Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Kết Hợp Kinh Tế Du Lịch Ở Lào
Tiểu Luận Môn Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Gắn Với Kinh Tế Du Lịch Ở Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân
Phần 1: Tổng Quan Về Nước Lào Và Các Vấn Đề Liên Quan Kinh Tế Nông Nghiệp, Kinh Tế Du Lịch
phần 2: thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp
phần 3: giải pháp phát triển kinh tế
Bạn đang xem trước 7 trang tài liệu Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Kết Hợp Kinh Tế Du Lịch Ở Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
……………………………………………………….. TRƯỜNG …………………….. TIỂU LUẬN MÔN ……………… TÊN ĐỀ TÀI: “Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với kinh tế du lịch ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” Người hướng dẫn: Người thực hiện Lớp ........................, tháng 5 - 2023 i MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1.1.Tổng quan về nước Lào........................................................................................2 1.2.Các đặc điểm của kinh tế nông nghiệp và kinh tế du lịch của Lào.......................7 1.2.1.Kinh tế nông nghiệp...........................................................................................7 1.2.2. Kinh tế du lịch...................................................................................................8 PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...................11 KẾT HỢP KINH TẾ DU LỊCH Ở............................................................................11 NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO..............................................11 PHẦN 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ......................................................15 GẮN VỚI KINH TẾ DU LỊCH................................................................................15 KẾT LUẬN...............................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................18 ii MỞ ĐẦU Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước Lào dưới sự dẫn dắt của Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào thu được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong giai đoạn mới, Lào tiếp tục nỗ lực vượt qua thách thức, triển khai những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra, không ngừng nâng cao vai trò và vị thế trong khu vực và trên thế giới. Nhằm phục hồi ngành du lịch có nhiều thế mạnh, tiềm năng, cũng như góp phần tạo đà tăng trưởng bền vững trong thời gian tới, Lào quyết định mở cửa lại đất nước theo phương châm mở cửa từng bước. Theo kế hoạch, trong năm 2022, Lào sẽ mở cửa đất nước theo ba giai đoạn; đồng thời đẩy mạnh tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho người dân. Từ đầu năm 2022, du khách đã tiêm phòng đầy đủ và được xét nghiệm Covid-19 từ 31 quốc gia, trong đó có Việt Nam, có thể thăm thủ đô Viêng Chăn và một số tỉnh tại "đất nước triệu voi" theo chương trình vùng xanh du lịch. 