Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 (Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017

Rate this document

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 (Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017) Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) (“BLHS năm 2015”) và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

41 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 11/12/2023
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 12 trang tài liệu Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 (Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA LUẬT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017) Ngành: ................ Giảng viên hướng dẫn: ...... Sinh viên thực hiện: ...... MSSV:.............. Lớp: ............ Tp. Hồ Chí Minh - 2023 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA LUẬT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017) Ngành: ................ Giảng viên hướng dẫn: ...... Sinh viên thực hiện: ...... MSSV:.............. Lớp: ............ Tp. Hồ Chí Minh - 2023 4 LỜI CẢM ƠN Sinh viên tự viết lời cảm ơn nhưng phải đảm bảo tính trang trọng, tôn nghiêm đối với giảng viên hướng dẫn, đối với nhà trường và những người thân của sinh viên (nếu sinh viên muốn gửi lời cảm ơn). Sinh viên ........................................ LỜI CAM ĐOAN Tôi tên....................................................................., MSSV: ................................... Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định); Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình nghiên cứu và thực tế KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và pháp luật. Sinh viên ........................................ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................7 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài.............................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................8 5. Kết cấu của đề tài.....................................................................................................9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)...........................................10 1.1. Khái quát về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản................................10 1.1.1. Khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...............................10 1.1.2. Đặc điểm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản................................12 1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.............14 1.2. Phân biệt tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác về xâm phạm sở hữu.................................................................................................................18 1.2.1. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản.. .............................................................................................................................. 18 1.2.2. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội tham ô tài sản...............20 1.3. Quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản................21 1.3.1. Quy định pháp luật về định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ..........................................................................................................................21 1.3.2. Quy định pháp luật về quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.........................................................................................................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................25 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN..............................................................................................................................26 2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản........................................................................................................26 2.1.1. Thực tiễn định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 26 2.1.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ..........................................................................................................................27 2.1.3. Đánh giá kết quả và hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...............................29 2.2. Giải pháp hoàn thiện bảo đảm việc áp dụng đúng đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.............................................................................................31 2.2.1. Nhóm giải pháp về pháp luật...........................................................................32 2.2.2. Nhóm giải pháp khác.......................................................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................36 KẾT LUẬN.......................................................................................................................37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................38 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Liên quan đến quyền con người, một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất thường được Nhà nước và pháp luật quan tâm chính là quyền sở hữu tài sản. Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định rằng: "Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác".1 Trong các hình thái xã hội khác nhau, để bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của con người và xử lý những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu của con người, Nhà nước đặt ra những hình thức trách nhiệm pháp lý nhất định cùng với các chế tài (cả về dân sự, hành chính và hình sự) áp dụng cho các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản phổ biến, đặc biệt trong kinh doanh và đời sống thường nhật. Tội phạm xảy ra gây nhiều biến động trong xã hội, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tài sản của Nhà nước, tình hình an ninh - trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ hợp pháp của những người xung quanh. Tội danh này được quy định trong pháp luật hình sự từ sớm nhưng có sự phân biệt về chủ thể sở hữu tài sản. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 1985 quy định thành hai tội danh gồm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên từ Bộ luật Hình sự năm 1999, hai tội danh này đã được quy định thành một tội duy nhất, đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và có quy định chi tiết, cụ thể hơn ki Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời. Mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong quy định pháp luật và quan điểm lập pháp, tuy nhiên quá trình áp dụng pháp luật vẫn còn gặp phải những vướng mắc bất cập nhất định khi xác định tội danh, quyết định hình phạt, hay vấn đề “hình sự hóa” các quan hệ dân sự - quan 1 Quốc hội (2013), Điều 32 Hiến pháp ngày 28 tháng 11 năm 2013. 9 hệ kinh tế và “phi hình sự hoá”,... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm của Nhà nước. Xuất phát từ những lý do nêu trên, để có góc nhìn tổng quan và rõ nét về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, em đã lựa chọn đề tài: "Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)" làm đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) (“BLHS năm 2015”) và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi nội dung: quy định của BLHS năm 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - Phạm vi thời gian: theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể theo BLHS năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu thông qua các phương pháp sau đây: - Phương pháp luận: Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm về duy vật biện chứng, ý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đảm bảo thống nhất, tuân theo xuyên suốt với những chủ trương, đường lối của 10 Đảng, chính sách của Nhà nước và Pháp luật về điều kiện kinh doanh giáo dục tại Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích: đây là phương pháp phân chia những vấn đề chung, khái quát nhất thành những phần nội dung nhỏ, những bộ phận khác nhau. Thông qua phương pháp này có thể nghiên cứu sâu sắc hơn, rõ ràng và chi tiết hơn các nội dung đề ra và nhận biết được sự tồn tại của các mối quan hệ, tính phụ thuộc bên trong nội dung đó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong việc tìm hiểu và phân tích quy định pháp luật. + Phương pháp tổng hợp: phương pháp tổng hợp được áp dụng tại bài báo cáo nhằm liên kết, thống nhất những kết luận thuộc bộ phận nội dung đã được phân tích nhằm đánh giá khái quát lại toàn bộ vấn đề. Bởi vậy, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích luôn song hành với nhau giúp bài viết đưa ra được cái nhìn, nhận thức sâu sắc hơn về tổng thể vấn đề đưa ra. + Phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá được sử dụng thông qua việc đưa nhận thức, quan điểm của chính học viên về vấn đề nghiên cứu để tạo ra cách nhìn, nhận định khách quan nhất. Chính bởi xuất phát từ quan điểm của học viên nên phương pháp này được sử dụng tại hầu hết toàn bộ nội dung bài báo cáo, đặc biệt là khi chỉ ra những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật cùng đề xuất phương án giải quyết vấn đề. Ngoài ra, một số phương pháp khác như: phương pháp quy nạp, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, ... cũng được vận dụng một cách hài hòa, linh hoạt nhằm đạt được mục đích cuối cùng của bài Báo cáo được đề ra. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Báo cáo được chia làm 2 chương gồm: 11 - Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và kiến nghị hoàn thiện CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) 1.1. Khái quát về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.1.1. Khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trước hết, xét về mặt ngôn ngữ học, để hiểu nội dung của thuật ngữ “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, ta xem xét khái niệm của từng thành phần cấu tạo nên thuật ngữ này. Theo Từ điển tiếng Việt, lạm dụng được định nghĩa là “dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn”2. Tín nhiệm được hiểu là “tin tưởng mà giao phó, trông cậy vào nhiệm vụ, sự việc cụ thể nào đó”3. Còn chiếm đoạt là “chiếm của người làm của mình, bằng cách dựa vào vũ lực, quyền thế”4. Như vậy, dựa vào các khái niệm trên có thể hiểu “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là hành vi lợi dụng sự tin tưởng của người khác để biến tài sản của người khác trở thành của mình, xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác. Về mặt khoa học pháp lý, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra cách định nghĩa về thuật ngữ này, cụ thể như sau: Tác giả Dương Thị Hải Yến lại Luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu về “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ 2 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.538. 3 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.1646 4 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.151 12

