Tiểu Luận Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ Và Công Chứng Các Hoạt Động Giao Dịch Khác
Báo Cáo Chuyên Đề Môn Học: Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ Và Công Chứng Các Hoạt Động Giao Dịch Khác Sau khi hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được công chứng viên chứng nhận, do phát sinh một số bất đồng nên ông A (người trúng đấu giá) và Ngân hàng X (người có tài sản) thống nhất đề nghị hủy bỏ hợp đồng đã công chứng đó?
Là công chứng viên, anh (chị) hãy giải quyết tình huống này? Anh (chị) hãy cho biết những bất cập trong quy định của pháp luật về hủy hợp đồng?
Bạn đang xem trước 8 trang tài liệu Tiểu Luận Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ Và Công Chứng Các Hoạt Động Giao Dịch Khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Môn học: Công chứng các hợp đồng về biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và công chứng các hoạt động giao dịch khác Họ và tên: Sinh ngày SBD: Lớp: Công chứng khóa: 24.2 (E), tại Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 03 năm 2024 Đề bài: Sau khi hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được công chứng viên chứng nhận, do phát sinh một số bất đồng nên ông A (người trúng đấu giá) và Ngân hàng X (người có tài sản) thống nhất đề nghị hủy bỏ hợp đồng đã công chứng đó? Là công chứng viên, anh (chị) hãy giải quyết tình huống này? Anh (chị) hãy cho biết những bất cập trong quy định của pháp luật về hủy hợp đồng? MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................1 PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................1 1. Những nội dung liên quan đến đề bài................................................................1 2. Giải quyết tình huống.........................................................................................9 3. Thực tiễn..........................................................................................................12 4. Nguyên nhân và giải pháp................................................................................18 PHẦN III: KẾT LUẬN........................................................................................20 PHẦN IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I: MỞ ĐẦU Hiện nay, hợp đồng dân sự đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giao dịch dân sự diễn ra ngày cảng phổ biến, phục vụ nhu cầu của chủ thể tham gia. Do đó, việc ký kết và thực hiện hợp đồng là một vấn đề quan trọng đối với chủ thể tham gia. Chính vì vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng và đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật dân sự. Từ lâu hợp đồng được biết đến như một giao dịch không thể thiếu của mỗi thành viên trong xã hội. Trong đó các bên tham gia giao kết hợp đồng để trao đổi, mua bán là một hoạt động mang tính chất thường xuyên và phổ biến. Ngày nay, nền kinh tế, xã hội càng văn minh thì vấn đề giao kết hợp đồng càng được coi trọng hơn. Điều quan trọng ở đây chúng ta cần hiểu rõ hợp đồng Dân sự là một giao dịch Dân sự, trong đó các bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự cho nhau... Những quy định này trong pháp luật Việt Nam có thể xem là điểm rất tiến bộ, tương đồng với hệ thống pháp luật quốc gia trên thế giới và những hiệp ước mà nước ta đang là thành viên. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại những bất cập như chồng chéo, không rõ ràng, chưa mang lại hiệu quả cao khi áp dụng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về hủy hợp đồng dân sự và công chứng văn bản hủy hợp đồng có ý nghĩa cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đề bài có nêu: “Sau khi hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được công chứng viên chứng nhận, do phát sinh một số bất đồng nên ông A (người trúng đấu giá) và Ngân hàng X (người có tài sản) thống nhất đề nghị hủy bỏ hợp đồng đã công chứng đó? Là công chứng viên, anh (chị) hãy giải quyết tình huống này? Anh (chị) hãy cho biết những bất cập trong quy định của pháp luật về hủy hợp đồng?”. Để giải quyết những nội dung này học viên sẽ giải quyết thông quan nội dung của bài làm. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Những nội dung liên quan đến đề bài 1.1. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá Hợp đồng được quy tại Bộ luật dân sự năm 2015 là: “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lâp, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia, cùng nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định, thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ đó. 1 Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì bán đấu giá là “bán theo phương thức để cho những người mua trả giá công khai, ai trả giá cao nhất thì bán 1”. Định nghĩa này đã nêu lên một số đặc trưng của hoạt động bán đấu giá tài sản (nhiều người muốn mua, trả giá công khai, tài sản sẽ được bán cho người trả giá cao nhất). Theo Từ điển Luật học thì bán đấu giá tài sản là “hình thức bán công khai một tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài sản 2”. Định nghĩa này đã bổ sung một đặc trưng của bán đấu giá tài sản, đó là việc người mua được tài sảnbphải là người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm. Theo quy định của pháp luật, khái niệm bán đấu giá tài sản được xem xét trong từng lĩnh vực cụ thể. Theo quy định tại Luật thương mại năm 2005: “đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất3”. Theo quy định tại khoản 2 điều 185 Luật thương mại năm 2005 thì việc đấu giá hàng hóa được thực hiện theo một trong hai phương thức: phương thức trả giá lên (người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng) hoặc phương thức đặt giá xuống (người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn giá khởi điểm là người có quyền mua hàng). Luật đấu giá tài sản năm 2016 đã đưa ra khái niệm: “Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật này4”. Căn cứ vào bản chất của Luật đấu giá tài sản năm 2016 là quan hệ dân sự về mua bán tài sản thông qua hình thức đấu giá nhằm bán được tài sản với mức cao nhất. Hoạt động bán đấu giá tài sản có những đặc điểm sau: bán đấu giá tài sản là hình thức bán công khai theo nguyên tắc và thủ tục luật định; có từ hai chủ thể trở lên tham gia đấu giá; phương thức bán đấu giá là phương thức trả giá lên; người được mua tài sản là người trả giá cao nhất. Theo quy định tại Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì tài sản đấu giá có hai loại gồm: “Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá; Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ 1 2 Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, tr.67. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách Khoa – Nxb. Tư pháp. Hà Nội, tr.31. 3 4 Khoản 1 điều 185 Luật thương mại năm 2005. Khoản 2 điều 5 Luật đấu giá tài sản năm 2016. 2 tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản 5”. Như vậy, tài sản được đấu giá rất phong phú và đa dạng. Luật đấu giá tài sản không định nghĩa thế nào là hợp đồng đấu giá tài sản là chỉ quy định “Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này6”. Cũng như quyền và nghĩa vụ của người đấu giá tài sản, tổ chức đấu giá tài sản. 1.2. Những vấn đề lý luận về hủy bỏ hợp đồng 1.2.1. Khái niệm hủy bỏ hợp đồng Hợp đồng là hình thức pháp lý và là phương tiện để biến các dự định hoặc kế hoạch kinh doanh trở thành hiện thực. Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo Đại Từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin xuất bản năm 1998 thì: “Huỷ bỏ là bỏ đi, không coi là còn giá trị”. Còn theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp do Nhà xuất bản Tư pháp và Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa xuất bản năm 2006 thì: “Huỷ bỏ là làm cho văn bản đã lập không còn hiệu lực pháp luật”. Như vậy, hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia, cùng nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định, đây còn là sự thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ đó. Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được giao kết hợp pháp theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Hủy bỏ hợp đồng là việc một bên vi phạm những thỏa thuận được nêu trong hợp đồng và đó là căn cứ để chấm dứt thực hiện nghĩa vụ giữa các bên hoặc do luật định. Theo đó, các bên cùng thống nhất hủy bỏ việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong trường hợp việc thực hiện này không còn phù hợp với lợi ích của các bên. Trong một số trường hợp khác, hủy bỏ hợp đồng được thực hiện theo ý chí của một bên khi có các hành vi vi phạm hợp đồng 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành a. Về điều kiện hủy bỏ hợp đồng 5 6 Điều 4 Luật đấu giá tài sản năm 2016. Khoản 1 điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016. 3 Theo nguyên tắc, các bên không được quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không được sự đồng ý của bên đối tác. Việc hủy bỏ hợp đồng được pháp luật quy định cụ thể. Về điều kiện theo quy định tại điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015: “1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c) Trường hợp khác do luật quy định”. Hủy bỏ hợp đồng là một trong những quyền của các bên giao kết hợp đồng khi điều kiện hủy bỏ hợp đồng xảy ra. Theo quy định trên, khi có sự vi phạm hợp đồng thì sẽ trở thành điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng sẽ chấm dứt. - Đối với trường hợp một bên vi phạm hợp đồng chỉ được coi là điều kiện hủy bỏ hợp đồng nếu các bên đã thỏa thuận từ trước, sự vi phạm này có thể là nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng, có