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC LÀO VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, KINH TẾ DU LỊCH 1.1. Tổng quan về nước Lào Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nằm sâu trong lục địa thuộc khu vực Đông Nam châu Á giữa vĩ tuyến 14 và 25,5 độ bắc. Với diện tích 236.000 km2, toàn bộ lãnh thổ Lào chạy dài theo sông Mê-kông, có đường biên giới chung với 5 nước. Phía Đông giáp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phía Tây có đường biên giới chung với vương quốc Thái Lan khoảng 1.600km, trong đó có hai dải đất nằm bên hữu ngạn sông Mê-kông là tỉnh Xay-nhạ-bu-li ở cực Bắc và một huyện thuộc tỉnh Chăm-pa-sắc ở cực Nam. Đường biên giới Lào – Thái hiện nay là do sự phân chia thuộc địa giữa thực dân Anh – Pháp vào giữa năm 90 của thế kỷ XIX. Từ năm 1902 đến trước năm 1945 lại qua nhiều lần điều chỉnh giữa thực dân Pháp và Thái Lan. Phía Đông Bắc giáp vùng đồi núi Vân Nam Trung Quốc. Phía Nam giáp Cam-pu-chia, có đường biên giới chạy dài từ dãy núi Đăng-rếch đến gần Trường Sơn. Nước Lào có địa hình đa dạng, gồm núi đồi, cao nguyên, thung lũng và đồng bằng. Núi đồi, cao nguyên chiếm ¾ diện tích cả nước và tập trung phần lớn ở phía Bắc. Từ sông Nậm-kạ-đinh trở lên là địa phận Bắc Lào, nơi có những dãy núi lớp lớp trùng điệp, có đỉnh Phu-bia cao nhất nước (2.817m). Từ vùng biên giới phía Đông Bắc và Tây Bắc nước Lào có hai dãy núi lớn chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và Tây Bắc-Đông Nam rồi hạ thấp dần xuống hình thành một chuỗi cao nguyên Hủa-phăm, Cánh đồng Chum ở phía Bắc đến tận cao nguyên Bô-lô-ven ở phía Nam. Từ sông Nậm-kạ-đinh trở xuống là miền Trung và Nam Lào, địa hình thoai thoải về phía Tây. Như vậy, địa hình nước Lào hình thành hai chiều dốc BắcNam ở phía Bắc, Đông-Tây ở phía Nam. Độ dốc trên quyết định hướng chảy của toàn bộ hệ thống sông suối và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra không ít trở ngại cho giao thông trong nước nhất là ở phía Bắc. Nằm giữa hai dãy núi phía Đông và Tây ở miền Bắc là cao nguyên Cánh đồng Chum có độ cao từ 1.200 đến 1.500m so với mặt biển. Đây là cao nguyên lớn nhất nước Lào, cả ba phía Đông, Tây, Bắc đều có núi bao bọc. Trên cao nguyên có những khu rừng rậm, rừng thông, đồng cỏ rộng lớn. Giữa cao nguyên có một số 2 cánh đồng nhỏ đất đai màu mỡ như Cánh đồng Chum, bản Ban, mường Pẹc… Những chum đá, mộ đá khổng lồ còn lại đến tận ngày nay ở Cánh đồng Chum là những minh chứng tại đây xưa kia đã hình thành một trung tâm dân cư và có thời kỳ văn hóa sớm phát triển. Cao nguyên Cánh đồng Chum là nguồn nước quan trọng của các phụ lưu sông Mê-kông. Trong lòng cao nguyên chứa nhiều loại khoáng sản quý như sắt, đồng…chưa được khai thác. Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêngkhoảng, nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đọ sức quyết liệt nhất giữa quân nhân Lào với các thế lực phản động cùng với không quân Mỹ. Có thể nói Cánh đồng Chum – Xiêng khoảng là một trong những địa danh lẫy lừng nhất gắn liền với lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân các dân tộc Lào. Miền Trung Lào có hai cao nguyên thấp hơn cao nguyên Cánh đồng Chum là Khăm-muộn và Xạ-vẵn-nạ-khệt. Cao nguyên Khăm-muộn nằm giữa hai con sông Nặm-kạ-đinh và Sê-nọi (chỉ lưu của sông Sê-băng-phay) cao từ 700 đến 800m, còn được gọi là cao nguyên đá voi, có nhiều núi, lèn dựng đứng lởm chởm, nhiều