Tiểu luận Phân Tích Mở Rộng,Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Đối Ngoại

5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu Luận :Giải Pháp Tiếp Tục Mở Rộng, Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Đối Ngoại, Tích Cực, Chủ Động Hội Nhập vấn đề “Nhiệm vụ mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập” là hết sức cần thiết.

16 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 55
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu Tiểu luận Phân Tích Mở Rộng,Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Đối Ngoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI :GIẢI PHÁP TIẾP TỤC MỞ RỘNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI, TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 NỘI DUNG...........................................................................................................2 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI, TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP........2 1.1. Tính tất yếu khách quan phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập........................................................................2 1.2. Nhiệm vụ mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập........................................................................................................5 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NƯỚC TA9 2.1. Những thành tựu nổi bật.................................................................................9 2.2. Một số tồn tại, hạn chế.................................................................................11 3. GIẢI PHÁP TIẾP TỤC MỞ RỘNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI, TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP....................................12 3.1. Giữ vững sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế, xã hội......................12 3.2. Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.................12 3.3. Củng cố và mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu..........................................13 3.4. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế đối ngoại...............13 3.5. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với kinh tế đối ngoại......................................................................................14 KẾT LUẬN........................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................15 MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế đối ngoại là một trong những định hướng lớn của nền kinh tế Việt Nam. Với nền tảng là một nước nông nghiệp lạc hậu, giải pháp để phát triển đất nước trong xu thế chung toàn cầu hóa chính là mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại thông qua tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trong từng giai đoạn lịch sử, Việt Nam luôn thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại linh hoạt, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới lầm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng do tác động của đại dịch Covid-19. Sự cạnh tranh giữa các nước về kinh tế, thị trường, nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao ngày càng gay gắt. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn với mọi quốc gia. Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế và niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn, có mặt gay gắt hơn. Nền kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc phát triển văn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường còn có biểu hiện chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày càng đặt ra yêu cầu cao. Tình hình đó càng đòi hỏi phải tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Nhiệm vụ mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập” là hết sức cần thiết. 1 NỘI DUNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI, TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP 1.1. Tính tất yếu khách quan phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập 1.1.1. Khái niệm, các hình thức cơ bản của kinh tế đối ngoại * Khái niệm kinh tế đối ngoại Kinh tế đối ngoại “là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác hoặc với các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng”1. * Các hình thức cơ bản của kinh tế đối ngoại Kinh tế đối ngoại có các hình thức chủ yếu là: Ngoại thương; Hợp tác trong sản xuất; Đầu tư quốc tế; Hợp tác khoa học và công nghệ; Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ... 1.1.2. Tính tất yếu khách quan phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập là yêu cầu đòi hỏi khách quan, bởi vì: Một là, xuất phát từ vai trò kinh tế đối ngoại Phát triển kinh tế đối ngoại góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực. Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế, là phương thức hữu hiệu và cầu nối quan trọng trong việc đưa hàng hóa của các quốc gia thâm nhập vào thị trường nước ngoài; là điều kiện quan trọng để quốc gia tiếp cận và hợp tác với nhiều quốc gia khác, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, các trung tâm kinh tế, công nghệ thế giới; góp phần nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy thị trường trong nước tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê nin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.183 1 2 Hoạt động kinh tế đối ngoại thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần tích lũy vốn phục vụ phát triển đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Nhờ nguồn vốn FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), tình trạng thiếu vốn của các nước đang phát triển được điều hòa, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách thông qua nộp thuế, góp phần gia tăng nguồn vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy hình thành vòng tuần hoàn phát triển của kinh tế đất nước. Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Không chỉ tạo ra nhiều ngành nghề sản xuất mới, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở trong nước, hoạt động kinh tế đối ngoại còn thúc đẩy xuất khẩu lao động, thu hút khách du lịch nước ngoài mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài. Hai là, xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã tạo khả năng và điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Dưới chủ nghĩa tư bản đã diễn ra xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế. Đó là xu hướng tiến bộ của sự phát triển lực lượng sản xuất, làm cho quá trình phân công lao động và hợp tác kinh tế giữa các nước mở rộng hơn, quan hệ kinh tế mỗi nước phát triển vượt khỏi biên giới quốc gia, hòa nhập vào thị trường thế giới. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại diễn ra mạnh mẽ. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển với tốc độ rất nhanh, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống; vòng đời của công nghệ và sản phẩm càng ngắn lại. Do đó, đòi hỏi công tác nghiên cứu và triển khai, ứng dụng phải hết sức khẩn trương. Điều này vượt khỏi khả năng và điều kiện của mỗi nước, vì vậy, cần phải mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tập trung vốn, nhân lực khoa học, phương tiện… để giải quyết. Hơn nữa, có những lĩnh vực mà một nước không thể tự giải quyết được triệt để và có hiệu quả nếu không có sự hợp tác quốc tế như: bảo vệ môi trường, dịch bệnh, chinh phục vũ trụ, thăm dò, khai thác đại dương… Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, tính chất xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu 3

Tài liệu liên quan

Tiểu Luận Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Tiểu Luận Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm, vị trí vai trò như thế nào…
10 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 76
Lượt tải: 0

Phân Tích Tính Đa Dạng Của Các Nước Đang Phát Triển.Vận Dụng Tại Việt Nam

Tiểu luận phân tích tính đa dạng của các nước đang phát triển.vận dụng tại việt nam. Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày sự hiểu biết của mình về…
10 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 15/12/2023
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0

Tiêu Luận Tình Huống Về Quyền Tác Giả Có Yếu Tố Nước Ngoài

Tiêu Luận Tình Huống Về Quyền Tác Giả Có Yếu Tố Nước Ngoài Sưu tầm một tình huống/vụ việc có thật hoặc xây dựng một tình huống/vụ việc giả định…
8 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 13/12/2023
Lượt xem: 43
Lượt tải: 0

Khóa Luận Vai Trò Của Một Số Chủ Thể Tham Gia Thị Trường Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Việt Nam

Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Của Một Số Chủ Thể Tham Gia Thị Trường Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Việt Nam Trên cơ sở…
9 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 12/12/2023
Lượt xem: 69
Lượt tải: 0

Solutions To Develop Sales By E Commerce In Vietnam

Giải Pháp Phát Triển Bán Hàng Bằng Thương Mại Điện Tử Tại Việt Nam Solutions To Develop Sales By E-Commerce In Vietnam During the writing of this graduation thesis, I…
77 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 09/12/2023
Lượt xem: 34
Lượt tải: 0

Phát Triển Khách Hàng Của Công Ty Vận Tải Airseaglobal Việt Nam

Báo Cáo Thực Tập Phát Triển Khách Hàng Của Công Ty Cổ Phần Airseaglobal Việt Nam dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm ngành kinh tế
62 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 09/12/2023
Lượt xem: 49
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 236
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 173
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 150
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 149
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 144
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 124
Lượt tải: 0