Tài liệu liên quan

Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự – Thẩm Quyền Của Tòa Án

Tiểu Luận Môn Tố Tụng Dân Sự - Thẩm Quyền Của Tòa Án Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự…
11 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 19/12/2023
Lượt xem: 91
Lượt tải: 0

Đề tài công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng công chứng nguyễn thị mai

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành luật công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng…
35 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 141
Lượt tải: 0

bài thu hoạch nghề công chứng về biện pháp đảm bao công chứng

Bài Thu Hoạch Đào Tạo Nghề Công Chứng về biện pháp đảm bao công chứng dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm bài tiểu luận về ngành pháp…
14 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 46
Lượt tải: 0

Đề Tài Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM với nội dung về đề tài hợp đồng mua bán hàng hóa theo…
47 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 144
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 156
Lượt tải: 0

Tiểu luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam

Tiểu luận môn: Luật sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại việt nam – thực trạng và giải pháp chương…
13 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 72
Lượt tải: 0

Xem nhiều nhất

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
15 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 294
Lượt tải: 0

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên

Báo cáo thực tập tại công ty cơ khí đúc thép gang Thái Nguyên, Qua thời gian thực một tháng được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết…
26 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 05/12/2023
Lượt xem: 208
Lượt tải: 0

Kế Toán Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Cty Du Lịch Biển Đông Mũi Né

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Doanh Thu,Chi Phí , Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Biển Đông Mũi Né Qua việc nghiên cứu đề…
50 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 192
Lượt tải: 0

Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đìnhvà Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin Về Vấn Đề Gia Đình Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
22 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 04/12/2023
Lượt xem: 191
Lượt tải: 0

Kế Toán Bán Hàng Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Thực Phẩm Vạn Phúc

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vạn Phúc danh cho các bạn sinh viên tìm…
30 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 06/12/2023
Lượt xem: 168
Lượt tải: 0

Pháp Luật Về Công Chứng Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Thực Tiễn Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Thị Hoàn

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành luật kinh doanh pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn tại văn phòng công…
44 trang
Chia sẻ: Nhi
Ngày: 18/12/2023
Lượt xem: 156
Lượt tải: 0