Tiểu Luận Xác Minh, Giám Định Trong Hoạt Động Công Chứng, 9 điểm
Tiểu luận xác minh, giám định trong hoạt động công chứng – thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật. Bìa dành cho các bạn sinh viên tìm kiếm bài thu hoạch về pháp luật công chứng
Bạn đang xem trước 5 trang tài liệu Tiểu Luận Xác Minh, Giám Định Trong Hoạt Động Công Chứng, 9 điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: XÁC MINH, GIÁM ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG - THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT. BÌA MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT...............................................................................3 I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4 4. Tổng quan nghiên cứu...........................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 6. Kết cấu tiểu luận....................................................................................................5 II. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................6 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG VÀ XÁC MINH, GIÁM ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG........................................6 1.1. Hoạt động công chứng......................................................................................6 1.2. Xác minh, giám định trong hoạt động công chứng...........................................9 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN XÁC MINH, GIÁM ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG..........................................................................................12 2.1 Những mặt đạt được........................................................................................12 2.2 Những mặt hạn chế..........................................................................................13 2.3 Tình huống minh họa.......................................................................................13 3. NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT.............................14 3.1 Nguyên nhân....................................................................................................14 3.2 Giải pháp, kiến nghị - đề xuất..........................................................................15 III. PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................18 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Hoạt động công chứng HĐCC Văn phòng công chứng VPCC Công chứng viên CCV I. II. PHẦN NỘI DUNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG VÀ XÁC MINH, GIÁM ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 1.1. Hoạt động công chứng 1.1.1 Khái niệm Hoạt động công chứng (HĐCC) là một hoạt động bổ trợ tư pháp diễn ra phổ biến, được quy định bởi pháp luật và là điều kiện tiên quyết của một sô giao dịch dân sự, một số văn bản nhất định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.” Nói một cách đơn giản, công chứng là cơ sở đảm bảo cho tính hợp pháp của giao dịch, văn bản, giảm thiểu tính rủi ro đối với những giao dịch, văn bản đó. 1.1.2 Đặc điểm Từ định nghĩa trên trong quy định của pháp luật, ta có thể rút ra một số đặc điểm của HĐCC như sau: Thứ nhất, về chủ thể thực hiện HĐCC: Theo quy định của pháp luật công chứng hiện nay, HĐCC được diễn bởi hai loại chủ thể: Công chứng viên (CCV) của các tổ chức hành nghề công chứng. Cụ thể khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014 nêu rõ: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.” Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước nước ngoài. Cụ thể tại Điều 78 Luật Công chứng 2014 là: “Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam…” Thứ hai, về đối tượng của HĐCC: HĐCC được thực hiện với các đối tượng bao gồm: hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản; bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Trên thực tế, một số giao dịch, văn bản theo quy định của pháp luật bắt buộc phải được công chứng, chứng thực như hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, xe cộ,... Bên cạnh đó, có nhiều văn bản không quy định bắt buộc phải công chứng. Thứ ba, về nội dung của HĐCC: Nội dung của HĐCC là chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, hoặc của bản dịch giấy tờ, từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Tính xác thực được đề cập tới được hiểu là xác thực chính xác những thông tin về thời gian, địa điểm diễn ra việc giao kết hợp đồng, giao dịch; xác định đúng người yêu cầu công chứng (trên cơ sở giấy tờ tùy thân, tài liệu về tình trạng hôn nhân, …) cũng như năng lực hành vi của người yêu cầu công chứng tại thời điểm công chứng; xác định đúng đối tượng của hợp đồng, giao dịch; xác định đúng nội dung các điều khoản của hợp đồng, giao dịch (dựa trên ý chí của các bên giao kết); tính chính xác của giấy tờ văn bản tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (bản dịch). Tính hợp pháp còn được hiểu là việc xác lập và giao kết hợp đồng, giao dịch phải tuân thủ đúng thủ tục mà pháp luật quy định. Đồng thời các điều khoản, thỏa thuận trong hợp đồng giao dịch có nội dung không được trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội. Có nghĩa là, “chỉ các hợp đồng giao dịch hợp pháp mới được CCV xác nhận, những hợp đồng giao dịch bất hợp pháp sẽ bị từ chối công chứng. Điều này cũng tương tự đối với việc công chứng các bản dịch” 1. Chính đặc điểm này của công chứng làm cho HĐCC có chức năng đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, ngăn ngừa được các hành vi vi phạm pháp luật, các tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân tổ chức có liên quan. Thứ tư, về phạm vi công chứng: Luật Công chứng 2014 không quy định cụ thể chi tiết về phạm vi những hợp đồng giao dịch, bản dịch nào bắt buộc phải thực hiện việc công chứng nhưng tại các văn bản pháp luật chuyên ngành khác quy định một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng như hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013); hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014); … Ngoài các trường hợp theo quy định của pháp luật phải bắt buộc công chứng, người thực hiện giao dịch thì các hợp đồng, giao dịch, bản dịch có thể được thực hiện HĐCC khi người yêu cầu công chứng tự nguyện yêu cầu công chứng và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 1 Dương Anh (2020), Tìm hiểu một số vấn đề về hoạt động công chứng, Trang thông tin điện tử Sở tư pháp tỉnh Quảng Bình, https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/tim-hieu-mot-so-van-de-ve-hoat-dong-cong-chung.htm, truy cập ngày 09/05/2022
Tài liệu liên quan
Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự – Thẩm Quyền Của Tòa Án
Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự - Thẩm Quyền Của Tòa Án Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự…
Đề tài công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng công chứng nguyễn thị mai
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành luật công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng…
bài thu hoạch nghề công chứng về biện pháp đảm bao công chứng
Bài Thu Hoạch Đào Tạo Nghề Công Chứng về biện pháp đảm bao công chứng dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành pháp…
Đề Tài Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM với nội dung về đề tài hợp đồng mua bán hàng hóa theo…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
Tiểu luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam
Tiểu luận môn: Luật sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại việt nam – thực trạng và giải pháp chương…
Xem nhiều nhất
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…