Tiểu Luận Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam
Tiểu Luận Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam Sách của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một công trình nghiên cứu khoa học tổng thể các vấn đề về pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm các hình thức bảo đảm đổi vật và bảo đảm đối nhân.
Bạn đang xem trước 9 trang tài liệu Tiểu Luận Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN NHÓM CUỐI KỲ MÔN LUẬT HỢP ĐỒNG ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2 TIỂU LUẬN NHÓM CUỐI KỲ MÔN LUẬT HỢP ĐỒNG ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BPBĐ Biện pháp bảo đảm GDDS Giao dịch dân sự GDBĐ Giao dịch bảo đảm TSBĐ Tài sản bảo đảm 4 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................2 MỤC LỤC........................................................................................................3 I. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................4 II. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................6 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM................................................6 1.1 Khái niệm, đặc điểm của biên pháp bảo đảm.......................................6 1.2 Phân loại các biện pháp bảo đảm.........................................................7 1.3 Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm........................................................14 1.4 Tài sản bảo đảm..................................................................................15 1.5 Lịch sử hình thành và phát triển của chế định biện pháp bảo đảm ở Việt Nam..................................................................................................18 KẾT LUẬN CHƯƠNG I...........................................................................19 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .....................................................................................................................21 2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm.....................21 2.2 Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam..................................................................................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG II.........................................................................27 III. KẾT LUẬN..............................................................................................29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................30 5 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tình hình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay, hoạt động vay diễn ra rất phổ biến nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, việc vay và cho vay tiềm tàng rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong tình hình chiến tranh bất ổn, giá vàng leo cao và tình hình dịch bệnh hoành hành trên nhiều quốc gia. Đặc biệt trong những năm 2019,2020 và 2021, nền kinh tế đã bị kéo xuống, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Để bảo đảm cho các khoản vay, pháp luật đã quy định về các biện pháp bảo đảm. Với sự ra đời của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, những quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dần được hoàn thiện, song vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu được diễn ra, góp phần chỉ ra những cơ hội và thách thức tác động lên thực tiễn áp dụng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Sách của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một công trình nghiên cứu khoa học tổng thể các vấn đề về pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm các hình thức bảo đảm đổi vật và bảo đảm đối nhân. Sách chuyên khảo của PGS.TS Đỗ Văn Đạt (2012), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản ản và bình luận bản ản Tập 1&2, Nxb. Chính trị quốc gia. Đây là cuốn sách chuyên khảo về lĩnh vực nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với sự kết hợp các kiến thức pháp lý tử những thời kỳ sơ khai đền luật thực định của Việt Nam, có sự so sánh với quy định của Pháp là nước có nền pháp luật đại diện, tiêu biểu cho hệ thống pháp luật châu Âu. Luận án tiến sĩ, Dương Nguyệt Nga (2009), Pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để tài đưa ra những vấn đề lý luận của pháp luật về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư, các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư theo pháp luật Việt Nam; phương hưởng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về khuyến khích đầu tư trong hội nhập kinh tế quốc tế chỉ Quản lý nhà nước. Nội dung bài viết trinh bảy về những điểm mới trong cách tiếp cận về đăng ký biến pháp bảo đảm trong Bộ 6 luật dân sự năm 2015, những điểm hạn chế của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay, những vấn đề đặt ra cho nền hành chính Việt Nam trong việc thích ứng với những đổi mới về đăng ký biện pháp bảo đảm của Bộ luật dân sự năm 2015 Bài viết của PGS.TS Đỗ Văn Đại (2015), Giá trị pháp lý của biện pháp bảo đảm không tuân thủ quy định về đăng ký. Tạp chí Tòa án nhân dân Qua bài viết, tác giả nghiên cứu phân tích về những giá trị pháp lý của biện pháp bảo đảm không tuân thủ quy định về đăng ký, những bất cập, sự không rõ ràng trong văn bản và thực tiễn giải quyết của hội đồng thẩm phản tỏa án nhân dân tối cao Các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích, đánh giá về các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm theo pháp luật dân sự ở các góc độ và ở giai đoạn trước khi Bộ luật dân sự được sửa đổi, bổ sung. Các công trình trước đây là cơ sở tham khảo quan trọng để tác giả có thể hoan thành tốt phần nghiên cứu của mình. Bài viết của Tiến sĩ Hồ Quang Huy (2014), Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2005, Tạp chi Dân chủ và Pháp luật cũng đã chỉ ra trong thực tế thi hành các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2005 tổn tại một số hạn chế, bất cập, qua đỏ tác gỉ đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện Bộ luật. - Bài viết của Đỗ Thị Hoa (2015), Đổi mới cách tiếp cận về đăng ký biện pháp bảo đảm trong Bộ luật dân sự và vấn đề đặt ra trong nền hành chính hiện nay, Tạp 7 II. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái niệm, đặc điểm của biên pháp bảo đảm 1.1.1 Khái niệm về biện pháp bảo đảm Biện pháp bảo đảm (BPBĐ) là được cấu thành từ “biện pháp” và “bảo đảm”. Trong đó “biện pháp” là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” và “bảo đảm” là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết” hoặc “nói chắc chắn và chịu trách nhiệm về lời nói của mình để cho người khác yên lòng” hoặc “nhận và chịu trách nhiệm làm tốt”1. Nói một cách tổng thể, BPBĐ có thể được hiểu là một phương hướng giải quyết nhằm khiến cho nghĩa vụ được thực hiện đúng, đủ và chắc chắn giữa các bên trong thỏa thuận. Trong thực tế, sự thiết lập và thống nhất giữa các chủ thể về một BPBĐ sẽ được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự (GDDS), bản thân GDDS này sẽ được gọi là GDBĐ và mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ là quan hệ bảo đảm. 1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm Các BPBĐ có những đặc điểm chung nhất định, cụ thể là: Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ được bảo đảm. Các BPBĐ sẽ được áp dụng khi trước đó giữa các bên có một GDDS được ràng buộc bởi nghĩa vụ nhất định song việc đảm bảo về thực hiện nghĩa vụ đó của bên có nghĩa vụ là không cao, các bên có thể thỏa thuận về BPBĐ để giảm rủi ro trong GDDS đó. Thứ hai, các BPBĐ đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự. Sự tồn tại của các BPBĐ trực tiếp đánh vào lợi ích của bên có nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy bản thân họ phải tự nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của bản thân. Thứ ba, đối tượng của các BPBĐ thường là những lợi ích vật chất, mà cụ thể ở đây là một tài sản. Chỉ khi đối tượng bị đánh vào là những lợi ích vật chất, tài sản thì bên có nghĩa vụ mới chủ động trong nghĩa vụ của bản thân cũng như khi có rủi ro thì bên còn lại có thể bù đắp tổn thất bằng tài sản, lợi ích vật chất trên. 1 Từ điển Tiếng việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng (2003), Tr. 39,64 8 Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các BPBĐ không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, dù cho nghĩa vụ đó có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc thep quy định của pháp luật. Thứ năm, các BPBĐ nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Như đã đề cập ở trên, bản chất của các BPBĐ là nhằm ràng buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy nên trong trường hợp họ không vi phạm về nghĩa vụ của mình thì sẽ không phải đối diện với những hậu quả phát sinh từ các BPBĐ. 1.2 Phân loại các biện pháp bảo đảm Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 đã quy định rõ tại Điều 292 về 9 loại BPBĐ thực hiện nghĩa vụ gồm: “1. Cầm cố tài sản; 2. Thế chấp tài sản; 3. Đặt cọc; 4. Ký cược; 5. Ký quỹ; 6. Bảo lưu quyền sở hữu; 7. Bảo lãnh; 8. Tín chấp; 9. Cầm giữ tài sản.” Từ đó có thể suy luận rằng những BPBĐ do các bên thỏa thuận không thuộc 9 BPBĐ trên thì sẽ không được pháp luật công nhận và không đảm bảo phù hợp với quyền tự do ý chí của các bên khi tham gia vào quan hệ bảo đảm. 1.2.1 Cầm cố Cầm cố tài sản là “là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”2 Về hình thức, cầm cố tài sản không được BLDS 2015 trực tiếp quy định. Song đối với tài sản cầm cố là động sản, việc cầm cố có thể bằng miệng hoặc văn bản. Đối với tài sản cầm cố là bất động sản, việc cầm cố bằng văn bản thì phải bắt buộc dưới dạng văn bản. Bản thân văn bản đó không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Song trong trường hợp các bên mong muốn đảm bảo tính an toàn, giảm thiểu rủi ro thì nên tiến hành công chứng, chứng thực. 2 Điều 309 BLDS 2015 9 Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản bởi về bản chất, cầm cố tài sản bắt buộc sự chuyển giao tài sản của của bên sang cho bên còn lại. Nó sẽ hẹp hơn đối tượng của BPBĐ (tài sản, công việc, uy tín). Hiệu lực và thời hạn của cầm cố tài sản đã được BLDS nêu rõ tại Điều 310 như sau: “1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.” Quy định trên đã có sự phát triển và khác biệt với quy định trước đây. Cụ thể, trong Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, “Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố” 3 Việc giới hạn hiệu lực của cầm cố tài sản trong việc chuyển giao tài sản tuy có phần hợp lý, song đã không thể hiện tính thống nhất chung, cụ thể là yếu tố thời điểm giao kết. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản lần lượt được quy định tại Điều 311,312,313,314 BLDS 2015. Cụ thể, đối với bên cầm cố, họ có nghĩa vụ “giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận”, “báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố” và “thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Về quyền, bên cầm cố được “yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị”, “yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt”, “yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố”. Đặc biệt đối với quyền của bên cầm cố quy định tại khoản 4 Điều 312 BLDS,“được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật”, đã được hướng dẫn chi 3 Điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ
Tài liệu liên quan
Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự – Thẩm Quyền Của Tòa Án
Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự - Thẩm Quyền Của Tòa Án Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự…
Đề tài công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng công chứng nguyễn thị mai
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành luật công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng…
bài thu hoạch nghề công chứng về biện pháp đảm bao công chứng
Bài Thu Hoạch Đào Tạo Nghề Công Chứng về biện pháp đảm bao công chứng dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành pháp…
Đề Tài Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM với nội dung về đề tài hợp đồng mua bán hàng hóa theo…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
Tiểu luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam
Tiểu luận môn: Luật sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại việt nam – thực trạng và giải pháp chương…
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…