khi mua. Hay nói cách khác, khách hàng tiềm năng không thể cảm nhận được dịch vụ trước khi cung cấp dịch vụ. Thứ hai, tính không thể tách rời. Các dịch vụ thường được sản xuất và tiêu dùng đồng thời. Đối với hàng hóa vật chất, chúng được sản xuất thành sản phẩm, được phân phối thông qua nhiều trung gian và được tiêu thụ sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch vụ, nó không thể tách rời khỏi nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ sẽ trở thành một phần của dịch vụ. Thứ ba, tính dễ hư hỏng. Tính dễ hư hỏng của dịch vụ thể hiện ở việc chúng không thể được lưu trữ để bán hoặc sử dụng sau này. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ, vì nó có thể có tác động lớn đến kết quả tài chính của nhà cung cấp dịch vụ: Trong trường hợp nhu cầu ổn định, tính dễ hư hỏng không phải là một vấn đề quá lớn mà các công ty cung cấp dịch vụ cần phải quan tâm. Tuy nhiên, trong trường hợp nhu cầu biến động, các công ty dịch vụ có thể gặp khó khăn. Thứ tư, tính thay đổi: Tính thay đổi cũng thuộc về các đặc tính quan trọng của dịch vụ. Nó đề cập đến thực tế là chất lượng của các dịch vụ có thể khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào người cung cấp chúng và khi nào, ở đâu và như thế nào. Do tính chất sử dụng nhiều lao động của các dịch vụ, có rất nhiều sự khác biệt về chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau, hoặc thậm chí bởi cùng một nhà cung cấp tại các thời điểm khác nhau. Cuối cùng, định giá dịch vụ. Quyết định định giá về dịch vụ bị ảnh hưởng bởi tính dễ hư hỏng, sự dao động của nhu cầu và tính không thể tách rời. Chất 6 lượng của một dịch vụ không thể được tiêu chuẩn hóa một cách cẩn thận. Việc định giá dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu và sự cạnh tranh, nơi có thể sử dụng phương pháp định giá thay đổi. 1.1.3. Phân loại dịch vụ Phân loại dịch vụ có thể được thực hiện dựa trên nhiều cơ sở, cụ thể như: Phân loại dựa trên sự tham gia của khách hàng, phân loại dựa vào chức năng, phân loại dựa trên tính vô hình, hữu hình... Phân loại dựa trên sự tham gia của khách hàng Dịch vụ cho con người: Yêu cầu khách hàng phải có mặt tại nơi giao hàng để được trải nghiệm dịch vụ. Trong loại hình dịch vụ này, chúng ta cũng có thể tách thành hai loại là dịch vụ do con người cung cấp cho con người (dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhà hàng, thẩm mỹ viện…) và dịch vụ do con người cung cấp cho các đồ vật hoặc hàng hóa như vận tải. Xử lý sở hữu: Không bắt buộc phải có sự hiện diện của khách hàng tuy nhiên, tài sản hoặc những sở hữu vật chất của họ cần được ký gửi để thực hiện dịch vụ. Chẳng hạn như khách hàng có điện thoại di động cần được sửa chữa. Họ mang nó đến cửa hàng, để nó ở đó và sẽ quay lại lấy sau. Họ không cần phải có mặt trong quá trình sửa chữa. Xử lý thông tin: Loại dịch vụ này có nghĩa là quá trình xử lý dịch vụ xảy ra khi thông tin đang được xử lý và không có quá trình xử lý nào khác liên quan. Giả sử như khách hàng muốn gửi tiền mặt vào tài khoản của người khác, sau khi được hướng dẫn, quy trình này bao gồm việc xử lý thông tin cần thiết để đảm bảo việc chuyển tiền một cách chính xác. Chỉ có thông tin được yêu cầu. Phân loại dựa trên tính vô hình Dịch vụ hướng vào tâm trí của khách hàng: Loại dịch vụ này có ảnh hưởng trực tiếp các dịch vụ được bán thông qua ảnh hưởng đến sự sáng tạo của con người được phân loại theo tâm trí của mọi người. Chẳng hạn như giáo dục, giải trí và dịch vụ thông tin. 7 Dịch vụ hướng đến sản phẩm vô hình của khách hàng: Bảo hiểm, hỗ trợ pháp lý và ngân hàng là một số dịch vụ ảnh hưởng đến tài sản vô hình của khách hàng. Phân loại dựa trên tính hữu hình Hàng hóa hữu hình đi kèm với dịch vụ: Sản phẩm bao gồm một sản phẩm vật chất đi kèm với một hoặc nhiều dịch vụ. Ví dụ, bên cạnh việc bán một chiếc ô tô, cửa hàng còn cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, thực hiện bảo hành và các dịch vụ khác. Dịch vụ thuần túy: Nhân viên cung cấp dịch vụ liên hệ trực tiếp với khách hàng, chẳng hạn như tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa hoặc dịch vụ ngân hàng. Phân loại dựa trên kỹ năng của nhà cung cấp dịch vụ Các dịch vụ chuyên nghiệp: đòi hỏi trình độ và trình độ đào tạo cao như bác sĩ, luật sư. Các dịch vụ không chuyên nghiệp: không cần đào tạo chuyên môn hoặc kỹ năng như thợ cắt tóc không cần phải qua đào tạo cao cấp. Phân loại dựa trên chức năng của dịch vụ Tùy thuộc vào chức năng của dịch vụ, có thể phân chia thành các loại khác nhau như sau: ⁃Dịch vụ kinh doanh ⁃Dịch vụ giao tiếp ⁃Xây dựng và kỹ thuật liên quan ⁃Phân phối ⁃Giáo dục ⁃Môi trường ⁃Các dịch vụ tài chính ⁃Các dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội ⁃Du lịch và các dịch vụ liên quan đến du lịch ⁃Các dịch vụ giải trí, văn hóa và hỗ trợ 8 ⁃Dịch vụ vận chuyển ⁃Các dịch vụ khác 1.1.4. Vai trò của dịch vụ Dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng có thể tháy đây là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Ở nước ta, khu vực dịch vụ mới thu hút khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế. Các hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân và kinh tế phát triển.cụ thể: Thứ nhất, Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế Thứ hai, Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Thứ ba, Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm Thứ tư, Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người. 1.2. Dịch vụ golf 1.2.1. Khái niệm golf Golf hay Gôn là một môn thể thao mà người chơi sử dụng nhiều loại gậy để đánh bóng vào một lỗ nhỏ trên sân golf sao cho số lần đánh càng ít càng tốt. Không giống như hầu hết các trò chơi với bóng khác, golf không yêu cầu một khu vực thi đấu được tiêu chuẩn hóa. Cuộc chơi diễn ra trên một sân đã được sắp xếp theo một chu trình định sẵn gồm 09 lỗ hoặc 18 lỗ (hay hố). Mỗi lỗ trên sân đi kèm với một khu vực phát bóng, và một khu vực putting green bao gồm lỗ golf (rộng 10,79 cm). Ở giữa hai khu vực trên là các dạng địa hình tiêu chuẩn khác như fairway (khu vực giữa tee box và putting green), rough (cỏ dài), hố cát, và các chướng ngại vật (nước, đá, bụi cỏ). Tuy nhiên mỗi khu vực lỗ trên sân có một thiết kế và cách bố trí khác nhau. 9
Tài liệu liên quan
Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Thể Thao Golf Tại Flc Hạ Long Bay Golf Club & Luxury Resort
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Thể Thao Golf Tại Flc Hạ Long Bay Golf Club & Luxury Resort Mục tiêu và nhiệm vụ chung của…
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…