thể là sự vi phạm bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, thì bên bị vi phạm có quyền hủy bỏ hợp đồng. - Trường hợp một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì không phải dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. Sự vi phạm nghĩa vụ của một bên luôn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia hoặc làm ảnh hưởng tới mục đích giao kết hợp đồng của bên kia. Nhưng sự vi phạm nghiêm trọng đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì hợp đồng buộc phải hủy bỏ. - Ngoài trường hợp các bên thỏa thuận hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng, các bên còn có thể hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp khác do luật quy định. Việc hủy bỏ có thể xảy ra ngay cả khi không có sự vi phạm của bất cứ bên nào trong hợp đồng mà có thể vì lý do khách quan dẫn đến mục đích giao kết hợp đồng không thể đạt được hoặc có các quy định trong Luật chuyên ngành khác thì nếu các bên không có thỏa thuận sẽ căn cứ vào các quy định này để xác định quyền hủy bỏ hợp đồng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Bộ luật dân sự năm 2015 giải thích: “Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” (Khoản 2 điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015). Đồng thời, Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng giữ nguyên nghĩa vụ của bên hủy bỏ hợp đồng là phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, trường hợp bên hủy bỏ không thông báo ngay mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia (khoản 3). Tuy nhiên, khi xảy ra các điều kiện hủy bỏ hợp đồng thì bên có quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng của mình. b. Một số trường hợp phát sinh hủy bỏ hợp đồng cụ thể 4 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định riêng về hợp đồng dân sự bị hủy bỏ một trong những trường hợp sau: Thứ nhất, hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng; Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên , hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này” (Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2015). Cơ sở của sự hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này là sự vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng của một bên, tuy là sự vi phạm nghĩa vụ nhưng sự vi phạm này không nghiêm trọng đến mức một bên không thể đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Theo đó, căn cứ vào lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện trong một thời gian hợp lý tức là do ý chí chủ quan của bên có nghĩa vụ, không phải do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc do lỗi của bên có quyền thì bên có quyền hoàn toàn có thể hủy bỏ thực hiện hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp có sự vi phạm nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong thời hạn nhất định, nhưng mức độ của sự vi phạm là nghiêm trọng hơn, cụ thể là do thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn nên hợp đồng không đạt được mục đích thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và bên có nghĩa vụ phải chịu những hậu quả do hợp đồng bị hủy bỏ. Bên có quyền phải chứng minh được do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không thực hiện trong thời hạn nhất định, để tránh tình trạng tự ý hủy bỏ hợp đồng của bên có quyền. Thứ hai, hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện Điều 425 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này có thể không xuất phát từ sự vi phạm của các bên. Bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ có thể do không có đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện nghĩa vụ (khả năng tài chính, khả năng tay nghề, khả năng về trình độ,…) hoặc cũng có thể vì 5
Tài liệu liên quan
Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự – Thẩm Quyền Của Tòa Án
Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự - Thẩm Quyền Của Tòa Án Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự…
Đề tài công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng công chứng nguyễn thị mai
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành luật công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng…
bài thu hoạch nghề công chứng về biện pháp đảm bao công chứng
Bài Thu Hoạch Đào Tạo Nghề Công Chứng về biện pháp đảm bao công chứng dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành pháp…
Đề Tài Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM với nội dung về đề tài hợp đồng mua bán hàng hóa theo…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
Tiểu luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam
Tiểu luận môn: Luật sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại việt nam – thực trạng và giải pháp chương…
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…