hang động nổi tiếng, có mạch nước chảy ngầm tưới cho các cánh đồng màu mỡ của miền Trung như Ma-hả-xay, Nhôm-mạ-lạt, Khăm-cợt. Cao nguyên Khăm-muộn có những khu rừng rậm nhiệt đới nổi tiếng có nhiều loại gỗ quý như ở dọc sông Nặmthơn, Na-cay. Cao nguyên Khăm-muộn còn có trữ lượng lớn về các loại quặng thiếc, chì, đồng…(mỏ thiếc Bò-neng, Phôn-tịu đã được khai thác). Nằm giữa cao nguyên đá vôi Khăm-muộn với cao nguyên Bô-lô-ven ở phía Nam là cao nguyên Xa-vẵn-nạ-khệt. Đây là cao nguyên thấp nhất ở Lào có độ cao từ 200 đến 400m, có nhiều vùng đá ong khô cằn, những cánh rừng thưa với nhiều loại gỗ chất lượng thấp phát triển. Chỉ ở những khu lòng chảo đất đai ẩm ướt mới xuất hiện những cánh rừng rậm nhiệt đới và những bản làng cư dân đông đúc, vườn cây tốt tươi như mường Sê-pôn, mường Phìn, Phạ-lan, Đôông-hến. Đi xuống phía Nam là cao nguyên đất đỏ Bô-lô-ven có độ cao từ 800 đến 1.000 so với mặt biển, đột khởi lên giữa đồng bằng miền Nam Lào. Đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, mưa nắng thuận hòa, cao nguyên Bô-lô-ven là một vùng lý tưởng để trồng tỉa các loại cây công nghiệp như café, chè, cao su, canh-ki-na và các loại cây có quả khác. Trên cao nguyên có nhiều khu rừng rậm, những cánh đồng cỏ rộng lớn như ở Tha-teng, Xa-la-văn…quanh năm xanh tốt, nơi đây là sào huyệt của 3 các loại thú rừng miền Nam Lào, đặc biệt là hươu, nai. Cao nguyên Bô-lô-ven còn là nơi trữ nước và nguồn nước của hai con sông lớn ở Nam Lào là Sê-đôn, Sê-kong và các chỉ lưu. Thung lũng, đồng bằng là loại địa hình thứ ba ở Lào. Diện tích tuy không lớn bằng núi đồi, cao nguyên nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của nhân dân các dân tộc ở Lào. Đây là những vùng dân cư tập trung đông đúc, sản xuất nông nhiệp phát triển. Hầu hết các trung tâm kinh tế, văn hóa, lịch sử của Lào đã sớm hình thành ở các miền đều thuộc loại địa hình này. Dọc sông Mê-kông, suốt từ cực Bắc đến phía Bắc Viêng-Chăn là một chuỗi đồng bằng châu thổ nhỏ hẹp nằm giữa những chân núi và cửa các con sông lớn nhỏ như Mường xỉnh, Huội-sai, Pạc-thà, Pạc bèng, Pạc lai, Xay-nhạ-ba-li, Nặm-khàn… Từ Viêng-Chăn trở xuống, dãy đồng bằng được mở rộng dần từ phía Đông đến sát bờ sông Mê-kông. Rộng lớn nhất là đồng bằng Viêng-Chăn, bao gồm toàn bộ châu thổ từ sông Nặm-xẵng đến sông Nặm-măng. Nổi tiếng nhất là vùng châu thổ Nặm-ngừm, Nặm ton hoặc những vùng trũng quanh Viêng-Chăn như Sả-lakham, Nong-veng, Sỉ-thản-tạy…hằng năm cứ sau mỗi mùa nước lũ, đất đai lại được phủ một lớp phù sa màu mỡ. Đồng bằng Viên-Chăn là vựa lúa của miền Bắc Lào, một vùng giàu cả về lâm sản, thủy sản. Từ lâu, bông vải, thuốc lá vùng Nặm-ngừm Viêng-Chăn đã nổi tiếng trong cả nước Lào. Lui dần xuống phía Nam có các dãy đồng bằng châu thổ phù sa đá vôi như Pạc-kạ-đinh, Pạc-hỉn-bun, Ma-hả-xay. Đấy là những châu thổ hẹp bị chia cắt bởi những dãy núi thấp hoặc do núi đá chạy dài sát bờ sông Mê-kông. Từ Nam tỉnh Khăm-muộn trở xuống đến sông Sê-đôn, các giải đồng bằng mới mở rộng dần về phía Đông với những vùng trũng đất đai phì nhiêu như Xỏng-khỏn, Kẹng-kọoc. Từ sông Nặm-mun trở xuống là đồng bằng Nam Lào xòe rộng ra như bao quanh cao nguyên đất đỏ Bô-lô-ven. Phía tả ngạn từ cao nguyên Bô-lô-ven đến bờ sông Mêkông đến tận biên giới Lào-Thái nơi có chiều rộng Đông Tây lớn nhất nước Lào. Đây là giải đồng bằng lớn nhất, với những cánh đồng phì nhiêu chạy suốt từ Chămpa-sắc đến sông Sê-khăm-phô, Sê-piền như Phôn-thong, Sụ-khu-ma, Mun-lạ-pạmộôc. Trên sông Mê kông ở vùng này còn có hàng trăm cù lao lớn nhỏ, đất đai màu mỡ, góp phần làm cho miền Nam nước Lào trở thành vựa lúa của cả nước. Xưa kia 4 lúa gạo ở Nam Lào không những được chuyển đến nhiều vùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang Cam-pu-chia, Thái Lan. Miền Nam Lào còn giàu về lâm sản, khoáng sản. Bản làng miền Nam Lào dân cư thường đông đúc, hình thành trên các trục giao thông quan trọng hoặc bên bờ các con sông lớn xuôi ngược thuận lợi như sông Sê-băng-hiêng, Sê-đôn, Sê-kong… Do cấu tạo địa chất, lượng mưa nắng nhiều nên các hệ thực vật ở Lào phát triển hết sức phong phú. Hầu hết các loại địa hình núi đồi, cao nguyên, đồng bằng đều có rừng cây bao phủ. Suốt từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây đến đâu cũng có rừng, rừng chiếm từ 80-85% diện tích cả nước. Rừng ở ngay cửa ngỏ các đô thị. Do đặc điểm của địa chất, địa hình, khí hậu của từng miền khác nhau nên rừng Lào cũng có nhiều loại như rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa đá vôi sa thạch, rừng tre nứa. Nhưng phổ biến nhất vẫn là rừng rậm nhiệt đới. Trừ một số khu rừng gỗ tếch (giả tỵ) ở phía Tây Bắc, còn hầu hết là rừng tự nhiên. Ngoài các loại gỗ quý có tỷ lệ khá cao, rừng ở Lào còn có nhiều loại cây có giá trị kinh tế như quế, cánh kiến trắng, cây có nhựa, cây có sợi. Rừng Lào còn nổi tiếng về các loại thú như voi, hươu, hổ, báo…Phải chăng xưa kia trong rừng Lào có nhiều voi nên khi dựng nước vua PhaNgừm đã đặt tên là nước Lào lạn-xạng (Lào triệu voi). Đối với nhân dân các dân tộc Lào, rừng có vị trí đặc biệt trong tâm tư tình cảm của mỗi người. Cùng với sông suối, rừng là nguồn thực phẩm, vật liệu xây dựng, dược liệu, nơi nương tựa mỗi khi mùa màng thất bát, là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ trong sáng tác văn học nghệ thuật. Để bảo vệ rừng, một nguồn lợi lớn của đất nước, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm bảo vệ rừng, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng, vận động giúp đỡ nhân dân ở miền núi xuống làm ruộng, hạn chế đốt rừng làm nương rẫy, từng bước khôi phục lại hàng vạn héc-ta rừng bị không quân Mỹ tàn phá bằng chất độc hóa học. Tương tự như một số nước nằm trong khu vực Đông Nam châu Á nhiệt đới gió mùa, khí hậu ở Lào nói chung nóng và ẩm. Mỗi năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Từ tháng tư đến tháng mười là mùa mưa và nóng, có gió mùa Tây Nam. Thông thường vào tháng bảy tháng tám là hai tháng có lượng mưa nhiều nhất, ở miền núi và cao nguyên hay có những trận mưa tầm tã kéo dài, có khi đến hàng 5
Tài liệu liên quan
Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Du Lịch Của Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Tiểu Luận Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Du Lịch Của Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La Phần 1: Khái Quát Chung Về Huyện Mộc Châu Sơn La Phần 2:…
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…